Tuyệt đối đừng uống trà nếu bạn đang mắc bệnh này

Trà là đồ uống quen thuộc với nhiều người, tuy nhiên nếu đang mắc căn bệnh này bạn tuyệt đối đừng nên uống kẻo khiến bệnh tình càng thêm nặng, gây hại cho sức khỏe.


Người mắc bệnh gan không nên uống trà

Các chất có trong lá trà bao gồm caffein đại đa số đều phải chuyển hoá qua gan. Nếu gan có bệnh, lượng trà uống vào quá nhiều so với khả năng chuyển hoá sẽ làm tổn thương các mô gan.

Người bị loét dạ dày

Trà là một loại chất kích thích bài tiết axit dạ dày. Uống trà có thể làm tăng lượng axit dạ dày, kích thích cho bề mặt loét. Vì vậy, thường xuyên uống trà đặc sẽ khiến bệnh tình tồi tệ hơn. Nhưng đối với những người bị loét nhẹ, có thể thưởng thức trà loãng sau khi uống thuốc 2 tiếng.

Người bị sốt

Chất caffein trong lá trà không những khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao, mà còn làm giảm hiệu quả của thuốc.

Người bị thiếu m.áu

Chất tanin trong trà có thể kết hợp với sắt để tạo thành các hợp chất không hoà tan, khiến cơ thể không nhận được đủ nguồn cung cấp sắt, vì vậy người thiếu m.áu không nên uống trà.

Người mắc bệnh động mạch vành

Đối với người mắc bệnh động mạch vành có nhịp tim nhanh, đ.ập sớm hoặc rung tâm nhĩ, chất caffein, theophylline trong trà gây hưng phấn, có thể tăng cường chức năng của tim, uống quá nhiều trà đặc sẽ khiến bệnh tái phát hoặc tăng nặng.

Người suy nhược thần kinh

Caffein trong trà có tác dụng làm hưng phấn trung khu thần kinh. Khi thần kinh suy nhược nhưng vẫn uống trà đặc vào buổi chiều và tối, sẽ dẫn tới mất ngủ, khiến bệnh tình trầm trọng hơn. Người bệnh nên uống trà hoa vào buổi sáng và trà xanh và trưa muộn để có được tinh thần tỉnh táo phấn chấn.

Người cao huyết áp

Khi pha, mỗi gam trà chỉ dùng dưới 50 ml nước sôi được coi là “trà đặc”. Bệnh nhân cao huyết áp nếu uống quá nhiều trà đậm đặc, do tác dụng gây hưng phấn của chất caffein sẽ dẫn tới huyết áp tăng cao, không có lợi cho sức khoẻ.

Người suy dinh dưỡng

Lá trà có chức năng phân giải chất béo. Vì vậy, thức uống này không thích hợp với người suy dinh dưỡng và nếu cố tình sử dụng sẽ khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Phụ nữ trong thời kỳ k.inh n.guyệt và trẻ nhỏ

Ngoài những người mắc các bệnh trên, phụ nữ trong thời kỳ k.inh n.guyệt cũng không nên uống trà. Bởi lẽ trong trà chứa nhiều tanin và acid oxalic làm hạn chế niêm mạc dạ dày hấp thu sắt. Vì vậy, phụ nữ đang trong chu kỳ k.inh n.guyệt, mang thai không nên uống trà.

Khi sắp sinh nở mà uống nhiều trà sẽ gây mất ngủ, mệt mỏi, mất sức. Chất tanin của trà hòa vào tuần hoàn m.áu sẽ gây ức chế hormone kích thích bài tiết sữa, làm thiếu sữa.

Người lớn không nên cho trẻ uống nước trà bởi axit chứa trong trà có thể phản ứng kết hợp với sắt và kẽm… tạo ra các chất kết tủa. Các chất kết tủa này gây trở ngại cho sự hấp thụ, trao đổi chất ở t.rẻ e.m.

Loại vi khuẩn gây loét dạ dày từng được WHO xếp vào nhóm gây ung thư số 1: Có 3 biểu hiện để nhận biết ngay từ sớm

Đừng chủ quan bỏ qua nếu gặp phải một trong những biểu hiện khác lạ sau đây, bởi đó chính là lời cảnh báo cho thấy vi khuẩn làm “mòn bao tử” đang hiện hữu trong cơ thể bạn.

Chắc hẳn bạn đã từng nghe nói đến một loại vi khuẩn có tên là Helicobacter Pylori (HP). Đây là loại vi khuẩn khi đi vào đường ruột của con người sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe đường tiêu hóa. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, có tới 90 – 95% trường hợp bị loét dạ dày nghiêm trọng đều có sự xuất hiện của loại vi khuẩn này trong cơ thể. Thậm chí, từ năm 1994, Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã xếp vi khuẩn HP vào nhóm gây ung thư số 1.

Nguyên nhân là do khi nhiễm vi khuẩn HP, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và chế độ ăn uống. Loại vi khuẩn này không chỉ tồn tại trong niêm mạc dạ dày mà còn có trong nước bọt, mảng bám trên răng và khoang miệng của người bệnh. Nếu xuất hiện 3 biểu hiện sau, bạn cần chủ động đi kiểm tra xem cơ thể mình có vi khuẩn Helicobacter Pylori không để tìm cách điều trị từ sớm.

1. Đau dạ dày

Khi bạn bỗng thấy mình thường xuyên gặp phải tình trạng đau dạ dày thì hãy thử để ý tới thói quen ăn uống hàng ngày của mình. Việc ăn đồ cay nóng thường xuyên có thể gây ra bệnh về dạ dày, làm tăng nguy cơ hình thành vi khuẩn HP. Và khi vi khuẩn HP có mặt trong dạ dày thì nó sẽ t.iêu d.iệt niêm mạc dạ dày, từ đó gây đau bụng, chướng bụng.

2. Hôi miệng

Vi khuẩn HP không chỉ dễ ký sinh trong dạ dày mà còn có thể tồn tại ở cả khoang miệng của người bệnh, nhất là những người không chú ý vệ sinh răng miệng thì rất dễ bị hôi miệng. Lý do tại sao vi khuẩn HP có thể gây hôi miệng là vì nó dễ p.hân h.ủy urê để tạo ra amoniac, hydro sulfua và methionine. Tất cả những chất này đều có thể làm miệng của bạn xuất hiện mùi hôi bất thường.

3. Nhanh đói, cơ thể gầy hơn

Khi nhiễm vi khuẩn HP, bạn cũng dễ gặp phải tình trạng đầy hơi. Điều này khiến bạn nhanh no và ăn ít đi trong bữa chính nên làm cơ thể thiếu hụt năng lượng. Đồng thời, bạn cũng cảm thấy nhanh đói vặt hơn do cơ thể không nạp đủ chất dinh dưỡng. Những biểu hiện khác lạ từ khó tiêu, nhanh no, nhanh đói sẽ khiến cơ thể bạn ngày càng gầy hơn, nghiêm trọng hơn còn có thể dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng.

Những người có 5 thói quen xấu dưới đây, vi khuẩn HP rất dễ “ưu ái”, sửa ngay từ bây giờ nhé!

– Những người không rửa tay trước và sau bữa ăn.

– Những người không chú ý vệ sinh cơ thể.

– Những người không chú ý vệ sinh răng miệng.

– Những người không chú ý vệ sinh bộ đồ ăn mình sử dụng.

– Người ăn đồ ăn gây kích thích lâu ngày (như đồ cay, đồ chiên rán…)

Để phòng ngừa và giảm bớt tác hại của vi khuẩn HP thì tốt nhất ngay từ bây giờ, bạn nên chủ động hạn chế tiêu thụ những món ăn không lành mạnh. Có thể kể đến các món ăn chua cay, hay rượu bia, cà phê, t.huốc l.á. Đồng thời, người bệnh cũng nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để giảm bớt nguy cơ vi khuẩn gây hại cho cơ thể.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *