Nguy cơ mắc hen suyễn dị ứng mùa thu và cách phòng ngừa bệnh tái phát

Thời điểm mùa thu tới, con người dễ bị dị ứng hơn so với mùa hè và mùa đông. Đặc biệt nguy cơ mắc dị ứng càng cao thì tình trạng mắc bệnh hen suyễn dị ứng mùa thu càng lớn.

1. Nguy cơ mắc bệnh hen suyễn dị ứng mùa thu

Tình trạng hen suyễn dị ứng thường xảy ra ở mùa thu nghiêm trọng hơn khi bệnh này xuất hiện ở mùa hè và mùa đông.

Các trường hợp cơ thể phản ứng với tác nhân gây dị ứng như: phấn hoa, lông động vật, nấm mốc,… gây ra. Một trong những triệu chứng thường gặp nhất của hen suyễn dị ứng thường là khó thở.

Khi hen suyễn xảy ra do bị dị ứng phấn hoa người bệnh cần cẩn thận trong các ngày thời tiết hanh, khô và có gió. Các triệu chứng dị ứng sẽ giảm vào thời điểm ngày ít gió và mưa hoặc bị ẩm ướt.

Mùa thu trời hanh khô nhưng lại xuất hiện nấm mốc và bụi bặm trở thành tác nhân gây dị ứng. Nên giữ nhà cửa sạch sẽ và giữ độ ẩm trong nhà phù hợp nhằm hạn chế tình trạng nấm mốc và các yếu tố có thể gây ra tình trạng dị ứng phát triển.

2. Phòng ngừa hen suyễn tái phát thời điểm giao mùa

Thực tế, khi cơ thể nhạy cảm với môi trường và thời tiết bên ngoài nóng lạnh thất thường, đối với các bệnh nhân bị hen phế quản sẽ lên cơn hen cấp đột ngột. Điều này đặc biệt gây nguy hiểm đối với người bệnh nếu không xử trí kịp thời.

Thời điểm này muốn bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa hen suyễn tái phát người bệnh cần chú ý kiểm soát và điều trị dự phòng tốt giúp bảo vệ sức khỏe của mình.

Nguyên nhân gây bệnh hen suyễn dị ứng – Ảnh Internet

– Không chủ quan khi mắc bệnh:

Chăm sóc sức khỏe đối với người bệnh hen suyễn thời điểm mùa thu tuyệt đối không chủ quan vì người bệnh có thể đột ngột khởi phát cơn hen cấp khi thời tiết thay đổi. Ngoài ra, nếu khả năng khởi phát cơn hen xảy ra ở người có cơ địa nhạy cảm và nhiều trường hợp sẽ xuất hiện các trường hợp bệnh tiến triển nặng nề.

– Sử dụng thuốc xịt khi có dấu hiệu khởi phát hen suyễn:

Không nên chủ quan khi xuất hiện dấu hiệu khởi phát bệnh hen suyễn. Bản chất đây là một bệnh rất nguy hiểm đối với người bệnh. Khi xuất hiện cơn hen cấp, không xử trí kịp thời có thể xảy ra những biến chứng nguy hiểm như:

Suy hô hấp cấp và thậm chí có thể gây tràn khí phế nang do ho, bị ép ngực.

Khi người bệnh phải gắng sức để thở.

Các trường hợp suy hô hấp kéo dài có thể dẫn đến thiếu oxy não.

Những người bệnh hen cấp tính nặng hoặc hen ác tính, tình trạng này sẽ gây ra suy hô hấp trầm trọng và làm tăng nguy cơ t.ử v.ong đối với với người bệnh.

Diễn biến lâu dài, hen phế quản sẽ gây ra tình trạng giãn phế nang, làm khí phế bị thủng và chuyển sang tâm phế mãn dẫn tới bệnh suy tim phải. Do đó khi xuất hiện biểu hiện hen cấp cần nhanh chóng xử lý đúng cách để bảo vệ sức khỏe người bệnh.

Tránh các tác nhân làm khởi phát cơn hen suyễn – Ảnh Internet

3. Xử trí cơn hen phế quản cấp

Khi xuất hiện các dấu hiệu khởi phát cơn hen cấp, người bệnh sẽ có những biểu hiện: cơ thể mệt mỏi, xuất hiện dấu hiệu ngứa cổ, ngứa họng, bị nghẹt mũi và chảy nước mũi, ho nhiều, ho khò khè. Nhiều trường hợp xuất hiện các dấu hiệu thở nhanh, thở gấp, bị khó thở khi tăng hơn bình thường.

Các trường hợp bị nặng ngực, xuất hiện cảm giác lo lắng, hoảng hốt và thức giấc vào ban đêm. Khi trẻ nhỏ bị hen suyễn dị ứng mùa thu thì trẻ sẽ xuất hiện các biểu hiện trẻ mệt hơn bình thường, lười chơi, lười ăn. Đặc trưng nhận dạng tình trạng hen suyễn ở trẻ khiến trẻ có tiếng thở khò khè, nặng nhọc, khi ngồi hoặc đứng dậy thường phải bám vào giường để thở.

Xử trí đối với bệnh nhân hen suyễn dị ứng mùa thu, ngay khi người bệnh xuất hiện các dấu hiệu đầu tiên của bệnh cần tránh các yếu tố làm kích thích cơn hen xảy ra như: phấn hoa, lông động vật, khu vực ẩm mốc, mùi thuốc, hóa chất,… cần giữ ấm cơ thể khi bị cảm lạnh.

Tùy thuộc vào mức độ của cơn hen mà lựa chọn các loại thuốc khác nhau để cắt cơn hen.

– Trường hợp hen phế quản dạng nhẹ hoặc vừa chỉ xuất hiện triệu chứng khi có hoạt động hoặc gắng sức thì sử dụng thuốc giãn phế quản có tác dụng nhanh, phổ biến và sử dụng đúng theo hướng dẫn. Sau đó cơ thể cần được nghỉ ngơi để giảm tình trạng khó thở.

Hen suyễn dị ứng xuất hiện kèm các triệu chứng ho, khó thở – Ảnh Internet

– Khi gặp trường hợp hen suyễn dị ứng nặng, xuất hiện kèm theo các triệu chứng ho, thở khò khè người bệnh cần tự xịt vào họng của mình. Thời gian 20 phút xịt từ 2 đến 4 lần. Trong giờ đầu tiên người bệnh cần sử dụng 3 lần thuốc xịt cắt cơn và mỗi lần xịt cách nhau 20 phút.

– Nếu tình trạng khó thở của người bệnh không được cải thiện và vẫn xuất hiện dấu hiệu khó thở, cố gắng để thở, bị co kéo liên sườn, hõm ức khi người bệnh thở. Xuất hiện tình trạng môi, đầu chi tím, cánh mũi phập phồng khi thở, khó nói, khó đi lại thì cần lập tức đưa người bệnh tới cơ sở y tế gần nhất để xử lý và điều trị kịp thời.

4. Dự phòng tái phát cơn hen suyễn mùa thu

Do hen suyễn chịu ảnh hưởng và có liên quan chặt chẽ đến việc thay đổi thời tiết. Môi trường sống của người bệnh nên những người bị hen phế quản cần chủ động giữ gìn sức khỏe, đặc biệt giữ gìn sức khỏe ở thời điểm giao mùa khi thời tiết giao mùa, mùa thu dễ mắc các bệnh viêm đường hô hấp do nhiễm vi khuẩn, virus, bị cảm cúm và làm phế quản bị co thắt dẫn đến cơn hen cấp.

Người bị hen suyễn cần quan tâm đến môi trường sống, chủ động phòng tránh các tác nhân có thể gây ra dị ứng.

Lưu ý đối với các hoạt động quá sức cũng là yếu tố làm khởi phát cơn hen. Do đó người bệnh không nên lao động hoặc vận động quá sức. Chỉ nên lựa chọn các công việc, bài tập phù hợp với sức khỏe. Nên chú ý đảm bảo đủ dinh dưỡng, uống đủ nước là biện pháp giúp ngăn ngừa bệnh tái phát.

Hen suyễn dị ứng vào mùa thu có thể được kiểm soát tốt nếu như người bệnh nhận điều trị đúng cách và theo dõi chặt chẽ. Vì thế cần sử dụng thuốc dự phòng đều đặn, thăm khám đúng lịch hẹn của bác sĩ. Tránh tiếp xúc với yếu tố gây kích thích và khởi phát cơn hen phế quản. Luôn mang thuốc dự phòng và ghi nhớ để sử dụng thuốc đúng cách.

Loại sinh vật nhà nào cũng có và được WHO xếp vào nhóm gây ung thư số 1, độc gấp 68 lần asen: Chúng có ảnh hưởng đến sức khỏe thế nào?

Nấm mốc có thể xuất hiện và phát triển nhanh chóng, đặc biệt nếu nhiệt độ ngoài trời nóng và độ ẩm trong nhà cao.

Không ít các diễn dàn và blog tư vấn sức khỏe chỉ ra những tác động xấu của nấm mốc đối với sức khỏe và thậm chí thuyết phục mọi người loại bỏ chúng ngay nếu không muốn bị “ngộ độc nấm mốc”. Một số người còn đề xuất các phương pháp giải độc cơ thể nhằm loại bỏ nấm mốc như bổ sung than hoạt tính hoặc áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh.

Dù vậy, theo Purvi Parikh, chuyên gia y khoa kiêm nhà dị ứng học tại Hội đồng Dị ứng & Hen suyễn Hoa Kỳ, những biện pháp này không phù hợp với một số người bị nhạy cảm với nấm mốc. Họ gặp phải các triệu chứng giống như dị ứng và thậm chí mắc n.hiễm t.rùng trong trường hợp nghiêm trọng.

Nấm mốc ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe?

Nhiều người không biết nấm mốc đã “lẻn” vào nhà họ, có mặt ở hầu khắp mọi nơi từ nhà tắm, tầng hầm tới cửa sổ. Vậy tiếp xúc với nấm mốc liệu có thực sự đáng lo ngại?

Trên thực tế, nấm mốc có thể xuất hiện trong nhà mà thậm chí bạn không hay biết. Nấm mốc xuất hiện trong nhà, thường ở những khu vực có nước đọng và ảnh hưởng xấu tới những người bị dị ứng, hen suyễn hoặc suy giảm miễn dịch. Chúng trở thành tác nhân kích thích và khiến triệu chứng của bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Theo SCMP, nấm mốc là một loại độc tố có nồng độ thấp, độc tính cao và có khả năng chịu nhiệt độ cao. Chúng thường phát triển trong điều kiện ẩm ướt hoặc những nơi bí khí, không thông thoáng. Nấm mốc lây lan và sinh sản bằng cách tạo ra các bào tử – một thành phần phổ biến của bụi trong nhà ở và nơi làm việc.

Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã công bố rằng, nấm mốc thật sự độc hơn 68 lần so với asen và được xếp vào loại chất gây ung thư hạng nhất. Nó có thể đi qua hệ thống tiêu hóa của cơ thể, tiếp xúc với da, đường hô hấp rồi làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí là tăng nguy cơ gây ung thư.

Những loại nấm phổ biến nhất gây dị ứng, hen suyễn hoặc n.hiễm t.rùng đường hô hấp là Aspergillus, Alternaria, Penicillium và Cladosporium. Theo chuyên gia Parikh, dị ứng có thể phát triển theo thời gian do thường xuyên tiếp xúc với nấm mốc trong nhà. Nhìn chung, những người dễ mắc bệnh, suy giảm miễn dịch có thể bị n.hiễm t.rùng nếu chúng xâm nhập vào phổi hoặc m.áu.

Vì vậy, mọi người cần chú ý tới những khu vực trong nhà có khả năng phát triển nấm mốc và theo dõi các triệu chứng, đi khám khi cần thiết.

Dị ứng nấm mốc có thể gây nên triệu chứng nào?

Bạn có thể gặp phải những triệu chứng tương tự như dị ứng với bụi hoặc phấn hoa bao gồm ngứa, chảy nước mắt, ho, nghẹt mũi và phát ban.

Theo chuyên gia Parikh, tình trạng này khiến các cơn hen suyễn xảy ra thường xuyên hơn, đi kèm với hiện tượng thở khò khè và khó thở.

Hơn nữa, n.hiễm t.rùng nấm mốc còn có khả năng gây sốt trên 38C, tụt huyết áp, đau tức ngực, chóng mặt và thậm chí khó thở. Tuy nhiên, hiện tượng này thực sự hiếm gặp và thường xuất hiện ở những người sở hữu hệ miễn dịch rất yếu.

Phương pháp điều trị dị ứng liên quan đến nấm mốc tùy thuộc vào từng người. Bác sĩ có thể kê thuốc nhỏ mắt, thuốc xịt mũi hoặc thuốc kháng histamin. Tiêm cũng là một biện pháp đã được chứng minh có hiệu quả trong điều trị dị ứng nấm mốc. Đối với các triệu chứng hô hấp nghiêm trọng liên quan đến hen suyễn, bạn cần dùng tới thuốc hít hoặc các loại thuốc bổ sung như steroid.

Liệu có cách nào chống nấm mốc tại nhà?

Thường xuyên dọn dẹp phòng tắm, nhà bếp và khu vực ẩm thấp bằng chất tẩy rửa là một trong những cách hiệu quả nhất để hạn chế tác động của nấm mốc tới sức khỏe.

Không ít người cho rằng một số phương pháp như kích thích cơ thể ra nhiều mồ hôi, dùng than hoạt tính và thanh lọc đường ruột sẽ giúp loại bỏ nấm mốc ra khỏi cơ thể. Trên thực tế, những việc làm này chưa hề được chứng minh có hiệu quả trong điều trị các vấn đề sức khỏe liên quan tới nấm mốc.

Nếu bạn nằm trong nhóm người sở hữu hệ miễn dịch kém hoặc có nguy cơ cao phải đối mặt với các triệu chứng dị ứng, hen suyễn, hãy giải quyết nấm mốc ngay khi phát hiện ra chúng.

Để ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc trong nhà, mọi người nên sử dụng máy hút ẩm, đặc biệt trong những ngày trời mưa hay độ ẩm ngoài trời cao. Khi tắm, bạn cần lưu ý bật quạt thông gió hoặc mở cửa sổ thông khí nhằm tránh tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển theo thời gian.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *