Sa sút trí tuệ ở người cao t.uổi: Những điều cần lưu ý

Trên thế giới cứ 3 giây lại có 1 người mắc sa sút trí tuệ. Có 60-80% người sa sút trí tuệ mắc bệnh Alzheimer – căn bệnh không thể chữa khỏi và là nguyên nhân thứ 6 dẫn đến t.ử v.ong.

Căn bệnh này không chỉ gây gánh nặng về kinh tế mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của những người xung quanh.

Ảnh minh họa

Hiện nay, Việt Nam là một trong 10 quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới, kéo theo những chuyển dịch về gánh nặng bệnh tật. Sa sút trí tuệ là một trong những bệnh điển hình nhất mà người cao t.uổi ở Việt Nam thường mắc phải.

Sa sút trí tuệ gây nên gánh nặng lớn cho bản thân người bệnh cũng như người thân và xã hội. Các nguyên nhân chính gây ra sa sút trí tuệ gồm: Do bệnh Alzheimer (chiếm 60-80%); Do rối loạn thần kinh và chấn thương như chấn thương sọ não… Do bệnh nhồi m.áu cơ tim, viêm não, xuất huyết não; Do sự rối loạn nội tiết như bị mắc đái tháo đường, suy giáp…; Do việc lạm dụng các chất kích thích, sử dụng thuốc không hợp lý

Để phòng ngừa sa sút trí tuệ, người cao t.uổi cần thực hiện các khuyến cáo sau của bác sĩ:

Thường xuyên hoạt động trí não như đọc sách báo, tham gia các buổi sinh hoạt cộng đồng; Người cao t.uổi phải thường xuyên luyện tập thể dục đều đặn, nhẹ nhàng…; Giữ tinh thần luôn lạc quan, vui vẻ; Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu bia, m.a t.úy; Khi sử dụng các thuốc bổ não, dưỡng não cần có sự chỉ định và tư vấn của các chuyên gia y tế; Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ và cần được thăm khám sớm khi có các triệu chứng; Sa sút trí tuệ ở người cao t.uổi cần được phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt. Chính vì vậy việc chăm sóc và điều trị cho người bệnh nên thực hiện sớm tại các cơ sở y tế uy tín.

Theo BSCKII. Nguyễn Thị Phương Loan, Trưởng Phòng Tâm thần người cao t.uổi, BV Bạch Mai

Metformin có thể làm giảm nguy cơ sa sút trí tuệ ở người cao t.uổi

Theo một nghiên cứu mới, những người cao t.uổi dùng metformin – phương pháp điều trị đầu tay cho bệnh đái tháo đường typ 2, có tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ và suy giảm nhận thức thấp hơn đáng kể so với những người bị đái tháo đường nhưng không dùng thuốc này.

TS.BS. nội tiết Katherine Samaras, Viện Garvan và Bệnh viện St Vincent, Austrilia cùng các cộng sự đã xác định được 1.037 người sống trong cộng đồng không bị sa sút trí tuệ trong độ t.uổi từ 70 đến 90 có trong Nghiên cứu Lão hóa và Trí nhớ Sydney ở Australia.

Kết quả, sự suy giảm nhận thức trong vòng 6 năm ở những người được điều trị bằng metformin thấp hơn đáng kể so với những người bị đái tháo đường không dùng metformin và không khác biệt so với những người không mắc bệnh đái tháo đường.

Sự suy giảm chức năng vận động cũng chậm hơn ở những người được điều trị so với không được điều trị bằng metformin, kết quả tương tự giữa những người được điều trị metformin và những người không bị đái tháo đường.

Tuy nhiên, mặc dù tốc độ suy giảm trí nhớ, ngôn ngữ và tốc độ chú ý/xử lý ở nhóm metformin cũng chậm hơn so với nhóm không sử dụng metformin, những kết quả này không khác biệt đáng kể.

Metformin có thể làm giảm tỉ lệ suy giảm nhận thức.

Sau khi kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây sa sút trí tuệ có thể thúc đẩy quá trình lão hóa nhận thức, metformin dường như làm giảm tác động của bệnh đái tháo đường đối với quá trình suy giảm nhận thức ở người lớn t.uổi. Theo các nhà khoa học, những bệnh nhân đái tháo đường typ 2 khi lớn t.uổi, có 60% nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ, một tình trạng nghiêm trọng ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành vi, khả năng thực hiện các công việc hàng ngày và khả năng duy trì sự độc lập.

Nhận xét về kết quả này, BS. Mark E. Molitch, Trường Y khoa Feinberg, Đại học Northwestern, Mỹ, cho biết, điều này củng cố ý tưởng rằng metformin nên là loại thuốc đầu tiên sử dụng để điều trị đái tháo đường và nên tiếp tục dùng thuốc nếu có thêm các thuốc khác nữa để kiểm soát đường huyết.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *