Bệnh đường hô hấp trở nên phổ biến hơn khi thời tiết bước vào giai đoạn giao mùa. Ngoài người già và phụ nữ mang thai thì viêm họng cấp ở trẻ đang có xu hướng gia tăng. Cha mẹ cần đặc biệt cẩn thận.
Viêm họng cấp ở trẻ có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có các nguyên nhân phổ biến như virus và vi khuẩn. Khi thời tiết giao mùa, bệnh viêm họng cấp ở trẻ nói riêng và các bệnh đường hô hấp nói chung đang đặc biệt gia tăng.
Viêm họng cấp xảy ra khi niêm mạc họng bị viêm trong thời gian dưới 4 tuần.
1. Những dạng viêm họng cấp ở trẻ và cách xử trí khi thời tiết giao mùa
1.1. Viêm họng cấp do virus
Theo thống kê thì viêm họng ở t.rẻ e.m có 70 – 80% nguyên nhân là do virus. Những chủng virus gây bệnh viêm họng ở t.rẻ e.m chủ yếu là Influenza virus, Rhino virus và Adeno virus.
Dấu hiệu trẻ bị viêm họng do virus
Khi bị nhiễm virus, đặc trưng phổ biến là bị sốt, đau họng kèm ho và chảy mũi nhẹ. Tuy nhiên chỉ đơn thuần với các dấu hiệu vừa kể trên thì rất khó để mẹ có thể nhận biết được là bé đang bị nhiễm virus hay vi khuẩn.
Theo thống kê thì viêm họng ở t.rẻ e.m có 70 – 80% nguyên nhân là do virus (Ảnh: Internet)
Do vậy nên đưa trẻ tới cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám. Thông thường thì thăm khám sẽ giúp bác sĩ xác định được là trẻ đang bị viêm họng do virus hay không với các triệu chứng như:
– Họng đỏ, niêm mạc hồng
– Lưỡi hồng, ướt, miệng không có mùi hôi
– Không xuất hiện ở mủ và thành họng
– Dịch mũi trong
– Ho nhẹ nhưng nghe phổi thấy êm và thở bình thường.
Thông qua xét nghiệm m.áu để kiểm tra xem bạch cầu có tăng hay không, có xảy ra phản ứng viêm CRP không và xác định âm tính hay dương tính với những chủng virus cúm.
Xử trí khi trẻ bị viêm họng cấp do virus
Các bác sĩ cho biết, thường thì với trẻ bị viêm họng cấp do virus sẽ không chỉ đình dùng kháng sinh do kháng sinh không có hiệu quả nên không thực sự cần thiết.
Trường hợp chỉ định dùng kháng sinh là khi trẻ gặp phải các đợt cúm nguy hiểm với nguy cơ bị biến chứng ở mức cao.
Bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp giúp giảm nhẹ triệu chứng khi trẻ bị viêm họng do virus (Ảnh: Internet)
Các loại thuốc phổ biến sử dụng khi trẻ bị viêm họng do virus là thuốc hạ sốt, bù nước hoặc bù điện giải. Các thuốc hỗ trợ giảm ho. Nhìn chung là thuốc giúp giảm nhẹ triệu chứng của bệnh. Lưu ý thêm, khi chăm sóc trẻ bị viêm họng do virus, cha mẹ cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp và để trẻ nghỉ ngơi đồng thời cách ly an toàn.
Viêm họng do virus ở trẻ kéo dài bao lâu?
Tùy từng mức độ bệnh mà trẻ sẽ ổn định sau khoảng từ 5 – 7 ngày.
Viêm họng do virus có nguy hiểm không?
Các biến chứng phổ biến của viêm họng do virus là viêm phổi do virus, biến chứng viêm màng não, biến chứng bội nhiễm dẫn tới tăng nguy cơ bị viêm mũi họng do vi khuẩn sau khi bị viêm họng do virus.
Về lâu dài có thể dẫn tới bội nhiễm viêm phổi hay viêm phế quản. Do đó mà việc quan trọng chính là theo dõi sát sao các triệu chứng và thay đổi bất thường ở trẻ khi chăm sóc trẻ bị viêm họng cấp do virus.
1.2. Viêm họng cấp ở trẻ do vi khuẩn
Theo thống kê, viêm họng do vi khuẩn ở t.rẻ e.m chiếm tỷ lệ từ 20 – 25%.
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm họng do vi khuẩn
Cũng như viêm họng thông thường, trẻ bị viêm họng do vi khuẩn cũng sẽ có một số triệu chứng nhận biết đặc trưng như đau họng, bị sốt và ho nhẹ. Tuy nhiên, khi thăm khám thì trẻ bị viêm họng do vi khuẩn sẽ có các biểu hiện khác như:
– Môi khô, lưỡi bẩn, miệng có mùi hôi
Trẻ bị viêm họng do vi khuẩn thường có biểu hiện: môi khô, lưỡi bẩn, miệng có mùi hôi (Ảnh: Internet)
– Thành họng và amidan có dấu hiệu sưng nề, màu đỏ và có thể xuất hiện thêm các nốt mủ trắng bẩn, nhất là ở amidan.
Những nốt mủ trắng này là triệu chứng đặc trưng giúp phân biệt được là trẻ bị viêm họng do virus hay viêm họng do vi khuẩn.
Ngoài ra một số xét nghiệm có thể được chỉ định cho trẻ thực hiện như xét nghiệm kiểm tra nồng độ bạch cầu trong m.áu hay CRP.
Xử trí khi trẻ bị viêm họng cấp do vi khuẩn
Viêm họng cấp ở trẻ nếu nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn thì việc điều trị kháng sinh là cần thiết. Thời gian điều trị kháng sinh thông thường là 7 ngày.
Ngoài ra cha mẹ cần có thêm một số phương pháp giúp bù nước và điện giải cho bé nếu như bé bị sốt cao, sốt kéo dài. Đồng thời cần có chế độ dinh dưỡng thích hợp giúp nâng cao thể trạng và bù sức.
Viêm họng cấp do vi khuẩn có nguy hiểm không?
Các biến chứng của viêm họng cấp do vi khuẩn đặc biệt nguy hiểm, trong đó có những biến chứng phổ biến cần đề phòng như bị áp- xe amidan, áp-xe thành sau họng, bị viêm mũi xoang hay viêm phế quản phổi.
Cần đề phòng các biến chứng viêm họng cấp do vi khuẩn ở trẻ (Ảnh: Internet)
2. Phân biệt với thể viêm họng cấp do liên cầu
Viêm họng cấp do liên cầu là một thể viêm họng cực kì nguy hiểm do bệnh có thể biến chứng sau viêm khớp cấp, viêm màng trong tim cấp hay bệnh trở thành mạn tính gây hẹp hở van tim, viêm cầu thận cấp,…
Do cấu tạo vỏ của vi khuẩn gần giống cấu tạo của tổ chức liên kết (bao khớp, màng tim, màng thận…) khi bị nhiễm liên cầu khuẩn, cơ thể phản ứng sinh ra kháng thể chống vi khuẩn, đồng thời kháng thể này cũng dung giải luôn chính tổ chức của mình gây nên bệnh thấp khớp cấp, viêm cầu thận, viêm màng tim (thấp tim)…
Dấu hiệu nhận biết khó khăn, dễ nhầm lẫn
Viêm họng cấp do liên cầu thường không có triệu chứng khác biệt đặc trưng so với các thể viêm họng cấp khác. Chính bởi vậy mà việc phát hiện cũng trở nên khó khăn hơn. Khi chẩn đoán cần phải dựa vào kết quản xét nghiệm nuôi cấy hay soi tươi dịch họng để tìm kiếm liên cầu khuẩn.
3. Một số lưu ý khác khi trẻ bị viêm họng cấp
Thời tiết chuyển mùa, ngoài việc chăm sóc bảo vệ đường hô hấp giúp trẻ tránh khỏi nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới virus hay vi khuẩn thì khi chăm sóc trẻ bị bệnh, cha mẹ cũng cần lưu ý tới những vấn đề sau:
– Tuyệt đối không lạm dụng thuốc kháng sinh khi điều trị viêm họng ở trẻ. Tùy từng thể bệnh khác nhau mà bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp. Không nên tự ý mua thuốc cho trẻ uống, có thể dẫn tới tình trạng kháng kháng sinh.
Cha mẹ cần thận trọng khi cho trẻ dùng thuốc, không tự ý mua mà không có chỉ dẫn của bác sĩ (Ảnh: Internet)
– Cần đặc biệt lưu ý nếu như trẻ bị viêm họng thuộc các nhóm đối tượng sau:
Trẻ sinh non
Trẻ sơ sinh
Trẻ bị suy dinh dưỡng
Trẻ bị mắc bệnh tim bẩm sinh.
Nguyên nhân là do những trẻ này thường có sức đề kháng yếu nên nguy cơ gặp phải các biến chứng cũng cao hơn. Những biến chứng nguy hiểm do viêm họng có thể kể tới như viêm phổi, viêm phế quản phổi, viêm não, viêm màng não hay n.hiễm t.rùng m.áu.
– Có chế độ dinh dưỡng khoa học, giúp trẻ phục hồi sức khỏe nhanh hơn
– Bảo vệ họng, đường hô hấp, tránh cho bị nhiễm lạnh hay khói bụi
Các bác sĩ cũng đặc biệt nhấn mạnh rằng, để phòng tránh viêm họng cấp ở trẻ khi giao mùa thì việc tiêm phòng đầy đủ là việc làm vô cùng cần thiết.
Bài thuốc trị bệnh dễ mắc sau ngập nước
Sau bão lụt, tình trạng ô nhiễm môi trường là điều kiện thuận lợi để bệnh tật phát sinh, phát triển, trong đó phải kể đến một số bệnh lý thường gặp như nấm kẽ chân, viêm da, nổi mẩn ngứa do ngâm mình trong nước bẩn; đau nhức mình mẩy, viêm họng cấp do thay đổi thời tiết; bệnh tiêu chảy, bệnh đau mắt đỏ do điều kiện vệ sinh kém…
Dưới đây là một số bệnh thường gặp sau bão lụt và bài thuốc điều trị.
Chữa nước ăn chân
Bài 1: Lá kim ngân 30g sắc đặc với nước rồi ngâm rửa chân. Mỗi ngày làm từ 2-3 lần.
Bài 2: Lá trầu không 8g, lá ráy 50g, phèn chua 20g, sắc lấy nước ngâm chân trong 15 phút.
Bài 3: Phèn chua phi tán mịn, rửa sạch chân rồi xát bột phèn phi vào các kẽ chân 2 lần trong ngày
Viêm da l.ở l.oét
Bài 1: Kim ngân hoa 16g, lá cối xay 16g, cỏ chỉ thiên 16g, sài đất 16g, dây thồm lồm 16g. Sắc uống.
Bài 2: Chó đẻ răng cưa 16g, sài đất 16g, bồ cu vẽ 16g, đơn đỏ 12g, đơn mặt quỷ 12g. Sắc uống.
Thuốc dùng ngoài: Lá trầu không, lá mần tưới, 2 thứ rửa sạch, sắc lấy nước hoà thêm 20g phèn chua để ngâm rửa tổn thương.
Kim ngân, vị thuốc trị nhiều bệnh sau lũ lụt.
Mẩn ngứa dị ứng
Bài 1: Cây đơn kim 15g, lá đơn đỏ 15g, lá đơn tướng quân 15g. Sắc uống ngày 1 thang
Bài 2: Kim ngân hoa 12g, hoa khế tươi 30g, lá cối xay 12g, bạch chỉ nam 12g. Sắc uống.
Bài 3: Lá đơn tướng quân 15g, sài đất 12g, kim ngân hoa 12g, cỏ nhọ nồi 12g, núc nác 8g, thổ phục linh 12g, đan bì 10g, xích thược 10g, đương quy vĩ 10g. Sắc uống.
Bài 4: Rễ chàm mèo 12g, kim ngân hoa 10g, đại hoàng 8g, hoàng bá 8g, cam thảo 6g. Sắc uống.
Tiêu chảy cấp tính do nhiễm khuẩn
Bài 1: Sắn dây 50g, mã đề thảo 20g, cam thảo dây 12g. Sắc uống.
Bài 2: Sắn dây 12g, hoàng cầm 10g, hoàng liên 10g, cam thảo 8g, kim ngân 10g, mộc thông 10g. Sắc uống.
Bài 3: Sắn dây 12g, kim ngân hoa 12g, mã đề 10g, rau má sao 12g, cam thảo dây 10g, hậu phác 12g, hoàng liên 10g. Sắc uống.
Đau mắt đỏ
Bài 1: Tang diệp 6g, cúc hoa 6g, đạm trúc diệp 30g, bạch mao căn 30g, bạc hà 4g. Sắc uống thay trà. Có thể thêm đường cho dễ uống.
Bài 2: Tang diệp 12g, cúc hoa 12g, thảo quyết minh 8g. Sắc uống.
Thuốc dùng ngoài:
Bài 1: Lá dâu 1 nắm, lá trầu không 5 cái, hai thứ vò nát, cho vào ca, đổ nước sôi rồi đưa mắt bị đau sát miệng ca để xông hơi nóng bốc lên trong 3 phút, làm 2 lần trong ngày. Sau đó dùng nước này rửa mắt.
Bài 2: Lá phù dung (tươi) 3 lá, thêm chút muối sạch. Giã nát, cho lên gạc đắp vào mắt, 1 – 2 ngày.
Bài 3: Lá dâu 60g, mang tiêu 12g. Sắc lá dâu lấy nước, bỏ bã, hoà tan mang tiêu, gạn lấy nước trong rửa mắt khi còn ấm.
Cây chó đẻ răng cưa còn có tên gọi khác là cây chó đẻ, cây diệp hạ châu.
Đau nhức mình mẩy
Bài 1: Rễ cây xấu hổ, rễ cúc tần, rễ bưởi bung, mỗi vị 20. Sắc uống.
Bài 2: Rễ đinh lăng và cam thảo dây, mỗi vị 10g. Sắc uống.
Viêm họng cấp
Bài 1: Sài đất tươi 100g, rửa sạch thái nhỏ sắc uống ngày 3 lần, uống 3 ngày liền.
Bài 2: Nhọ nồi tươi 50g, sắc uống ngày 3 lần.
Bài 3: Rau má tươi 30g, sắc uống ngày 3 lần.
Bài 4: Lá rẻ quạt một miếng độ 2cm, muối ăn vài hạt cho vào miệng nhai dập, nuốt nước dần trong 1 phút nhổ ra. Ngậm một lần/ngày.
Bài 5: Lá chua me đất 20g, muối ăn 2g giã nhỏ trộn đều ngậm nuốt dần.
Cảm cúm
Thể phong hàn: Sốt nhẹ, không ra mồ hôi, ngạt mũi, nước mũi trong, đau đầu cứng gáy, thân thể chân tay đau mỏi, không khát (đôi khi có ra mồ hôi ít mà vẫn sốt), sợ gió lạnh, đờm loãng, rêu lưỡi mỏng trắng, mạch phù khẩn hoặc phù hoãn.
Bài 1: Cho uống cháo nóng tía tô, hành, có thể cho hạt tiêu và một lòng đỏ trứng gà, ăn nóng.
Bài 2: Gừng tươi một củ gọt sạch vỏ, giã nát thêm đường, hãm với nước sôi, chắt uống (uống ấm).
Bài 3: Tử tô 12g, hương phụ (củ cỏ gấu 12g), vỏ quýt phơi khô 12g, hành tăm 8g, gừng tươi 8g, cam thảo 4g. Sắc uống lúc thuốc còn nóng, trùm chăn cho ra mồ hôi lau khô người tránh gió.
Thể phong nhiệt: Sốt cao, hơi sợ gió, đau đầu, khát nước, ra mồ hôi, chảy nước mũi đặc, nước tiểu vàng, rêu lưỡi mỏng trắng hoặc hơi vàng, mạch phù sác.
Bài 1: Kim ngân 16g, kinh giới 8g, lá tre 16g, cam thảo đất 12g, bạc hà 8g. Sắc uống.
Bài 2: Cỏ chỉ thiên 20g, lá cối xay 20g, cam thảo đất 10g, bạc hà 10g, gừng tươi 3 lát. Đun sôi 15 phút uống hết một lần lúc thuốc còn nóng.
Bài 3: Lá dâu 16g, cúc hoa 12g, bạc hà 10g, kinh giới 10g, quả quan âm (mạn kinh tử) 12g. Sắc uống.