Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển cân nặng và thể chất của thai nhi trong bụng mẹ.
Khi bước vào giai đoạn mang thai, nhu cầu dinh dưỡng của mẹ bầu sẽ tăng cao. Chính vì vậy việc bổ sung dinh dưỡng lúc này là vô cùng cần thiết.
Nhiều bà mẹ trẻ lo lắng không biết rằng bản thân nên ăn những gì, nên ăn bao nhiêu, hay ăn với khẩu phần như thế nào để thai nhi nhận được đủ chất.
Dinh dưỡng 3 tháng đầu tiên
Ảnh minh họa
3 tháng thai kỳ đầu vô cùng quan trọng. Thời điểm này, thai nhi trong bụng mẹ mới bắt đầu hình thành nên chế độ dinh dưỡng cho bà bầu đóng một vai trò rất lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến sự hoàn thiện của bào thai.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho hay trong 3 tháng đầu tiên, mẹ bầu cần dung nạp khoảng 200 – 300 kcal mỗi ngày, không cần tẩm bổ quá nhiều dưỡng chất vì bào thai còn nhỏ chưa thể hấp thu nhiều dưỡng chất.
Mẹ bầu chỉ cần duy trì mức năng lượng như thông thường để hạn chế mệt mỏi và nâng cao vi chất cho cơ thể, giúp bé cưng giảm thiểu nguy cơ dị tật bẩm sinh như: Axit folic (có trong gan động vật, thịt gia cầm, ngũ cốc, rau màu xanh đậm, rau dền, củ cải, bông cải, đậu Hà Lan, đậu nành, cà rốt, cà chua, chuối, cam, quýt, bưởi…); Sắt (có trong rau xanh, thịt đỏ, đậu phụ) ; Vitamin B12 (có trong cá hồi, cá ngừ, trứng, sữa, thịt bò, hạt điều, hạt hạnh nhân, bông cải xanh, kiwi, xoài…).
Từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6
Đây là thời gian phần lớn các mẹ bầu không còn “vật vã” vì nghén nên việc ăn uống sẽ dễ dàng hơn. Về phần thai nhi, nhu cầu dinh dưỡng sẽ tăng lên vượt trội để phục vụ quá trình tăng trưởng. Do vậy, muốn đáp ứng nhu cầu của thai nhi, mẹ nên tăng khoảng 300 kcal trong khẩu phần ăn hàng ngày của mình.
Trong giai đoạn này, mẹ bầu cũng được khuyên nên tăng cường thêm 1000 – 1200mg canxi để đáp ứng nhu cầu phát triển hệ xương của bé. Lưu ý các mẹ không cần ăn nhiều, ăn đủ dưỡng chất là ổn! Các mẹ cũng nên chú ý tăng cường nhiều axit béo omega 3 và choline – “chìa khóa” giúp trí não và hệ thần kinh của bé phát triển tốt nhất.
3 tháng cuối thai kỳ
Đây là thời điểm các mẹ bận rộn với việc chuẩn bị cho bé chào đời. Do đó, mẹ bầu không nên lơ là việc ăn uống. Theo đó, các mẹ cần tiêu thụ thêm nhiều thực phẩm giàu canxi để giúp xương chắc khỏe, bổ sung rau xanh, trái cây ngăn ngừa táo bón.
Dù đang ở giai đoạn nào của hành trình mang thai, mẹ bầu đều nên tránh những thực phẩm không lành mạnh, gây hại cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi, như: Thực phẩm tái, gỏi, nước uống có gas, chất kích thích, t.huốc l.á,….
Đặc biệt, các mẹ không nên ăn quá nhiều đồ ngọt bởi đồ ngọt sẽ khiến cho mẹ bầu tăng cân không kiểm soát, dễ gây tiểu đường thai kỳ và tăng nguy cơ sinh mổ. Do đó, dù không nhất thiết phải kiêng tuyệt đối đồ ngọt nhưng trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu thì đồ ngọt nên được hạn chế.
Ngoài một chế độ ăn uống hợp lý thì lời khuyên các chuyên gia dành cho bạn là nên kết hợp bổ sung thêm các sản phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất, giúp đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho mẹ và bé, đảm bảo sự phát triển của thai nhi.
Thiếu m.áu nên ăn, uống gì để nhanh phục hồi?
Khi thiếu m.áu cơ thể mệt mỏi, làm việc chóng mệt, hay ngủ gà ngủ gật, hay bị ngất …. Thiếu m.áu có thể được cải thiện qua việc ăn uống hàng ngày với các thực phẩm giàu sắt, acid folic.
Thiếu m.áu là tình trạng cơ thể bị thiếu hụt hồng cầu nghiêm trọng dẫn đến hàng loạt các vấn đề đối với sức khỏe. Nguyên nhân gây ra sự thiếu hụt hồng cầu này chủ yếu đến từ việc cơ thể đang bị thiếu chất sắt trầm trọng. Sắt là chất đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành hồng cầu và giúp hồng cầu vận chuyển dinh dưỡng và oxy đi nuôi các cơ quan trong cơ thể.
Có hai loại chất sắt được biết đến trong thực vật và động vật hiện nay, đó là sắt heme và sắt non-heme. Sắt heme có thể tìm thấy dễ dàng trong thịt của các loại động vật, còn sắt non-heme thì được tìm thấy nhiều hơn từ thực vật. Cả hai loại sắt này đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên hemoglobin, chất giúp hồng cầu và m.áu có màu đỏ, có thể lưu giữ oxy để vận chuyển.
Sắt đóng vai trò hình thành nên hồng cầu trong m.áu
Do đó mà nhu cầu bổ sung sắt để giúp cho người bị thiếu m.áu là vô cùng cần thiết. Vậy thiếu m.áu nên ăn gì? Hãy tham khảo những thực phẩm giàu sắt sau đây để có thể giúp bạn bổ sung lượng m.áu cần thiết cho cơ thể.
1. Các loại thịt
Các loại thịt nói chung đều chứa lượng sắt heme vô cùng dồi dào. Điều này giúp cơ thể có thể hấp thụ đủ lượng sắt cần thiết để sản sinh hồng cầu, ngăn ngừa chứng thiếu m.áu. Các loại thịt bò, thịt lợn sẽ có lượng sắt cao hơn so với các loại thịt gia cầm như gà, vịt.
Các loại thịt nên ăn: thịt bò, thịt lợn, gà, vịt
Các loại thịt đỏ là nguồn cung cấp sắt dồi dào
2. Các loại rau có màu xanh đậm
Một số loại rau có màu xanh đậm là nguồn cung cấp chất sắt nonheme phong phú. Ngoài ra, các loại rau này có thể cung cấp folate và vitamin C giúp cơ thể hấp thụ sắt dễ dàng hơn.
Các loại rau nên ăn: Rau cải xoăn, rau chân vịt, rau cải ngồng, cần tây, rau đay, rau dền các loại, xương xông, lá lốt, rau ngót, rau bí
Rau có màu xanh đậm tốt cho người bị thiếu m.áu
3. Các loại hải sản
Hải sản nói chung, đặc biệt là những loài có vỏ là nguồn cung cấp chất sắt và folate lý tưởng cho cơ thể, từ đó ngăn ngừa cơ thể không bị thiếu m.áu. Ngoài ra, hải sản chứa nhiều khoáng chất như canxi, kẽm, photpho có lợi cho xương khớp và giúp phòng ngừa các bệnh về xương khớp có thể gặp phải.
Các loài cá, thủy sản nên ăn: bao gồm cua biển, tôm, cá thu, trai, hàu, cá mòi, cá cơm.
Nguồn sắt từ hải sản vô cùng dồi dào
4. Gan, tim, thận động vật
Gan của các loài động vật như lợn, bò, gà, vịt, ngan… có chứa hàm lượng sắt và folate dồi dào. Người bệnh bị thiếu m.áu có thể ăn gan để bổ sung lượng sắt cho cơ thể. Tuy nhiên vì đây là nội tạng của động vật cho nên không được khuyến khích sử dụng quá nhiều. Ngoài gan ra, bạn có thể ăn tim, lưỡi của động vật cũng có thể cung cấp lượng sắt tương tự.
Gan động vật cung cấp lượng sắt và folate phong phú
5. Các loại đậu, đỗ
Các loại đậu là nguồn thực phẩm rẻ t.iền, dễ kiếm, hoàn toàn phù hợp cho bất kỳ người nào mà lại cung cấp nguồn chất sắt và vitamin không hề thấp.
Một số loại đậu,đỗ nên ăn: Đậu nành, Đậu xanh, Đậu Hà Lan, Đậu đen…
Một số loại đậu rất tốt cho người bị thiếu m.áu
6. Các loại hạt
Nhiều loại hạt cung cấp lượng sắt tốt cho cơ thể. Chúng lại hoàn toàn phù hợp cho một bữa ăn giàu dinh dưỡng đi kèm với các loại rau, salad hoặc trái cây nhằm gia tăng sức đề kháng và cải thiện tình trạng thiếu m.áu của cơ thể.
Các loại hạt nên ăn: Hạt điều, Hạt hướng dương, Hạt bí, Hạt hồ trăn,…
Các loại hạt bổ sung đầy đủ sắt cho cơ thể
7. Thực phẩm giàu tinh bột
Một số loại thực phẩm giàu tinh bột như khoai lang, khoai tây, bánh mì có chứa lượng sắt không hề nhỏ góp phần bổ sung nguồn thiếu hụt của cơ thể. Theo như nghiên cứu, cứ 100g khoai tây đã chứa đến 3,2mg sắt, chiếm đến 20% nhu cầu sắt mà cơ thể cần mỗi ngày.
Thiếu m.áu nên ăn gì? Thực phẩm giàu tinh bột là thứ bạn cần
8. Các loại trái cây giàu vitamin C
Thiếu m.áu nên ăn gì? Các loại trái cây giàu vitamin C là nguồn thực phẩm lý tưởng dành cho người bị thiếu m.áu. Vitamin C sẽ giúp cơ thể giữ lại và hấp thụ sắt hiệu quả, từ đó tăng quá trình chuyển hóa các chất được vận chuyển bởi hồng cầu tốt hơn.
Các loại trái cây nên ăn: Cam, Củ cải đường, Chanh, Dâu tây, Nho, Cà chua..
Nên bổ sung vitamin C từ trái cây cho người bị thiếu m.áu
9. Ăn nho khô
Nho khô là loại trái cây được sấy khô để tiện lợi cho quá trình bảo quản. Tuy vậy nó cực kỳ nhiều sắt, canxi, photpho và kẽm giúp tốt cho m.áu và các cơ quan trong cơ thể. Những chất chống oxy hóa trong nho khô còn giúp kích thích cơ thể sản sinh hồng cầu, góp phần ngăn ngừa tình trạng thiếu m.áu xảy ra.
Nho khô chứa nhiều sắt hơn bạn tưởng
10. Sữa và các chế phẩm từ sữa
Sữa là loại đồ uống chứa hàm lượng dinh dưỡng vô cùng cao và có lợi cho sức khỏe. Ngoài các khoáng chất như canxi, sắt, magie, photpho rất bổ dưỡng cho cơ thể và bổ m.áu. Các vitamin A, C và B12 có vai trò quan trọng trong việc giữ sắt ở lại cơ thể và hình thành nên hồng cầu, từ đó bạn sẽ không còn bị thiếu m.áu nữa.
Sữa tươi rất tốt cho người bị thiếu m.áu
Thiếu m.áu nên kiêng ăn, uống gì?
1. Cà phê
Trong cà phê có chứa một lượng nhỏ polyphenol, có khả năng ức chế cơ thể hấp thụ chất sắt. Do đó với người thường sử dụng quá nhiều cà phê, họ có nguy cơ cao bị thiếu m.áu và dưỡng chất hơn những người sử dụng cà phê một cách điều độ.
2. Rượu, bia
Rượu bia chứa nhiều chất có khả năng ngăn cản quá trình trao đổi chất ở gan cũng như cơ thể. Điều này khiến gan dễ bị tổn thương, cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng quan trọng trong việc hình thành hồng cầu dẫn đến thiếu m.áu.
3. Một số loại ngũ cốc
Một số loại ngũ cốc nguyên cám như lúa mạch, yến mạch, … có chứa rất nhiều gluten. Đây là chất có khả năng ức chế quá trình hấp thụ folate, tổng hợp sắt ở cơ thể để tạo nên hồng cầu. Do đó ảnh hưởng tới sức khỏe, đặc biệt là với phụ nữ trong thời gian thai kỳ.
4. Thực phẩm chứa quá nhiều canxi
Canxi là chất có khả năng ngăn cản cơ thể hấp thụ sắt, vậy nên bạn cần bổ sung lượng vừa đủ canxi để cơ thể cần mỗi ngày. Tránh việc bổ sung quá nhiều canxi có thể khiến bạn vừa bị thiếu m.áu, vừa có nguy cơ mắc sỏi thận, sỏi tiết niệu, gai cột sống…