Phòng ung thư vừa tiết kiệm vừa hiệu quả cao hãy chọn bắp cải tím

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, rau – củ – quả có màu tím chứa chất chống oxy hóa anthocyanin, có thể tương tác với các gốc tự do và ngăn chặn chúng gây tổn thương cho các phân tử quan trọng của cơ thể.

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Asian Pacific Journal of Cancer Prevention đã chỉ ra rằng, bắp cải là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa và kháng viêm quan trọng, nhờ đó giúp phòng ngừa các bệnh mạn tính phát sinh từ 2 tác nhân này, điển hình là ung thư.

Trong số tất cả các loại bắp cải, bắp cải tím có chứa nhiều chất oxy hóa nhất. Cũng giống như nhiều loại rau – củ – quả màu tím khác, bắp cải tím có chứa một loại chất chống oxy hóa đặc biệt có tên anthocyanin. Anthocyanin cũng chính là sắc tố giúp tạo ra màu sắc đặc trưng của nhóm thực vật này.

Chất chống oxy hóa là loại hợp chất đóng vai trò thiết yếu giúp bảo vệ cơ thể chúng ta khỏi sự tấn công của các gốc tự do.

Gốc tự do là những nguyên tử hay phân tử bị mất đi một điện tử ở lớp vỏ ngoài cùng. Chúng sinh ra liên tục trong quá trình trao đổi chất của cơ thể hoặc dưới tác động của các yếu tố ngoại cảnh như ô nhiễm môi trường, stress, rượu bia, t.huốc l.á…

Gốc tự do là nguyên nhân gây ra quá trình lão hóa và hơn 60 loại bệnh khác nhau, đặc biệt trong đó có ung thư. Các gốc tự do tạo ra chuỗi phản ứng trao đổi điện tử liên tục tấn công và gây tổn thương các bộ phận của tế bào. Trong trường hợp một số gen cụ thể bị hư tổn, tế bào sẽ nhân đôi một cách không kiểm soát, từ đó hình thành ung thư.

Anthocyanin đã được nhiều công trình khoa học chứng minh về các giá trị sức khỏe đáng kinh ngạc như: làm tăng t.uổi thọ, hỗ trợ sức khỏe tim mạch, phòng ngừa bệnh ung thư, chứng mất trí…

Từ những lý do trên, bắp cải tím xứng đáng là loại thực phẩm đáng cân nhắc trong bữa ăn hàng ngày, để phòng tránh ung thư cũng như nhiều loại bệnh tật khác.

Lý giải căng thẳng ảnh hưởng phản ứng viêm của cơ thể

Phản ứng của hệ miễn dịch khi chúng ta rơi vào trạng thái căng thẳng (stress) có thể làm nặng hơn tình trạng viêm của cơ thể. Theo phát hiện mới của ại học Yale (Mỹ), nguyên nhân bắt nguồn từ tế bào miễn dịch đặc biệt do tế bào mỡ nâu tiết ra.

Căng thẳng kích hoạt phản ứng có hại của hệ miễn dịch, làm xấu thêm tình trạng viêm. Ảnh: Stock.adobe

Khi bị stress, cơ thể chúng ta phản ứng bằng cách giải phóng hoóc-môn cortisol và adrenaline. iều khiến khoa học khó lý giải là hai nội tiết tố trên có chức năng ức chế hệ miễn dịch giúp giảm viêm, nhưng thực tế cho thấy trạng thái căng thẳng khiến tình trạng viêm tồi tệ hơn ở người mắc vấn đề về sức khỏe như tiểu đường, các bệnh tự miễn cũng như trầm cảm, lo lắng.

i sâu tìm hiểu, Tiến sĩ Andrew Wang và các cộng sự bắt đầu nghiên cứu vai trò của tế bào miễn dịch cytokine interleukin-6 (IL-6) đối với stress sau khi quan sát thấy nồng độ cytokine tăng cao trong m.áu chuột bị căng thẳng. Trong loạt thí nghiệm sau đó, nhóm nghiên cứu phát hiện IL-6 được tế bào mỡ nâu giải phóng khi chuột bị stress. Cơ chế miễn dịch này làm xấu đi các phản ứng viêm. Họ còn ghi nhận khi tín hiệu giữa não và tế bào mỡ nâu bị chặn lại, tình trạng viêm giảm hẳn và con vật thí nghiệm bớt kích động hơn dù bị đặt trong môi trường căng thẳng.

Theo các nhà khoa học, phản ứng của tế bào mỡ nâu làm tăng nồng độ IL-6 sau khi cơ thể giải phóng cortisol và adrenaline. iều này giải thích tại sao căng thẳng lại kích thích chứng viêm ngay cả khi các hoóc-môn ức chế miễn dịch và chống viêm này được tiết ra.

Các nghiên cứu sơ bộ cho thấy IL-6 liên quan đến các bệnh tự miễn, ung thư, béo phì, tiểu đường, trầm cảm và lo lắng. Thuốc ức chế IL-6 đã được dùng trong điều trị bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp và phần nào giảm bớt trầm cảm. Với phát hiện mới, các nhà nghiên cứu hy vọng có thể cải tiến việc điều trị những hội chứng rối loạn sức khỏe tâm thần khác.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *