K.inh n.guyệt có thể gây ra các triệu chứng khó chịu. Phổ biến và có thể dự liệu được là các triệu chứng nhẹ, nhưng nếu có các triệu chứng nghiêm trọng hoặc bất thường bạn cần được khám và điều trị để ngăn ngừa triệu chứng đó quay trở lại.
Các triệu chứng cần lưu ý
Các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hoặc bất thường trong kỳ kinh có thể cho thấy sự mất cân bằng hormon hoặc một tình trạng sức khỏe tiềm ẩn. Nếu bạn có bất kỳ 1 hoặc nhiều trong số các triệu chứng dưới đây nên nói chuyện với bác sĩ.
Ra nhiều m.áu: Ra nhiều m.áu hoặc ra m.áu kéo dài trong kỳ k.inh n.guyệt được gọi là rong kinh. m.áu nhiều có thể là dấu hiệu của sự mất cân bằng hormon hoặc tình trạng sức khỏe ảnh hưởng đến tử cung. Tình trạng này được xác định khi: Kỳ kinh kéo dài hơn 7 ngày. Ra m.áu nhiều khiến phải thay băng vệ sinh trong vòng 2 giờ, cũng như phải thay băng vệ sinh trong đêm. M.áu kinh có cục m.áu đông lớn.
Căng tức nhũ hoa nghiêm trọng: thể có cảm giác căng ngực nhẹ trong kỳ k.inh n.guyệt là rất bình thường.Tuy nhiên, nếu căng tức vú nghiêm trọng, căng đau vú xảy ra cả vào các thời điểm khác chu kỳ k.inh n.guyệt, đi kèm với các triệu chứng khác, chẳng hạn như có khối u ở vú hoặc những thay đổi ở núm vú hoặc da vú…, bạn cần đi khám ngay.
Tiêu chảy: Một số phụ nữ bị đau bụng hoặc tiêu chảy trước, sau hoặc trong kỳ k.inh n.guyệt. Điều này được giải thích là do sự giải phóng prostaglandin từ tử cung, có thể gây tiêu chảy, buồn nôn và choáng váng. Nhưng không nên chủ quan khi tiêu chảy nghiêm trọng hoặc có thêm một hay vài triệu chứng bất thường khác trong thời kỳ này.
Hội chứng buồng trứng đa nang có thể gây những triệu chứng bất thường trong kỳ kinh.
M.áu cục lớn và nhiều: Vào những ngày lượng kinh ra nhiều có thể có hiện tượng m.áu cục. Nếu bạn nhận thấy cục m.áu đông lớn hơn hoặc nhiều hơn bình thường, có thể là một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, chẳng hạn như: u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, bệnh cơ tuyến tử cung. Ngoài ra, nếu một phụ nữ bị trễ kinh (nghi ngờ có thai) mà ra m.áu cục, điều này có thể là dấu hiệu của việc sẩy thai. Nếu điều này xảy ra, điều đầu tiên cần làm là phải đi khám ngay.
M.áu kinh bất thường: Với mỗi người phụ nữ, quy luật bình thường của một kỳ kinh có thể khác nhau, thay đổi từ khi bắt đầu đến cuối kỳ, ví dụ bắt đầu với lượng kinh nhiều hơn, sau đó sẽ nhẹ dần về cuối kỳ. Nếu bạn cảm thấy m.áu kinh bất thường so với quy luật của bạn, bạn nên đến gặp bác sĩ.
Đau bụng kinh dữ dội: Co thắt tử cung có thể gây ra những cơn đau bụng kinh. Tử cung co thắt quá mức hoặc bất thường có thể khiến đau bụng kinh dữ dội và là dấu hiệu chỉ điểm một số tình trạng bệnh lý như lạc nội mạc tử cung, bệnh cơ tuyến tử cung, u xơ tử cung…
Thay đổi tâm trạng quá mức: Thời điểm sau khi rụng trứng và trước khi bắt đầu kỳ kinh, một số phụ nữ gặp phải các triệu chứng thể chất và cảm xúc (hội chứng t.iền k.inh n.guyệt -PMS).
Những thay đổi về mức hormon estrogen và progesterone trong thời kỳ k.inh n.guyệt có thể gây ra tâm trạng thấp. Tuy nhiên, nếu những này nghiêm trọng đến mức cản trở người phụ nữ trong các hoạt động hàng ngày lại là dấu hiệu của chứng rối loạn trầm cảm t.iền k.inh n.guyệt. Đối với những người gặp vấn đề này cần được điều trị bằng thuốc kết hợp với thay đổi lối sống.
Đau nửa đầu: Thống kê cho thấy cứ 10 người phụ nữ thì có 4 người từng bị đau nửa đầu vào một thời điểm nào đó và khoảng một nửa số trường hợp là xảy ra trong khoảng thời gian “đèn đỏ”. Nguyên nhân có liên quan tới sự thay đổi nồng độ hormon do chu kỳ k.inh n.guyệt ảnh hưởng đến các chất hóa học trong não. Bất cứ ai bị chứng đau nửa đầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có thể kiểm soát các triệu chứng và giúp ngăn ngừa các cơn đau nửa đầu.
Cách xử trí và phòng ngừa
Các biện pháp chăm sóc tại nhà sau đây có thể giúp giảm bớt các triệu chứng nhẹ của thời kỳ k.inh n.guyệt: Sử dụng túi sưởi hoặc ngâm thư giãn trong bồn nước ấm để giúp giảm co thắt; Tập yoga, tập thể dục thường xuyên; châm cứu;
Dùng thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như ibuprofen; Duy trì cân nặng hợp lý; Thực hành các biện pháp để giảm stress; Có một chế độ ăn uống lành mạnh, bổ dưỡng; Tránh caffeine, ăn ít muối và đường 2 tuần trước khi có kinh; Đảm bảo giấc ngủ chất lượng 8 giờ mỗi đêm; Không hút thuốc và tránh khói thuốc.
Chuyện thật của tôi: Detox để giảm cân nhanh, tớ đối mặt với cơn ác mộng rong kinh
Một ngày nọ, “bà dì” thay vì đến rồi đi lại bất chấp “cố thủ” với kẹp nơ dù “chính chủ” chẳng hề hát “anh ơi anh ở lại”, “rụng dâu” bất chấp thời gian. Làm cách nào bạn biết cơ thể đang bất ổn?
Chuyện giảm cân: Ai bảo cứ detox là khỏe!
Nghe theo lời bạn bè uống detox rau củ để thanh lọc cơ thể, hành trình giảm cân của tớ rốt cuộc lại “chữa lợn lành thành lợn què”. Thay vì mỗi ngày uống một ít thôi như người ta, tớ lại ham hố “tu” luôn 4 chai một ngày ngay “mùa dâu”.
Liền sau đấy tớ phát hiện ra cơ thể mình có hiện tượng lạ: Cảm giác yếu hơn, luôn trong tình trạng hoa mắt, mệt mỏi khi mà lượng cân nặng mất đi không phải mỡ mà chính là cơ bắp. Chẳng những vậy, cảm giác buồn nôn, chán ăn, khó chịu luôn đeo bám theo tớ, những món ăn từng hấp dẫn bao nhiêu thì bây giờ chỉ khiến tớ ngán ngẩm. Mà cũng chính vì liều mạng detox ngay “mùa dâu” nên có lẽ kì nguyệt san của tớ kéo dài ra trông thấy. Và thế là, một chương mới của cuộc đời mở ra vì “dâu rụng” không kiểm soát.
Đừng như tớ ban đầu cứ nghĩ chắc “dâu” rụng nhiều, đợi hết rồi thôi. Đây là một suy nghĩ hú hồn con chồn mà tớ đã hối hận về sau. Do đối với một chu kỳ k.inh n.guyệt bình thường, lượng m.áu mất đi dưới 80 ml/chu kỳ, còn rong kinh làm mất đi nhiếu hơn, lâu dài gây nên tình trạng thiếu m.áu khiến các teen luôn trong trạng thái mệt mỏi.
Thậm chí, rong kinh còn là dấu hiệu một số căn bệnh phụ khoa như u xơ cổ tử cung, viêm nội mạc tử cung, buồng trứng đa nang hay ung thư tử cung… Quan trọng hơn nữa, khi đã “rong kinh” sẽ không có chuyện “vài ngày nữa sẽ dừng” như tớ suy nghĩ, tớ đã phải đến ngay bác sĩ phụ khoa sau 15 ngày mà “bà dì vẫn cương quyết ở lại”.
Hú hồn chuyện lần đầu đi khám phụ khoa
Suốt nhiều năm liền, tớ vẫn nghĩ “cô bé” của mình luôn khỏe mạnh cho đến khi “ngã ngửa” trong lần đầu tiên trải nghiệm khám phụ khoa. Hóa ra, tình trạng rong kinh của tớ lại đến từ một căn bệnh thường gặp ở hội chị em nhà mình – rối loạn nội tiết. Theo các bác sĩ sản phụ khoa, khi cân nặng thay đổi đột xuất sẽ ảnh hưởng đến nồng độ hormone trong cơ thể, gây ảnh hưởng đến “mùa dâu”. Nguyên nhân là do khi tăng cân, chất béo tích tụ quá nhiều khiến hormone trong cơ thể bị mất cân bằng.
Tuy nhiên, rối loạn nội tiết chỉ ảnh hưởng nguyệt san trong thời gian ngắn. Nếu rong kinh kéo dài, các chị em “kẹp nơ” hay thất thường như tâm tình người con gái thì có thể là biểu hiện của việc nội tiết tố biến đổi nhiều hoặc là nguyên nhân của những bệnh lý về phụ khoa mà cần liên lạc bác sĩ.
Rất may là tớ chỉ bị rối loạn nội tiết do dung nạp quá nhiều tinh bột và chất béo xấu trong mùa dịch và chỉ cần uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ là sẽ cân bằng lại trạng thái ban đầu. Trải nghiệm khám phụ khoa lần đầu tưởng đáng sợ nhưng lại rất đỗi bình thường. Tuy nhiên thật ra các bác sĩ phụ khoa rất thân thiện và hiểu tâm lí phe con gái nhà.
So với các bệnh ngoài da, bệnh phụ khoa là căn bệnh ít ai để ý nhất, đặc biệt là các bạn nữ. Tuy nhiên, có bệnh mà chị em nhà mình lại không chịu đi khám thì sẽ gặp hậu quả “đáng sợ” về sau.
Hành trình chữa rong kinh, tớ học cách yêu chính mình nhiều hơn
Vậy là để “chống rối loạn, né đa nang”, tớ phải tham gia vào hành trình giảm cân để khỏe mạnh. Đó giờ thật ra tớ luôn quan niệm giảm cũng được, không giảm cũng được miễn là mình không thấy tự ti. Nhưng sự thật, đối với con gái tụi mình, cân nặng còn là yếu tố tiên quyết để bảo vệ sức khỏe.
Bằng cách ăn uống điều độ, kiêng cữ tinh bột, bầu bạn cùng chế độ ăn uống ít thịt và chất béo, bổ sung thêm thực phẩm giàu magie, kẽm, sắt, vitamin B1, B6 và vitamin E như rau củ, trứng gà, thịt bò, các loại hạt… đồng thời kiêng các chất kích thích như cà phê, gia vị cay nồng, uống ít nhất 2 lít nước một ngày, tớ đã giảm được gần 4kg chỉ trong một tuần, một phần là quá sợ hãi trước những thông tin bác sĩ đã nói, một phần do đây là lần đầu tiên trong đời tớ đứng trước sự thật là mình có khả năng vô sinh sau này.
Nhưng chính vì giảm cân kiểu ấy mà tớ mau đói, dễ stress lại thêm rong kinh nên tâm trạng thất thường hơn hẳn. Vì thế tớ quyết định sống khỏe mạnh và cân bằng hơn bằng cách tập gym đều đặn, ăn nhiều rau hơn nhưng không kiêng hoàn toàn các món ăn ngon, giữ cho mình luôn khỏe mạnh, vui vẻ, hạnh phúc.
Bất chấp mọi giá để giảm cân là sai lầm, nhưng nếu bạn đang “quá cỡ”, hãy giảm cân! Không phải để đẹp hơn, không phải để hợp “chuẩn” mà là để giữ gìn sức khỏe cho chính bạn!