Theo các số liệu thống kê cho thấy, bệnh tuyến giáp, đặc biệt ung thư tuyến giáp tại Việt Nam đang ngày càng gia tăng.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia chia sẻ, bệnh tuyến giáp có thể chữa khỏi nếu được tầm soát sớm và điều trị kịp thời cùng với chế độ dinh dưỡng hợp lý, đúng cách.
Hiện nay đối với người bệnh tuyến giáp nói chung, và đặc biệt là ung thư tuyến giáp nói riêng trong và sau quá trình điều trị thường gặp một số triệu chứng như: khó nuốt, đau họng, đau cổ, mệt mỏi, viêm nhiễm. Do đó, người bệnh thường cảm thấy chán ăn, ăn không ngon, hoặc mất vị giác dẫn tới không cung cấp đủ năng lượng và các dưỡng chất cho cơ thể dẫn đến sức khỏe suy yếu, lâu hồi phục, thậm chí kéo dài thời gian nằm viện và làm tăng chi phí điều trị.
Ngoài ra, một số người bệnh do phải tiếp tục thực hiện quá trình điều trị i-ốt phóng xạ I-131 để loại bỏ những tế bào ung thư còn sót lại, trước khi tiếp nhận phóng xạ i-ốt I-131 khoảng 2 tuần người bệnh cần thực hiện chế độ ăn kiêng i-ốt dưới 50mcg. Tuy nhiên, trong thực tế khi thực hiện chế độ ăn kiêng này, người bệnh gặp phải nhiều khó khăn như kiêng khem quá mức dẫn đến suy nhược, thiếu dinh dưỡng hoặc khó tuân thủ vì không biết lựa chọn cũng như chế biến thực phẩm cho nên đã làm giảm đáp ứng quá trình điều trị. Vì vậy cần phải có một chế dinh dưỡng đúng cách với tuyến giáp. Vậy người bệnh tuyến giáp cần chế độ dinh dưỡng như thế nào?
Dinh dưỡng đúng cách cho người bệnh tuyến giáp
Theo TS. BS Vũ Hữu Khiêm, Trung tâm Y học hạt nhân và ung bướu, BV Bạch Mai chia sẻ, nhìn chung, chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư nói chung và ung thư tuyến giáp nói riêng là tăng cường dinh dưỡng, chế độ ăn giàu Vitamin, khoáng chất, rau xanh, hoa quả tươi; không phải ăn kiêng khem gì đặc biệt. Bởi cơ thể khỏe mạnh thì hệ miễn dịch mới khỏe mạnh, giúp kiểm soát tốt bệnh tật.
Chỉ lưu ý đối với bệnh nhân ung thư tuyến giáp sau phẫu thuật mà có chỉ định điều trị Iod phóng xạ hoặc bệnh nhân chuẩn bị làm xạ hình toàn thân với Iod-131 thì phải kiêng ăn các chế phẩm có Iod, muối Iod, chụp CT có cản quang trong vòng 3 – 4 tuần để cơ thể thể thật “đói Iod”, khi đó làm xạ hình kết quả mới chính xác hoặc uống Iod điều trị mới hiệu quả.
Người bị bệnh ung thư tuyến giáp có nên dùng sữa hay không?
Nhiều sản phẩm sữa được biết đến là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cung cấp các dưỡng chất thiết yếu như: protein, chất béo, các vitamin và khoáng chất. Sữa mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể như dễ tiêu hóa, hấp thu hỗ trợ tăng cường sức khỏe, tăng cường khối cơ, duy trì trọng lượng, giúp xương, răng chắc khỏe…
Đặc biệt, đối với những người bị suy nhược, hay người có hệ tiêu hóa kém, chán ăn, mệt mỏi cần nhiều chất dinh dưỡng hơn để hồi phục sức khỏe nhanh chóng thì sữa thường được lựa chọn là sản phẩm hàng đầu trong việc cung cấp chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, trên thực tế không phải dòng sữa nào cũng phù hợp với từng loại bệnh và đặc biệt là đối với những người bệnh ung thư tuyến giáp.
Đ.ánh giá về vấn đề này, bác sĩ Vũ Hữu Khiêm nhận xét, sữa là sản phẩm dinh dưỡng có nhiều protein, canxi, các vitamin nhóm B (thiamin, riboflavin, nacin, vitamin B6 và folate), vitamin A, vitamin C, magie và kẽm, đường lactose. Sữa cung cấp chất dinh dưỡng tốt cho người bệnh ung thư giúp nhanh chóng phục hồi cơ thể.
Ngoài ra, bác sĩ Khiêm còn khẳng định, chưa có nghiên cứu lớn nào cho thấy sữa làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư nói chung và tuyến giáp nói riêng hay tăng nguy cơ tái phát bệnh ung thư ở người bệnh đã điều trị.
Chính vì vậy, người bệnh ung thư tuyến giáp vẫn có thể uống sữa bình thường. Tuy nhiên, loại trừ trường hợp người bệnh ung thư tuyến giáp sau khi điều trị bằng phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp và/hoặc không điều trị Iod phóng xạ được bác sỹ kê đơn uống hormon tuyến giáp thay thế suốt đời: levothyroxine thì được khuyến cáo rằng, “người bệnh không nên uống thuốc hormon tuyến giáp cùng với sữa bò vì sữa bò có hàm lượng canxi cao, có thể làm giảm khả năng hấp thu levothyroxine. Nên uống sữa xa khoảng thời gian uống thuốc levothyroxine”.
3 đồ vật đặt bên cạnh giường sẽ gây hại cho cơ thể con người và làm tăng nguy cơ ung thư
Để có cơ thể khỏe mạnh, bạn cần một giấc ngủ ngon, tuy nhiên, nếu đặt 3 vật này bên cạnh giường sẽ làm hại đến sức khỏe của bạn và tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Với sự phát triển của xã hội và tiến bộ của thời đại, điện thoại di động trở thành vật bất khả ly thân đối với nhiều người. Cho dù bạn đang làm việc hay học tập, hoặc thậm chí trước khi đi ngủ, điện thoại cũng luôn ở bên con người để phục vụ nhiều mục đích khác nhau, từ đọc thông tin, xem video hoặc chơi game…
Để thuận tiện cho việc sạc pin và sử dụng, một số người sẽ đặt điện thoại ngay cạnh giường hoặc đặt trực tiếp dưới gối. Có ý kiến cho rằng điều này thực sự nguy hiểm, đặc biệt là đặt điện thoại trên đầu giường sẽ khiến mọi người bị ảnh hưởng bởi phóng xạ, gây ra các mức độ thiệt hại khác nhau cho cơ thể con người, thậm chí có thể bị ung thư!
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tiến hành nghiên cứu về vấn đề này và cho thấy rằng bức xạ của điện thoại di động không phải là bức xạ ion hóa, không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, không gây ung thư.
Tuy nhiên, 3 vật dụng dưới đây thực sự sẽ gây hại cho cơ thể con người và làm tăng nguy cơ ung thư khi đặt bên cạnh giường, bạn cần chú ý!
1. Nước hoa kém chất lượng
Nhiều loại nước hoa kém chất lượng sẽ được thêm một thành phần hóa học gọi là phthalate để tăng mùi hương của nước hoa. Nếu bạn thường sử dụng một lượng nhỏ, sẽ không có ảnh hưởng nào rõ ràng cả.
Tuy nhiên, sử dụng lâu dài hoặc đặt trên đầu giường, bên cạnh giường, việc hít phải lâu dài chất gây hại này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nội tiết của cơ thể, gây ung thư t.inh h.oàn, ung thư vú và ung thư tuyến giáp.
Một số loại nước hoa kém chất lượng cũng chứa các thành phần gây dị ứng. Những người bị dị ứng hoặc t.rẻ e.m nên tránh tiếp xúc.
2. Cuốn sách mới
Sau khi mua một cuốn sách mới, bạn cũng không thể đặt nó trên đầu giường, vì mùi mực của cuốn sách mới tương đối nặng và vẫn còn chất formaldehyd dễ bay hơi trong keo dính của cuốn sách mới. Điều này sẽ gây khó chịu về thể chất sau khi hít phải và bị bệnh tuyến giáp, lâu dài sẽ dẫn đến ung thư tuyến giáp.
3. Tivi và máy tính
Đó cũng là thói quen của nhiều người khi xem TV và chơi máy tính trước khi đi ngủ. Nếu khoảng cách giữa TV và máy tính gần đầu giường, nó sẽ khiến mọi người ở trong môi trường “trường điện từ tần số cực thấp” trong một thời gian dài. Những bất thường ở tuyến giáp có thể gây ra bệnh bạch cầu hoặc ung thư tuyến giáp.
Do đó, bạn nên cố gắng không đặt máy tính và TV gần đầu giường để giảm tiếp xúc với bức xạ.
Ngoài 3 vật dụng trên, đầu giường cũng không nên là nơi đặt một số quần áo bằng sợi tổng hợp. Chẳng hạn như tất nylon, quần nylon hoặc quần co giãn… bởi những chất này sẽ giải phóng các nguyên tố nhựa siêu nhỏ nếu chúng ở trong môi trường nhiệt độ cao, giải phóng một số chất chống tĩnh điện và chất làm mềm ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Một số đàn ông cũng quen với việc đặt t.huốc l.á trên đầu giường. Mặc dù chúng không được chiếu sáng trực tiếp, nhưng t.huốc l.á cũng sẽ tiết ra một số mùi có hại. Hít phải lâu dài sẽ gây ra các bệnh về đường hô hấp hoặc tiêu hóa.
Trong trường hợp bình thường, đầu giường nên được giữ thật đơn giản và sạch sẽ. Đừng để các sản phẩm điện tử, quần áo, mỹ phẩm và t.huốc l.á gần đầu giường. Điều này không chỉ có thể làm giảm tác động đến cơ thể mà còn giữ cho môi trường ngủ thoải mái, làm cho chất lượng giấc ngủ tốt hơn và cũng có lợi cho sức khỏe.