Người đàn ông uống rượu với… thuốc diệt rầy

Nam bệnh nhân nhập viện trong tình trạng ngộ độc rất nặng. Do buồn chuyện gia đình nên khi sau khi uống rượu, bệnh nhân đã uống gần hết 1 chai thuốc diệt rầy.

Bệnh viện Quận 2, TP HCM cho biết vừa tiếp nhận cấp cứu một trường hợp bị ngộ độc rất nặng. Bệnh nhân là ông T.Đ.H. (41 t.uổi) được chuyển đến cấp cứu trong tình trạng nôn ói, vật vã.

Theo người nhà trước đó, ông đã uống rất nhiều rượu và uống gần cạn chai thuốc diệt rầy.

Phương pháp lọc m.áu hấp thụ là giải pháp cứu cánh, giúp người bệnh vượt qua nguy kịch

Tại khoa Cấp cứu, bệnh nhân được rửa dạ dày, cho uống than hoạt tính hấp thụ chất độc. Tiên lượng với tình trạng ngộ độc nặng, người bệnh sẽ đối mặt với nguy cơ t.ử v.ong rất cao nếu không được can thiệp sớm bằng các giải pháp chuyên môn sâu. Vì thế, bệnh nhân được chỉ định lọc m.áu để loại bỏ độc chất.

Đúng như dự đoán, tại khoa Thận nhân tạo, bệnh nhân rơi vào co giật, nguy kịch. Sau 1 ngày được lọc m.áu liên tục, tình trạng bệnh nhân cải thiện dần. Sau 4 ngày điều trị, bệnh nhân đã hoàn toàn bình phục.

Theo BS Từ Kim Thanh, Trưởng khoa Thận nhân tạo, những bệnh nhân bị ngộ độc thuốc rầy thường có rối loạn cơ và thần kinh. Bệnh nhân Đ.H. có co giật, rung cơ, đã bị tác động đến thần kinh. Nếu theo phác đồ, bệnh nhân sẽ được theo dõi trong thời gian 24 đến 48 giờ, phương án lọc m.áu chỉ thực hiện khi bệnh nhân có tổn thương gan, tổn thương thận.

Bệnh nhân đã hồi phục sau 4 ngày điều trị

Tuy nhiên, với trường hợp này các bác sĩ đã quyết định lọc m.áu chủ động để tránh nguy hiểm đến sinh mạng của người bệnh. Thực tế cho thấy, chỉ sau 1 đến 2 quả lọc, bệnh nhân sẽ hồi phục tốt, không bị biến chứng suy gan, suy thận, không để lại di chứng sau điều trị.

BS Kim Thanh khuyến cáo ckhi phát hiện người bị ngộ độc hóa chất, hoặc ngộ độc thuốc tây người dân không nên cố tình móc họng gây ói cho nạn nhân hoặc đưa đi điều trị theo các phương pháp dân gian mà cần đưa nạn nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt, để tận dụng thời gian vàng trong cấp cứu, điều trị.

Người đàn ông suýt m.ất m.ạng vì ăn so biển

Vài giờ sau khi ăn con so biển, anh B. xuất hiện tê lưỡi, mệt mỏi, nôn nhiều, lơ mơ. Gia đình lập tức đưa người bệnh đi cấp cứu.

Các bác sĩ Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) cho biết người bệnh Đ.V.B. (40 t.uổi, trú tại Lập Đông, Minh Thành, Quảng Yên, Quảng Ninh) nhập viện do ngộ độc sau khi ăn so biển.

Gia đình bệnh nhân cho hay trước đó anh B. có tự chế biến và ăn con so biển. Sau ăn khoảng 2-3 giờ, người bệnh xuất hiện tê lưỡi, mệt mỏi, nôn nhiều, lơ mơ. Gia đình lập tức đưa người bệnh đi cấp cứu.

Sức khỏe bệnh nhân đã ổn định. Ảnh: BVCC.

Ngay khi nhập viện, các bác sĩ đã nhanh chóng tiến hành rửa dạ dày, sử dụng than hoạt tính kết hợp với truyền dịch, dùng thuốc tăng cường chuyển hóa chất độc. Hiện sau 2 ngày điều trị, sức khỏe người bệnh ổn định, các chỉ số bình thường và có thể xuất viện trong một ngày tới.

Theo Bác sĩ Vũ Công Quân, may mắn người bệnh ăn với lượng ít, đã nôn ra được một phần thức ăn và được cấp cứu kịp thời. Người bệnh không rơi vào tình trạng hôn mê sâu, chưa ảnh hưởng đến tính mạng.

Bác sĩ Quân cho biết bệnh viện đã tiếp nhận rất nhiều trường hợp người bệnh nhập viện do ăn con so biển. Một số người rơi vào trạng thái hôn mê sâu, phải tiến hành thở máy, lọc m.áu liên tục, thậm chí t.ử v.ong.

Vì vậy, vị chuyên gia này khuyến cáo người dân không ăn các thực phẩm chế biến từ con so biển để tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra, gây nguy hiểm tới tính mạng.

Theo Zing

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *