Tôi bị tăng huyết áp và đã được bác sĩ kê đơn thuốc điều trị, trong đó có thuốc propranolol. Tôi đã dùng được một thời gian, hiện huyết áp khá ổn định. Tuy nhiên, dạo này tôi thấy mắt mỏi và có cảm giác khô. Xin hỏi nguyên nhân vì sao? Tôi có nên ngừng dùng thuốc không?
Đinh Thị Hòa (Bắc Ninh)
Ảnh minh họa
Bác Hòa thân mến! Theo như thư bác viết thì rất có thể bác đã bị tác dụng phụ của thuốc điều trị tăng huyết áp.
Propranolol là một thuốc chẹn beta – adrenergic không chọn lọc. Thuốc được chỉ định dùng trong điều trị tăng huyết áp. Ngoài ra thuốc còn được sử dụng trong đau thắt ngực do xơ vữa động mạch vành, loạn nhịp tim, nhồi m.áu cơ tim, đau nửa đầu, ngăn chặn xuất huyết tái phát ở người bệnh tăng áp lực tĩnh mạch cửa và giãn tĩnh mạch thực quản…
Thuốc propranolol làm phong bế tác dụng của adrenalin, làm chậm nhịp tim, làm giảm áp lực của m.áu lên thành mạch, từ đó làm giảm huyết áp.
Cũng như các thuốc khác, propranolol cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ. Một trong những tác dụng phụ của thuốc này là làm giảm sản xuất một loại protein có trong nước mắt. Điều này dẫn tới nước mắt được tạo ra ít hơn và mắt trở nên khô hơn. Các thuốc chẹn beta còn làm giảm nhãn áp, làm giảm lượng nước trong nước mắt, là nguyên nhân gây khô mắt.
Bác không nên quá lo lắng vì tình trạng này mà ngừng thuốc. Bởi việc ngừng đột ngột thuốc trị tăng huyết áp có thể gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Nếu ngừng thuốc cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, để thuốc phát huy lợi ích tốt nhất, bác nên sử dụng propranolol thường xuyên, đồng thời nên uống thuốc vào cùng thời gian mỗi ngày.
Với trường hợp của bác, nếu mắt khô gây khó chịu nhiều, bác nên thông báo cho bác sĩ hoặc đến khám lại tại phòng khám chuyên khoa để được hướng dẫn và tư vấn cụ thể với tình trạng của mình. Trong trường hợp bị khô mắt nặng, cần thay thế thuốc khác thích hợp hơn.
Chúc bác mau khỏe!
Đề phòng bệnh tim mạch nếu huyết áp ban đêm dao động mạnh
Những người có huyết áp cao hoặc thấp bất thường vào ban đêm có nguy cơ cao gặp các vấn đề về tim mạch trong tương lai, ngay cả khi huyết áp ban ngày của họ nằm trong giới hạn bình thường – theo nghiên cứu vừa công bố trên Tạp chí Circulation của Hiệp hội Tim Mỹ (AHA).
Huyết áp cao khi ngủ có thể giúp cảnh báo sớm các vấn đề tim mạch. Ảnh: Belmarrahealth.com
Trong nghiên cứu mới, các chuyên gia tại Đại học Jichi (Nhật Bản) đã theo dõi sức khỏe tim mạch của hơn 6.300 người t.uổi trung bình là 69. Vào thời điểm bắt đầu nghiên cứu, không ai mắc bệnh tim mạch nhưng có ít nhất một yếu tố nguy cơ tim mạch và 75% đang sử dụng thuốc huyết áp. Những người tham gia được hướng dẫn duy trì các sinh hoạt bình thường vào ban ngày, ghi nhật ký thời gian ngủ và thức, đồng thời được theo dõi huyết áp bằng máy đo huyết áp đeo tay ngay tại nhà, với khoảng 20 lần đo vào ban ngày và 7 lần đo vào ban đêm.
Qua thời gian theo dõi trung bình 4 năm rưỡi, nhóm nghiên cứu ghi nhận có 306 sự cố tim mạch, 119 ca đột quỵ, 99 ca bệnh động mạch vành và 88 ca suy tim. Sau khi phân tích dữ liệu, các chuyên gia phát hiện huyết áp tâm thu (tức chỉ số trên) vào ban đêm tăng từ 20 mm/Hg trở lên tương ứng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ tăng thêm 18%, còn nguy cơ bị suy tim tăng 25%.
Với những người có chỉ số huyết áp bình thường vào ban ngày nhưng chỉ số huyết áp vào ban đêm liên tục cao hơn, nguy cơ suy tim của họ tăng gấp đôi. Trong khi đó, những người có chỉ số huyết áp vào ban đêm giảm thấp hơn 20% được ghi nhận là có nguy cơ đột quỵ cao gấp đôi.
Trưởng nhóm nghiên cứu – Tiến sĩ Kazuomi Kario – nhận xét: “Kết quả này chỉ ra rằng huyết áp tâm thu vào ban đêm là một yếu tố nguy cơ độc lập và quan trọng đối với các biến cố về tim mạch. Nghiên cứu mới nhấn mạnh tầm quan trọng của việc theo dõi huyết áp vào ban đêm trong quá trình quản lý sức khỏe bệnh nhân”.
Theo Tiến sĩ Raymond Townsend – một chuyên gia tại AHA, so với huyết áp vào ban ngày, huyết áp trong khi chúng ta ngủ thường thấp hơn từ 10-20%. Tuy nhiên, các bác sĩ thường chỉ dựa vào số đo huyết áp ban ngày để xác định bệnh nhân có bị chứng cao huyết áp hay không hoặc để đ.ánh giá hiệu quả thuốc điều hòa huyết áp. Điều này có thể bỏ lỡ cơ hội phát hiện và điều trị kịp thời cho những đối tượng có yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch và bị tăng huyết áp về đêm.
Những thực phẩm giúp ngăn ngừa xơ cứng mạch m.áu
Các chuyên gia sức khỏe cho biết việc duy trì mức huyết áp ổn định và ngăn ngừa xơ cứng mạch m.áu có ý nghĩa quan trọng giúp phòng tránh tình trạng hẹp và tắc nghẽn động mạch – yếu tố dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm ở động mạch vành, động mạch cảnh, động mạch ngoại biên, nhồi m.áu cơ tim và tai biến mạch m.áu não (đột quỵ). Do đó, ngoài tuân thủ lối sống lành mạnh, các chuyên gia khuyến nghị bổ sung vào chế độ ăn những thực phẩm có công dụng giúp động mạch luôn thông trống và khỏe mạnh như sau:
Tỏi. Tiêu thụ từ 1-4 tép tỏi/ngày có thể giúp giảm nồng độ cholesterol “xấu” LDL và cải thiện sức khỏe động mạch. Nghiên cứu chỉ ra rằng tỏi có lợi cho sức khỏe tim mạch, nhất là với người lớn t.uổi.
Lựu. Đây là nguồn cung tuyệt vời các chất chống ôxy hóa mạnh – đặc biệt là vitamin C và polyphenol, giúp kích thích sản xuất ôxít nitric. Dưỡng chất này có tác dụng cải thiện lưu thông m.áu và giữ động mạch luôn mở rộng, cũng như làm giảm sự hình thành mảng bám trong động mạch.
Cá hồi. Loại cá này giàu axít béo omega-3, có công dụng tăng lượng cholesterol “tốt” HDL, giảm viêm mạch m.áu và hình thành cục m.áu đông trong động mạch. Ăn cá hồi còn giúp giảm huyết áp một cách tự nhiên.
Nghệ. Hoạt chất curcumin trong nghệ giúp giảm tích tụ chất béo trong động mạch, giảm viêm và ngăn ngừa xơ cứng động mạch. Nghệ còn chứa vitamin B6 giúp điều hòa lượng homocysteine, từ đó đẩy lùi nguy cơ tích tụ mảng bám và tổn thương mạch m.áu. Loại gia vị này còn giúp giảm quá trình ôxy hóa cholesterol và lượng LDL.
Dầu ôliu. Tác động kết hợp của thành phần chống ôxy hóa polyphenol và chất béo không bão hòa đơn trong dầu ôliu có thể làm giảm lượng LDL và tăng cường lượng HDL, nhờ đó ngăn tích tụ mảng bám trong động mạch.