Bánh trung thu là món bánh ngọt yêu thích với mọi người mỗi dịp Tết Trung thu. Tuy nhiên, 4 nhóm người này nên cân nhắc kĩ lưỡng khi ăn bánh trung thu, tránh rước bệnh vào người.
Năm nào cũng vậy, cứ mỗi độ tháng 7, tháng 8 Âm lịch, trên khắp các dãy phố, con đường, hàng ngàn chiếc bánh trung thu với đủ loại hương vị thi nhau “đua nở” khiến lòng người nao nức chờ đợi đến ngày Tết Trung thu gia đình quây quần phá cỗ. Trước nay, bánh trung thu vốn là loại bánh yêu thích của nhiều người. Với sự xuất hiện của nhiều hương vị bánh mới độc lạ như hiện nay, chắc chắn sẽ khiến nhiều người phải mê mệt.
Tuy nhiên, dù là “chân ái” của bao người, là món bánh không thể thiếu trong đêm rằm trung thu, nhưng có 4 nhóm người nên đặc biệt cẩn trọng khi ăn bánh trung thu, nếu không sẽ gây hại cho sức khỏe.
4 nhóm người cần lưu ý khi ăn bánh trung thu
1. Bệnh nhân tiểu đường ăn bánh trung thu có kiểm soát
Đối với những người bị bệnh tiểu đường, trong chế độ ăn uống hàng ngày cần hết sức cân nhắc đến năng lượng và hàm lượng đường hấp thu vào trong cơ thể. Đặc biệt là với lượng đường ăn vào cần được kiểm soát ở một mức độ nhất định.
Thực tế, bánh trung thu đa phần đều có vị ngọt đậm, hàm lượng đường cao, do đó, bệnh nhân tiểu đường chỉ nên tiêu thụ với một lượng nhỏ.
2. Người mắc các bệnh mãn tính như tim mạch, mạch m.áu não tránh xa bánh nhân trứng muối, lạp xưởng, mỡ
Những bệnh nhân mắc các bệnh về tim mạch và mạch m.áu não, gan và túi mật, tuyến tụy nên tránh xa bánh trung thu có lòng đỏ trứng muối, mỡ và lạp xưởng.
Điều này là bởi dù loại bánh trung thu này có vị rất ngon nhưng hàm lượng chất béo cao, đồng thời, trứng muối và lạp xưởng “ngậm” một lượng muối tương đối, nếu ăn vào sẽ không tốt cho bệnh tình của các bệnh nhân này.
3. Trẻ nhỏ và người già tránh ăn nhiều
Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ chưa phát triển tốt, còn người già thường có khả năng tiêu hóa và hấp thu kém, nếu ăn quá nhiều bánh trung thu có hàm lượng đường cao, calo cao có thể làm tăng gánh nặng cho dạ dày, gây khó tiêu, tiêu chảy và các bệnh khác.
4. Người có t.iền sử dị ứng thực phẩm kiểm tra thành phần của bánh
Những người có t.iền sử dị ứng thực phẩm nên thận trọng kiểm tra danh sách thành phần nguyên liệu trong bánh trung thu trước khi ăn. Như vậy sẽ giúp bạn tránh được nguy cơ bị dị ứng thực phẩm nếu không may bạn ăn phải.
Ngoài ra, bạn cũng nên chọn những loại bánh trung thu có xuất xứ thành phần được ghi rõ ràng trên bao bì như hàm lượng calo, chất béo, carbohydrate và muối (natri)… để tránh những nguy cơ về sức khỏe của bạn.
3 lưu ý khi ăn bánh trung thu
– Không ăn quá nhiều
Do bánh trung thu chứa nhiều calo vì thế nên thay vì một mình “xử” hết đống bánh, bạn hãy chia sẻ nó cho mọi người cùng thưởng thức. Một người khỏe, nhiều người vui.
