Nhiều bệnh nhân có dấu hiệu ngạt 1 bên mũi lâu ngày tưởng mắc cảm cúm thông thường nhưng khi nội soi phát hiện có sùi loét ở vòm mũi họng.
Ù tai đi khám phát hiện ung thư
Bệnhnhân Nguyễn Văn B., Nam, 50 t.uổi đến khám tại Bệnh viện Đa khoa An Việt với lý do: ù tai kéo dài và có hạch vùng góc hàm trái. Bệnh nhân được nội soi và phát hiện khối u chiếm toàn bộ vòm mũi họng sần sùi tăng sinh mạch m.áu. Xét nghiệm giải phẫu bệnh chẩn đoán ung thư vòm họng giai đoạn muộn.
PGS Nguyễn Thị Hoài An – Giám đốc Bệnh viện An Việt, Hà Nội cho biết ung thư vòm họng là bệnh lý ác tính, một trong 10 loại ung thư thường gặp nhất tại Việt Nam. Nếu phát hiện sớm, bệnh có thể được điều trị khỏi bằng các can thiệp y tế như xạ trị, hóa trị.
PGS An nội soi mũi họng cho bệnh nhân
PGS An chia sẻ bà từng tiếp nhận nhiều bệnh nhân có dấu hiệu ngạt mũi 1 bên lâu ngày tưởng mắc cảm cúm thông thường nhưng khi nội soi vòm mũi họng phát hiện có sùi loét ở vòm mũi họng.
Khi sinh thiết bệnh nhân bị ung thư vòm mũi họng. Theo hồi cứu các ca bệnh đến khám và được chẩn đoán ung thư vòm mũi họng đều có t.iền sử nghẹt mũi, ù tai hay có tiếng ve trong tai. Khi giới thiệu bệnh nhân đi khám chuyên sâu thì đều là ung thư vòm mũi họng.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư vòm mũi họng đó là người thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, hóa chất, tia phóng xạ, cao su, nhựa tổng hợp.
Người có t.iền sử hút t.huốc l.á, uống nhiều bia rượu, sử dụng chất kích thích. Ung thư này cũng có tính di tuyền nên những người có t.iền sử người thân trong gia đình (cha/mẹ/anh chị em) bị ung thư vòm họng sẽ có nguy cơ mắc cao hơn.
Dấu hiệu cần đi khám
PGS Ngô Thanh Tùng – Bệnh viện K Trung ương cũng chia sẻ, hiện nay Việt Nam nằm ở môi trường nhiệt đới nên những bệnh vùng tai mũi họng thông thường thậm chí ung thư vẫn có thể xảy ra.
Cơ thể có cấu trúc hoàn chỉnh, khi có bất kỳ tác nhân nào tác động đến thì cơ thể tự điều chỉnh. Khi cơ thể không điều chỉnh được sẽ gây các triệu chứng khó chịu. Vùng tai mũi họng là cửa ngõ của cơ thể từ tiếp xúc với không khí, các yếu tố độc hại rồi ăn uống.
Những chất không tốt có hại cho cơ thể đều tiếp xúc với vùng tai mũi họng đầu tiên nên khi có triệu chứng của vùng tai mũi họng sau 1 tuần không cải thiện cần đi khám bác sĩ để tìm ra bệnh sớm.
Vùng hầu họng từ đáy sọ tới vùng cổ. Vùng vòm hầu ở đằng sau mũi đây là vùng rất kín và khi khám hay bị bỏ sót. Nhiều người đi khám phát hiện không ra nếu bác sĩ không có chuyên môn có thể bỏ sót ở giai đoạn sớm.
Dấu hiệu ung thư mũi họng
Bởi vì, dấu hiệu ung thư vòm họng ở giai đoạn đầu thường không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý tai mũi họng. Vì vậy, PGS An cho rằng người bệnh cần khám chuyên khoa để bác sĩ có thể phát hiện sớm.
Các triệu chứng báo hiệu sớm:
Những tín hiệu cảnh báo nội tạng của bạn quá bẩn: Hãy đối chiếu và nhanh chóng làm sạch
Đau đầu
Ù tai một bên
Ngạt mũi một bên
Có hạch ở cổ
Khạc ra m.áu hoặc c.hảy m.áu cam nếu ở giai đoạn muộn hơn.
Khám tầm soát ung thư vòm mũi họng tầm soát, theo PGS An chỉ cần nội soi đưa ống vào vòm xem vòm có nhẵn hay không.
Hiện nay người ta tìm ra virus Epstein-Barr gây ung thư vòm mũi họng. Về nguyên tắc, virus EBV có thể lây lan như viêm gan virus B, C… con đường lây có qua dịch tiết (nước bọt) khi hôn, ăn uống chung. Không phải tất cả các trường hợp có virus EBV đều có thể tiến triển thành ung thư.
Vì vậy, PGS An cho rằng người dân có thể xét nghiệm huyết thanh xem có virus Epstein-Barr này hay không thì sàng lọc ung thư vòm mũi họng tốt hơn.
Để phòng ung thư vòm mũi họng, cách tốt nhất là không hút t.huốc l.á và tránh hút t.huốc l.á thụ động… Ngoài ra, những người làm trong môi trường ô nhiễm cần sử dụng bảo hộ lao động cho các nghề nghiệp phơi nhiễm với các chất gây ung thư, tránh hít khói nhang.
Đau họng cả tháng không khỏi: Chuyên gia chỉ rõ thủ phạm
Mùa hè, việc sử dụng điều hòa thường xuyên, không đúng cách khiến nhiều người khiến tình trạng đau họng, rát họng kéo dài.
Đến khám tại Bệnh viện Đa khoa An Việt, chị Đỗ Minh Hồng, SN 1981, Hà Đông, Hà Nội than thở cả tháng nay chị đau họng không khỏi. Chị Hồng kể nhà chị ở ngoại thành và chịu ánh nắng trực tiếp nên mùa hè rất nóng. Vì vậy hầu như từ lúc đi làm về là chị phải bật điều hòa.
Việc nằm ngủ, sinh hoạt liên tục trong điều hòa khiến chị Hồng thường xuyên bị đau, rát họng. Để chống lại bệnh này, chị thường lấy khăn mỏng trùm đầu nhưng tình trạng vẫn không dứt.
Khoảng tuần nay, chị đau nặng hơn, nuốt thức ăn cũng đau. Chị tìm tới bệnh viện. Bác sĩ thông báo chị bị viêm họng nặng, đau họng viêm amidan. Tình trạng này càng nặng, khó dứt do sử dụng điều hòa quá nhiều.
Bà Phạm Thị Minh – 57 t.uổi, Đống Đa, Hà Nội cũng gặp tình trạng tương tự. Trước đây, bà Minh không sử dụng điều hòa. Khi lên Hà Nội ở cùng con trai thì hầu hết các phòng đều bật điều hòa. Chỉ hai đêm, bà đã thấy khô họng và cảm giác đau rát họng.
Bà mua thuốc uống nhưng tình trạng không đỡ, chuyển từ đau họng sang ho. Cơn ho khan kéo dài khiến bà cảm giác đau tức ngực. Bác sĩ chẩn đoán bà Minh bị viêm họng cấp có thể do dùng điều hòa không đúng cách.
Theo PGS Nguyễn Thị Hoài An – Trưởng khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa An Việt, Hà Nội mùa hè số bệnh nhân đến khám vì các bệnh lý tai mũi họng tăng lên đặc biệt đó là tình trạng đau, viêm họng do nằm điều hòa không đúng.
PGS An khám cho bệnh nhân.
Bác sĩ An cho biết việc sử dụng điều hòa là cần thiết trong mùa hè này, nhưng sử dụng đúng cách để đảm bảo vừa mát, vừa không nhiễm bệnh không phải ai cũng biết.
Theo bác sĩ An, trong môi trường điều hòa nếu người bị n.hiễm t.rùng như cảm cúm, vi khuẩn viêm mũi họng thì rất dễ lây cho người khác.
Khi mở điều hòa lượng oxy sụt giảm bằng một phần ba so với phòng mở cửa, đồng thời với các phòng đều khép kín khiến không khí trong phòng khó lưu thông, làm cho vi khuẩn bám trên bề mặt da hoặc niêm mạc đường hô hấp của những người sống chung phòng, tăng nguy cơ mắc bệnh.
Thói quen đi ngủ nhiều người thở bằng miệng làm cho niêm mạc miệng khô càng dễ nhiễm virus và vi khuẩn hơn gây ra tình trạng đau họng khi ngủ dậy.
PGS An nhấn mạnh khi dùng điều hòa cần biết cách kiểm soát nhiệt độ phòng có thể để nhiệt độ phòng từ 26 đến 28 độ C. Nhà có trẻ nhỏ dưới 1 t.uổi chỉ cần duy trì nhiệt độ 28 độ C. Ngưỡng nhiệt độ này được coi là phù hợp với hệ thống biểu mô của niêm mạc đường hô hấp.
Ngoài việc sử dụng điều hòa sao cho đúng, bác sĩ An cũng cho biết nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Có thể súc họng nước muối trước khi đi ngủ, sáng để làm sạch họng, làm dịu cổ họng. Khi đi ngủ có thể dùng khăn mỏng che kín mặt để giảm gió từ điều hòa phả thẳng vào người. Không nên để điều hòa hết đêm mà nên hẹn giờ điều hòa.
Để giảm tình trạng khô họng, có thể sử dụng thêm một chậu nước trong phòng để giảm tình trạng không khí trong phòng khô hanh.
BS An cho biết khi bị đau họng thông thường bệnh sẽ khỏi sau vài ngày. Nếu quá 1 tuần không khỏi người bệnh nên đến khám tại các chuyên khoa tai mũi họng để được điều trị sớm, tránh đau họng chuyển sang mãn tính.