5 cây thuốc nam chữa tiểu đêm

Tiểu đêm chỉ là triệu chứng và có thể hoàn toàn chữa khỏi. Trong các cách chữa tiểu đêm hiện nay, nhiều người đã và đang tìm đến thảo dược như một phương pháp đơn giản, an toàn và hiệu quả.

Dưới đây xin giới thiệu 5 loại thảo dược dùng chữa tiểu đêm hiệu quả nhất hiện nay.

Giá đỗ có nhiều tác dụng không phải ai cũng biết.

– Kim t.iền thảo và râu ngô: Cho 30g kim t.iền thảo và 30g râu ngô nấu cùng với nước, uống hàng ngày thay trà. Chỉ cần áp dụng bài thuốc này liên tục trong thời gian 2 tuần, sẽ thấy chứng đi tiểu đêm nhiều được thuyên giảm nhanh chóng. Chú ý là bài thuốc này chỉ dành để chữa tiểu đêm do các nguyên nhân sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo. Bởi Kim t.iền thảo là vị thuốc tốt cho chứng tiểu đêm nguyên nhân do sỏi.

-Giá đỗ: Dùng 500g giá đỗ xanh, đem luộc lấy nước, cái dùng để ăn thay rau. Nước luộc giá pha với 50g đường trắng. Uống 5 – 6 lần trong ngày để chữa tiểu đêm, tiểu dắt, hạn chế tiểu buốt.

-Cẩu kì tử: Với thành phần chứa nhiều vitamin, sắt, protein, canxi, cẩu kì tử giúp bồi bổ cơ thể, rất tốt cho người già, đặc biệt là nam giới mắc các bệnh về sinh lý. Bài thuốc cầu kì tử còn giúp chữa tiểu đêm do các nguyên nhân béo phì, phì đại tuyến t.iền liệt. Dùng 15g quả cẩu kì tử sắc lấy nước uống 2 ngày một lần để giảm hiện tượng tiểu đêm, bí tiểu, tiểu dắt.

-Ích trí nhân: Ích trí nhân còn có tên gọi khác là ích trí tử. Thuốc có vị cay, tính ôn, có tác dụng bổ tỳ thận, làm đặc tinh, giúp hạn chế số lần đi tiểu. Trong Đông y, ích trí nhân được xem như vị “cứu tinh” cho những ai bị chứng tiểu đêm làm phiền. Dùng tang phiêu tiêu 30g, ích trí nhân 15g, hoài sơn 30g. Sắc uống trong ngày.

-Phá cố chỉ: Giống như ích trí nhân, vì vậy trong Đông y chuyên dùng để chữa chứng tiểu nhiều, tiểu đêm nhiều lần ở nữ. Dùng phá cố chỉ (ngâm rượu sao) 100g, Tiểu hồi (sao) 100g, tán nhỏ, trộn đều, làm thành viên, mỗi tối dùng nước ấm uống. Trị 6 ca đều khỏi.

Lưu ý khi sử dụng thảo dược chữa tiểu đêm do tác dụng của thào dược chậm và chắc nên người dùng cần phải kiên trì sử dụng lâu dài. Quá trình đun sắc dược liệu cần cẩn thận, khéo léo để hạn chế việc hao hụt tác dụng của thuốc trong khi chế biến.

Trẻ 6 t.uổi nhập viện vì ngộ độc lá kim t.iền: Loại cây “hút tài lộc” ai cũng thích trồng nhưng chứa chất độc cực mạnh cần cảnh giác

Cây cảnh có tác dụng trang trí nhà cửa, lọc không khí bẩn, nhưng nếu không thận trọng, chúng có thể gây nguy hiểm cho các gia đình có trẻ nhỏ.

Trẻ đau họng, sưng mồm khi cắn phải lá cây kim t.iền

Gần đây, người dùng mạng xã hội chia sẻ về trường hợp trẻ nhỏ ngộ độc khi nghịch lá cây cảnh. Theo đó, một cháu bé 6 t.uổi trong lúc chơi đã bứt lá cây kim t.iền bỏ vào miệng. Khi thấy cháu đột nhiên la khóc, kêu đau họng và khạc nhổ liên tục, gia đình mới phát hiện chiếc lá cây kim t.iền có vết cắn vứt dưới đất.

Ngay sau đó, cháu đã được đưa vào bệnh viện trong tình trạng run toàn thân, vùng da mặt bên dưới mắt bị xuất huyết dưới da. Sau khi kết luận cháu bị ngộ độc lá cây kim t.iền, các bác sĩ tại Bệnh viện Nho Quan (tỉnh Ninh Bình) đã tiến hành xúc rửa miệng, cho dùng thuốc kháng histamin và bọc niêm mạc dạ dày cho cháu.

Do cắn lá kim t.iền trong lúc đùa nghịch, một đ.ứa t.rẻ 6 t.uổi đã phải nhập viện vì ngộ độc. (Nguồn: NoBiTa)

Bài đăng đã nhận được sự quan tâm của nhiều bậc phụ huynh. Một số tài khoản Facebook cũng khẳng định, lá cây kim t.iền có độc và có thể gây những tai nạn đáng tiếc.

Trước mèo con nhà mình có ăn phải lá này và c.hết cứng đơ luôn”.

“Một lần tôi đi ngang và quẹt trúng phần nhựa thân cây. Ngứa không tả nổi, cảm giác rất nóng như axit nhẹ.”

“Kim ngân, kim t.iền nhựa đều rất nguy hiểm. Nên khi khách hỏi muốn mua cây kim t.iền đều phải tư vấn xem nhà có trẻ con không và vấn đề lưu ý khi chăm sóc cho cây mà. Khổ thân bé.”

Đây không phải lần đầu tiên có t.rẻ e.m ngộ độc vì cắn phải lá cây kim t.iền. Năm ngoái, một bé 15 tháng t.uổi cũng đã phải nhập viện vì sưng mồm, rát họng sau khi bỏ lá cây kim t.iền bỏ vào miệng. Bố bé nhanh trí lấy một lá kim t.iền và nhấm thử để cảm nhận con đang bị gì. Anh cho biết, bản thân mình là người lớn mà còn cảm thấy bỏng rát như nếm phải chất axit, huống chi là trẻ con.

Tại Việt Nam, cây kim t.iền được khá nhiều văn phòng và gia đình chọn trồng. Theo nhiều người, loài cây này không chỉ có tác dụng lọc không khí mà còn mang ý nghĩa phong thủy “thu hút tài lộc”. Tuy nhiên, rất ít người biết rằng cây kim t.iền tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm, nhất là với các gia đình có trẻ nhỏ.

Các gia đình có trẻ nhỏ cần thận trọng khi trồng cây kim t.iền trong nhà

Cây kim t.iền, hay còn gọi là cây phát tài, có tên khoa học là Zamioculcas Zamiifolia. Cây có nguồn gốc từ châu Phi nên khả năng chịu hạn tốt. Từ giữa hè đến đầu thu, cây kim t.iền trưởng thành sẽ cho ra những bông hoa nhỏ xinh màu vàng nhạt.

Do có lá xanh mướt, nhìn giàu sức sống, không cần tưới nhiều nên cây kim t.iền được các gia đình khá ưa chuộng để trồng trong nhà. Chưa kể, loại cây này có khả năng lọc không khí khá tốt. Theo nghiên cứu của NASA và ĐH Copenhagen (Đan Mạch), cây kim t.iền có thể loại bỏ 0,01 mol/m2 các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi như benzene, toluene, ethylbenzene và xylen mỗi ngày.

Kết hợp với cái tên “kim phát tài” – thể hiện sự phú quý, giàu sang, nhiều người đã mua cây kim t.iền về trồng với mong muốn phát tài phát lộc mà không tìm hiểu kỹ càng.

Theo PGS.TS. Trần Hồng Côn – Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học tự nhiên (ĐHQGHN), trong cuống và lá cây kim t.iền chứa tinh thể canxi oxalat. Chất này có tác dụng thanh lọc, hút độc nhưng lại nguy hiểm với con người.

Canxi oxalat khi tiếp xúc với phần da và bộ phận nhạy cảm như lưỡi, môi, cổ họng, mắt có thể gây kích ứng từ nhẹ đến nặng. Ở thể nhẹ, bệnh nhân sẽ cảm thấy rát họng, sưng miệng, ngứa ngáy. Khi bị ngộ độc nặng, cơ thể sẽ trở nên nôn nao, khó chịu, thậm chí có thể dẫn tới khó thở, co giật, hôn mê và t.ử v.ong. Riêng t.rẻ e.m có làn da mỏng, dễ kích ứng nên khi dính nhựa cây kim t.iền lại càng nguy hiểm.

Ngoài cây kim t.iền, một số loại cây cảnh thường thấy trong gia đình như vạn niên thanh, đỗ quyên, trúc đào… cũng có chứa nhiều độc tố nguy hiểm, trong đó có Andromedotoxin và Arbutin glucoside. Người bệnh khi tiếp xúc với hai chất này sẽ gặp triệu chứng buồn nôn, ói mửa, uể oải, co giật,…

Nếu chẳng may trẻ con trong nhà cắn hoặc nuốt phải lá cây có độc, cha mẹ nên cho trẻ súc miệng để loại bỏ độc tố ngay lập tức. Nếu nhựa dính vào da hoặc mắt, bạn cần rửa sạch bằng nước. Sau đó, hãy lập tức đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để xử lý và điều trị kịp thời.

Khi trồng các loại cây cảnh trong nhà, phụ huynh cần chú ý dặn dò con cái không chạm, cắn hay nuốt lá cây. Bạn cũng nên đặt cây ở vị trí cao hoặc ở ngoài vườn, ngoài tầm với của t.rẻ e.m. Đặc biệt, mọi người cần chú ý hỏi người bán về đặc tính của cây trước khi mua về trồng trong gia đình.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *