Trước khi quyết định cho con tiêm loại vắc xin nào, bố mẹ nên dành thời gian để tìm hiểu kỹ về loại vắc xin đó rồi mới đưa ra sự lựa chọn.
Phế cầu khuẩn có thể gây những bệnh nguy hiểm như thế nào?
Phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae) được biết đến là một loại vi khuẩn vô cùng nguy hiểm gây bệnh ở cả t.rẻ e.m và người lớn.
Vi khuẩn phế cầu thường trú ngụ trong hầu họng, có thể lây truyền qua đường hô hấp. Khi xâm nhập vào cơ thể, phế cầu khuẩn có thể gây ra những bệnh cực kỳ nguy hiểm, có thể dẫn tới t.ử v.ong như: Viêm màng não do phế cầu khuẩn, viêm phổi, n.hiễm t.rùng huyết, viêm tai giữa… Bên cạnh đó, phế cầu khuẩn còn có thể gây ra các bệnh lý khác làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh như: Viêm xoang, các di chứng lâu dài như mù, điếc, chậm phát triển trí tuệ, động kinh, đau đầu kéo dài…
Nguy hiểm hơn, phế cầu khuẩn còn kháng nhiều loại kháng sinh khiến việc điều trị khó khăn và kéo dài.
Trẻ nhỏ dưới 5 t.uổi là một trong những đối tượng có nguy cơ t.ử v.ong cao khi gặp di chứng nặng nề do phế cầu khuẩn. Vì vậy, bố mẹ cần đưa trẻ đi tiêm vắc xin phòng bệnh khi trẻ được 6 tuần t.uổi trở lên. (Ảnh minh họa)
T.rẻ e.m dưới 5 t.uổi, người cao t.uổi, người bị suy giảm hệ miễn dịch, người mắc bệnh mãn tính như lao phổi, phổi tắc nghẽn mãn tính, tim mạch, tiểu đường… là những đối tượng có nguy cơ t.ử v.ong cao khi gặp di chứng nặng nề do phế cầu khuẩn.
Chính vì sự nguy hiểm của phế cầu khuẩn nên việc tiêm vắc xin phòng ngừa là điều vô cùng quan trọng để phòng bệnh một cách hữu hiệu nhất. Hiện tại, vắc xin phòng bệnh do phế cầu khuẩn chưa được triển khai trong chương trình Tiêm chủng mở rộng. Bố mẹ có nhu cầu nên đưa con đến các trung tâm Tiêm chủng dịch vụ để tiêm vắc xin.
Tuy nhiên, khi đưa con đi tiêm vắc xin phế cầu, nhiều bậc phụ huynh lại phân vân trước hai sự lựa chọn là tiêm loại của Bỉ (Synflorix) hay của Anh (Prevenar 13) . Hai loại vắc xin này khác nhau ở điểm nào? Bố mẹ nên tìm hiểu kỹ trước khi quyết định tiêm cho con thay vì đưa ra lựa chọn bừa.
Sự khác nhau giữa vắc xin phế cầu Synflorix và Prevenar 13
Vắc xin Synflorix: Chứa 10 tuýp kháng nguyên phổ biến nhất của vi khuẩn phế cầu gồm: 1, 4, 5, 6B, 7F, 9V, 14, 18C, 19F và 23F. Khi tiêm vào cơ thể, vắc xin Synflorix sẽ kích thích phản ứng miễn dịch của cơ thể sinh ra kháng thể chống lại các tuýp phế cầu trên. Sau này, khi phế cầu khuẩn xâm nhập vào cơ thể, các kháng thể sẵn có sẽ bảo vệ cơ thể, không gây bệnh.
Đối tượng tiêm : Chỉ định phòng ngừa phế cầu khuẩn cho t.rẻ e.m từ 6 tuần – 5 t.uổi.
Giá tham khảo : 1.045.000-1.254.000 đồng/mũi.
Vắc xin Prevenar 13: Chứa 13 tuýp kháng nguyên phổ biến nhất của vi khuẩn phế cầu gồm: 1, 3, 4, 5, 6A, 6B, 7F, 9V, 14, 18C, 19A, 19F và 23F. Vắc xin Prevenar 13 kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể tạo kháng thể chống lại những tuýp phế cầu kể trên, giúp ngăn ngừa các bệnh mà chúng có thể gây ra.
Đối tượng tiêm : Chỉ định phòng ngừa phế cầu khuẩn cho trẻ từ 6 tuần t.uổi trở lên, người trưởng thành bị suy giảm miễn dịch và người cao t.uổi.
Giá tham khảo : 1.290.000-1.548.000 đồng/mũi.
Như vậy, về cơ bản vắc xin Synflorix và Prevenar 13 đều có tác dụng tốt trong việc phòng ngừa các bệnh nguy hiểm do phế cầu khuẩn gây ra. Tuy nhiên, hai loại vắc xin này có sự khác nhau ở đối tượng tiêm. Những trẻ đã quá t.uổi tiêm vắc xin Synflorix (trên 5 t.uổi) có thể tiêm vắc xin Prevenar 13.
Có thể tiêm xen kẽ hai loại vắc xin Synflorix và Prevenar 13 được không?
Không ít bậc phụ huynh gặp tình huống đang tiêm cho con vắc xin Synflorix nhưng đến mũi tiếp theo thì vắc xin tạm hết. Trong trường hợp này, có thể tiêm vắc xin Prevenar 13 thay thế được không? Câu trả lời được đưa ra là:
– Nên hoàn tất phác đồ tiêm chủng với cùng một loại vắc xin Synflorix hoặc Prevenar 13.
– Trong trường hợp bất khả kháng có thể chuyển đổi vắc xin Synflorix và Prevenar 13 ở bất kỳ thời điểm nào trong lịch trình tiêm chủng.
– T.rẻ e.m trước 6 t.uổi đã hoàn tất phác đồ tiêm vắc xin Synflorix trước đó có thể được tiêm 1 liều Prevenar 13 để kích thích sinh miễn dịch với 6 tuýp huyết thanh bổ sung. Mũi tiêm Prevenar 13 bổ sung cần được tiêm cách mũi Synflorix cuối cùng 8 tuần.
Vi khuẩn phế cầu nguy hiểm thế nào
Phế cầu khuẩn gây viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa, n.hiễm t.rùng huyết ở trẻ, người lớn, có thể dẫn đến t.ử v.ong, phòng được bằng vaccine.