Nếu thấy xuất hiện hiện tượng trễ kinh, k.inh n.guyệt kéo dài hoặc m.áu k.inh n.guyệt có màu đen sẫm… trong thời gian dài, các chị em phụ nữ nên đi khám ngay bởi đó có thể là dấu hiệu cảnh báo căn bệnh ung thư nguy hiểm.
Ung thư cổ tử cung là bệnh có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị ở giai đoạn đầu. Việc phát hiện ung thư sớm cũng sẽ giúp tiết kiệm chi phí, giảm thời gian điều trị, giảm thiểu rủi ro. Dưới đây là những dấu hiệu giúp bạn nhận biết sớm căn bệnh này:
K.inh n.guyệt không đều
Ung thư cổ tử cung sẽ tác động đến quá trình phát triển và rụng trứng, cũng như sự cân bằng hormon trong cơ thể. Điều đó sẽ khiến bạn bị trễ kinh, k.inh n.guyệt kéo dàu hoặc m.áu k.inh n.guyệt có màu đen sẫm.
Dịch â.m đ.ạo tiết ra bất thường
Dịch â.m đ.ạo tiết ra với những màu sắc lạ như màu vàng, xanh như mủ hoặc lẫn m.áu và có mùi khó chịu. Đây cũng là một dấu hiệu nhận biết của bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu.
Tuy nhiên, những bệnh lý khác ở vùng kín như ung thư buồng trứng, viêm vòi trứng,….cũng có thể gây ra những dấu hiệu bất thường ở dịch â.m đ.ạo. Vì vậy, việc đi khám phụ khoa để xác định được nguyên nhân chính xác là rất cần thiết.
Xuất huyết â.m đ.ạo bất thường
Mức độ xuất huyết ở â.m đ.ạo có thể khác nhau với mỗi người phụ nữ, tuy nhiên điểm chung đó là khó nhận biết nguyên nhân tại sao có hiện tượng ra m.áu, nếu xảy ra hiện tượng này rất có thể bạn đang mắc ung thư cổ tử cung.
Đau hoặc c.hảy m.áu khi quan hệ t.ình d.ục
Việc xảy ra tình trạng thường xuyên đau rát và c.hảy m.áu khi quan hệ t.ình d.ục thì đó có thể là một vấn đề sức khoẻ tiềm ẩn ở cơ quan sinh sản.
Đau vùng xương chậu
Những người mắc ung thư cổ tử cung rất dễ gặp trường hợp đau vùng xương chậu, bởi khả năng bệnh lý đã lan xuống tới vùng xương chậu. Việc đau vùng xương chậu khi quan hệ t.ình d.ục, hoặc khi đi tiểu cũng là dấu hiệu cảnh báo của ung thư cổ tử cung. Bạn cần phải lưu ý nếu bị đau vùng xương chậu liên tục mà không liên quan đến chu kỳ k.inh n.guyệt.
Thiếu m.áu
Với bệnh ung thư cổ tử cung, người bệnh sẽ bị thiếu m.áu vì số lượng tế bào hồng cầu khỏe mạnh bị giảm và được thay thế bằng các bạch cầu để đẩy lùi bệnh. Thiếu m.áu thường khiến cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi và cạn kiệt năng lượng, giảm cân không rõ nguyên nhân và mất cảm giác ngon miệng.
Vì sao tập thể dục thường xuyên giúp phòng ngừa căn bệnh ung thư “tử thần”, lý giải của chuyên gia khiến ai cũng muốn vận động ngay
Các chuyên gia sức khỏe luôn khuyến khích mọi người tập thể dục để phòng tránh các bệnh tật nói chung, nhất là bệnh ung thư.
Hoạt động thể chất có khả năng làm thay đổi hệ thống miễn dịch của cơ thể
Những người bị ung thư thường xuyên tập thể dục có sự tiến triển tốt hơn những người ít vận động hơn. Có nhiều cơ chế khả thi để giảm thiểu rủi ro này. Và hôm nay, tôi mong muốn được chia sẻ với các bạn một số nghiên cứu mới, rất thú vị đến từ Karolinska Institute ở Thụy Điển.
Các hoạt động thể chất có thể làm giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư xuất phát từ những nguyên lý việc rèn luyện thể chất có thể làm thay đổi hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Bằng cách hiểu rõ đặc điểm sinh học, là cơ sở chứng minh cho việc tập thể dục để thúc đẩy sức khỏe, chúng ta có thể phát triển các chiến lược chống ung thư tốt hơn. Các nhà nghiên cứu Thụy Điển đã sử dụng chuột để làm một nghiên cứu sâu hơn về cách các hoạt động thể chất cải thiện tiên lượng của nhiều bệnh, bao gồm cả một số loại bệnh ung thư.
Các nhà khoa học Thụy Điển đã thực hiện nghiên cứu với chuột, chia chúng thành hai nhóm:
Nhóm thứ nhất là những con chuột được cho tập thể dục với bánh xe quay cổ điển.
Nhóm thứ hai là những con chuột không hoạt động gì.
Có lẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi những con chuột ở nhóm 1 có hệ thống miễn dịch tốt hơn nhóm 2, và có khả năng làm chậm sự phát triển của ung thư và giảm tỷ lệ t.ử v.ong cao hơn nhóm 2.
Một phát hiện khác được các nhà nghiên cứu nhận thức được là, hệ thống miễn dịch của tế bào T có thể làm trung gian cho khả năng chống ung thư của các hoạt động rèn luyện thể chất.
Sau đó, các nhà nghiên cứu chuyển sang lĩnh vực sinh học. Họ đã xem xét một thành phần cốt lõi trong hệ thống miễn dịch của chuột. Cụ thể hơn, họ đã kiểm tra các tế bào T – thành phần của hệ miễn dịch trung gian – hàng rào bảo vệ thứ 2 của các loại động vật có xương sống.
Các nhà khoa học đã tiêm kháng thể loại bỏ các tế bào T này ở cả chuột được chạy bánh xe ở nhóm 1 và chuột không hoạt động ở nhóm 2. Đáng chú ý, các kháng thể cũng lấy đi tác động tích cực của việc tập thể dục đối với sự phát triển và sống sót của ung thư. Có vẻ như tế bào T có thể đóng vai trò thiết yếu trong việc ngăn chặn ung thư thông qua việc vận động.
Họ đã tiến xa hơn một bước, chuyển các tế bào T từ những con chuột nhóm 1 sang những con chuột nhóm 2 có khối u. Sự di chuyển này của các tế bào T đã cải thiện kết quả sức khỏe của những con chuột không được hoạt động.
Vậy làm thế nào những phát hiện này có thể áp dụng đối với con người?
Vai trò của phản ứng viêm sau hoạt động trong “ức chế” tế bào ung thư
Các nhà điều tra Thụy Điển đã lấy m.áu của 8 người đàn ông khỏe mạnh sau khi họ hoàn thành 30 phút đạp xe cường độ cao. Họ tìm thấy các chất liên quan đến việc rèn luyện thể chất tương tự (có trong những con chuột được huấn luyện) từ việc tập thể dục cho con người.
Một nghiên cứu nhỏ của các nhà nghiên cứu tại Đại học Queensland ở Brisbane, Úc được công bố vào tháng 2/2019 trên The Journal of Physiology cho thấy tác động của hoạt động thể chất đối với tế bào ung thư có thể nằm ở những thay đổi trong m.áu sau khi tập thể dục. Các nhà nghiên cứu chọn ra 20 người đàn ông đã được chữa khỏi ung thư ruột kết. Nghiên cứu không khảo sát phụ nữ vì k.inh n.guyệt có thể ảnh hưởng đến kết quả.
Theo đó,nhóm 1 gồm 10 người đàn ông bắt đầu luyện tập 3 lần/tuần: đạp xe đạp tại chỗ trong bốn phút, nghỉ ba phút và lặp lại như vậy 3 lần. 10 người đàn ông này tập luyện như vậy trong một tháng. Sau khi họ hoàn thành tháng tập luyện, các nhà nghiên cứu lấy mẫu m.áu.
Nhóm 2 gồm 10 người đàn ông còn lại cũng thực hiện bài tập đạp xe tương tự, nhưng chỉ duy nhất một lần trong suốt thí nghiệm. Các nhà nghiên cứu lấy m.áu của nhóm này trước, ngay sau và hai giờ sau lần tập luyện duy nhất đó.
Khi các nhà khoa học đưa một lượng nhỏ m.áu của những người đàn ông này vào các đĩa thí nghiệm chứa tế bào khối u ung thư ruột kết (thường được sử dụng để nghiên cứu sự phát triển ung thư). Các nhà nghiên cứu đếm số lượng tế bào ung thư trong mỗi đĩa trong vòng 72 giờ sau khi nhỏ m.áu vào tế bào ung thư. Họ nhận thấy kết quả khác biệt đáng kể giữa các loại m.áu trước và sau khi luyện tập.
Trong đĩa chứa m.áu lấy ngay sau tập luyện (của nhóm những người đàn ông thuộc nhóm 2), các nhà khoa học đã đếm được số lượng tế bào ung thư ít hơn nhiều so với những đĩa chứa m.áu lấy hai giờ sau khi tập thể dục.
Không có sự suy giảm tương tự trong các đĩa chứa m.áu lấy từ nhóm tập luyện liên tục trong một tháng (nhưng lấy m.áu vài ngày sau).
Tiếp tục phân tích, các nhà nghiên cứu nhận thấy sự tăng mạnh các phân tử liên quan đến phản ứng viêm trong m.áu lấy ngay sau khi tập thể dục. “Phản ứng viêm có thể làm chậm sự tăng trưởng và sinh sản của tế bào. Vì vậy, sự gia tăng tạm thời các dấu hiệu viêm sau khi tập thể dục có thể giúp ngăn chặn sự phát triển của các tế bào khối u”, Tina Skinner, một nhà sinh lý học, tác giả chính của nghiên cứu cho biết.
“Những thay đổi trong m.áu của người tập thể dục là mạnh mẽ nhưng chỉ thoáng qua trong một thời gian ngắn”, Skinner nói. Vì vậy, các hoạt động tập luyện cần được duy trì lặp đi lặp lại thường xuyên để cung cấp sự bảo vệ liên tục.
Hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa rõ mức độ tập thể dục lý tưởng (về cường độ và thời gian) để phòng chống ung thư, hay các tác động của luyện tập đối với từng loại ung thư khác nhau. Tuy nhiên, các chuyên gia sức khỏe đều khuyên tất cả mọi người, bao gồm cả những người đang chung sống với ung thư và những người đã vượt qua bệnh ung thư đều nên tập thể dục.
Tina Skinner cũng cho biết, có lẽ đây không phải bằng chứng chắc chắn, nhưng nó sẽ là một gợi ý về một cơ chế khác mà việc tập thể dục có thể làm giảm nguy cơ ung thư.