– Phân chia lượng ăn khéo léo bù trừ
Bánh trung thu chứa nhiều carbohydrate, chất béo và đường nên nếu bạn ăn nó trong suốt cả ngày thì tốt nhất bạn nên bỏ qua các món tráng miệng khác và giảm lượng chất béo ăn vào trong 3 bữa ăn bằng cách hạn chế ăn thịt mỡ, da gà vịt, tiêu thụ ít dầu mỡ.
– Đừng ăn bánh trung thu thay các bữa trong ngày
Bánh trung thu có thể cung cấp lượng calo lớn cho cơ thể nhưng về mặt dinh dưỡng mà nó mang lại khá đơn giản (thiếu chất đạm, vi lượng, chất xơ…), do đó, nó không thể được dùng để thay thế các bữa ăn chính trong ngày.năng lượng nhưng lại tương đối đơn giản về chất dinh dưỡng nếu sử dụng nó như một bữa ăn chính.
Hơn nữa, nó chứa nhiều đường và dầu mỡ, nếu ăn quá nhiều sẽ gây khó chịu đường tiêu hóa, dễ gây tăng lipid m.áu và tăng gánh nặng cho tim mạch.
Ai không nên ăn bánh trung thu?
Những người bị sỏi mật, tiểu đường, béo phì, phụ nữ đang mang thai hay người bị viêm da, nổi mụn trứng cá không nên ăn bánh trung thu để bảo đảm sức khỏe.
Sỏi mật, túi mật
Người mắc sỏi mật, túi mật khi ăn quá nhiều bánh trung thu có thể dẫn tới viêm tụy cấp tính, t.hiệt m.ạng trong thời gian ngắn. Vì vậy, nếu không cần thiết, người mắc bệnh này cần cố gắng không ăn bánh trung thu.
Hệ tiêu hóa kém
Với những người có khả năng tiêu hóa và hấp thụ kém, ăn quá nhiều bánh trung thu có thể làm tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, gây khó tiêu, tiêu chảy và các bệnh liên quan khác.
(Ảnh minh họa)
Mắc tiểu đường
Bánh trung thu thường có độ ngọt rất cao với thành phần chính chủ yếu là bột, đường, bơ, mỡ lợn… Đây đều là những chất có hàm lượng chất béo và chất đạm rất cao. Vì vậy, những người mắc bệnh tiểu đường, tăng mỡ m.áu, thừa cân cần thận trọng khi ăn.
Trẻ nhỏ
Trẻ nhỏ ăn nhiều bánh trung thu cũng có thể dẫn đến khó tiêu hóa bởi hệ tiêu hóa còn kém và chưa hoàn thiện. Nếu ăn bánh trung thu sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày, dẫn đến chứng khó tiêu và rối loạn tiêu hóa.
Viêm loét dạ dày
Đối với bệnh nhân bị loét dạ dày và tá tràng, ăn bánh trung thu có thể thúc đẩy bài tiết axit dạ dày, gây khó cho việc chữa bệnh. Riêng những loại bánh mặn có lẽ không thích hợp cho những ai viêm thận vì nồng độ muối cao.
Thừa cân, béo phì
Bánh trung thu là thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo và đạm, lại khó tiêu. Nên những người đang bị thừa cân, béo phì không nên sử dụng để tránh để bệnh thêm trầm trọng.
Viêm da, mụn trứng cá
Những người thường xuyên bị viêm da, mụn trứng cá và các bệnh về da khác cũng không nên ăn quá nhiều bánh trung thu. Thành phần quá nhiều chất béo có thể làm tăng bài tiết của tuyến bã nhờn, khiến các bệnh lý về da thêm trầm trọng.
Phụ nữ mang thai
Đối với phụ nữ mang thai nếu ăn quá nhiều bánh trung thu hàm lượng đường quá nhiều trong bánh gây tác động xấu đến bệnh tăng lipid m.áu, tim mạch và tiểu đường có thể ảnh hưởng tới thai nhi.