Ngay sau khi được bố bế lên lắc lắc chơi đùa, b.é t.rai bị nôn ói phải đi viện cấp cứu gấp vì lồng ruột

Hành động chơi đùa quen thuộc này của không ít phụ huynh lại có thể khiến trẻ đối mặt với nguy hiểm.

Một số vụ việc đáng tiếc xảy ra khiến bố mẹ đã cảnh giác cao độ với hội chứng rung lắc ở trẻ. Tuy nhiên, ngoài việc rung lắc làm tổn thương não trẻ thì trò chơi này của người lớn còn khiến con trẻ có thể gặp phải tổn thương sức khỏe khác.

Mới đây, bà mẹ Nguyễn Thị Bình (Đông Anh, Hà Nội) – mẹ b.é t.rai Trương Tiến Kiệt (tên gọi ở nhà là bé B.oom, 6 tháng t.uổi) đã chia sẻ câu chuyện con mình gặp phải, làm bài học cảnh giác cho các bố mẹ đang nuôi con nhỏ.

Bé B.oom đang ăn ngon, chơi ngoan thì đột nhiên nôn trớ, không ăn uống được gì. Ban đầu, chị Bình nghĩ con bị viêm họng, viêm phế quản vì những biểu hiện này cũng rất phổ biến. Từ 9 giờ sáng đến 3 giờ chiều, B.oom không ăn uống được 1 chút gì, cứ mẹ cho ăn là nôn luôn, hoặc nằm 1 lát lại nôn hết ra.

Sau khi chơi với bố thì B.oom bị nôn ói, không ăn uống gì.

Theo dõi con cảm thấy không ổn, chị Bình liền đưa con đi bệnh viện huyện khám thì tại đây, bác sĩ cho biết bé có khối lồng ruột và chuyển ngay đến Bệnh viện Xanh Pôn để các bác sĩ có chuyên môn hơn xử lý.

Lúc ấy mình sợ quá, cứ khóc thương con thôi. Mình không hiểu khối lồng là như thế nào, cũng không biết vì sao con bị thế. Mình làm thủ tục nhập viện cho con luôn bởi bác sĩ nói cần đưa con lên phòng phẫu thuật làm thủ thuật sớm.

Bác sĩ nói nếu thủ thuật không thành công, ruột bị lồng chặt quá có thể sẽ vỡ ruột và phải mổ gấp. Mình sợ quá! Nhưng rất may là em B.oom mới chỉ bị cuốn 1 vòng , trộm vía em truyền nước và lúc làm thủ thuật hơi đau 1 chút nhưng đã thông được ruột“, chị Bình kể lại.

Khi tìm hiểu nguyên nhân từ phía các bác sĩ, chị Bình mới bàng hoàng nhớ lại hành động của bố B.oom lúc sáng. Thì ra trước khi bị nôn ói không ăn uống được gì, bố B.oom có chơi và bế bé lên để đùa nghịch, kiểu nhấc người bé lên cao lắc lắc cho bé cười. Thêm vào đó, B.oom cũng là em bé khá hiếu động, bé thường hay lăn liên tục mấy vòng quanh giường liền. Ngay sau khi chơi với bố, khoảng 9 giờ là con bắt đầu có biểu hiện nôn.

Phiếu siêu âm kết luận khối lồng vùng mạng sườn phải của bé B.oom.

Bác sĩ giải thích là ruột của t.rẻ e.m rất di động, chưa bám vào khung xương kể cả não cũng vậy. Di chuyển, vận động quá khích cũng có thể khiến trẻ bị lồng ruột. Lồng ruột là khi một đoạn ruột chui vào lòng một đoạn ruột bên cạnh. Khiến các mạch m.áu không thể đi nuôi đoạn ruột bị tắc, dẫn đến hoại tử“, chị Bình vẫn chưa hết hoàn hồn kể lại.

Rất may là bà mẹ này đã đưa con đi khám kịp thời. Theo bác sĩ, nếu để qua 24 giờ là đoạn ruột bị tắc sẽ bắt đầu hoại tử và sau 72 giờ là gần như hoại tử hoàn toàn.

Chia sẻ thêm về ngày bé B.oom phải nằm viện điều trị, chị Bình kể hôm đó nằm cùng phòng với B.oom còn có 1 bạn 4 t.uổi chơi trồng cây chuối và cũng bị lồng ruột như vậy.

B.oom cũng là em bé khá hiếu động, bé thường hay lăn liên tục mấy vòng quanh giường liền.

Hiện tại, bé B.oom đã được xuất, sức khỏe ổn định. Bé được bổ sung men tiêu hóa để ổn định đường ruột.

Chia sẻ lại câu chuyện của con trai, chị Bình muốn gửi lời cảnh báo tới các bố mẹ có con nhỏ nên chú ý cách chơi đùa với con sao cho thật nhẹ nhàng, cẩn trọng, kiểm soát các hành vi của con, tránh để bé nghịch lăn lộn quá nhiều: “ Không phải cứ bế con rung lắc như vậy là bạn nào cũng bị, cũng không phải bạn nào nghịch ngợm hay nô đùa là có nguy cơ bị lồng ruột 100%, nhưng phòng còn hơn chữa. Đây là những hành động có thể khiến trẻ gặp nguy hiểm, tốt nhất bố mẹ nên tránh“.

Lồng ruột là một hiện tượng nguy hiểm nhưng hay gặp ở trẻ nhỏ, nhất là ở lứa t.uổi 4 – 9 tháng t.uổi, đặc biệt là trẻ bụ bẫm. Thống kê cho thấy b.é t.rai có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn b.é g.ái.

Nếu trẻ bị lồng ruột được đưa đến bệnh viện sớm, bác sĩ chỉ cần tháo lồng ruột bằng hơi. Nếu trẻ được đưa tới viện muộn hoặc khi thủ thuật tháo lồng ruột bằng hơi thất bại, tùy tình hình mà bác sĩ sẽ đưa ra lựa chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp.

Một số dấu hiệu của hiện tượng lồng ruột ở trẻ nhỏ:

– Trẻ đang ăn uống bình thường bỗng nhiên khóc thét, bỏ bú, ngừng chơi, da tím tái.

– Trẻ khóc từng cơn, ưỡn người, nôn ói ra thức ăn hoặc dịch xanh, dịch vàng.

– Trẻ có biểu hiện mệt lả, da xanh tái.

– Trẻ đi ngoài ra m.áu tươi hoặc m.áu nâu lẫn chút nhầy.

Bố mẹ nên để ý và nhận biết nhanh chóng các dấu hiệu bất thường ở trẻ để phát hiện sớm lồng ruột, tránh các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.

Con gái 7 tháng hay quấy khóc bỗng ngủ li bì, mẹ lo lắng đưa bé đi khám thì “chết điếng” khi biết nguyên nhân

Dù con ngủ ngon là điều đáng mừng nhưng sự thay đổi đó quá đột ngột và lạ kỳ khiến cô Trần không khỏi lo lắng.

Các bậc cha mẹ khi thấy con nhỏ quấy khóc sẽ theo phản xạ đung đưa, rung lắc nhẹ nhàng để dỗ con nín. Nhưng cơ thể trẻ nhỏ còn rất yếu ớt, nếu cha mẹ không kiểm soát được mức độ rung lắc thì sẽ vô tình gây ra những tổn thương nghiêm trọng tới não bộ của bé.

Mới đây, một bà mẹ họ Trần ở Giang Tô, Trung Quốc đã đưa con gái 7 tháng t.uổi tới bệnh viện kiểm tra. Nguyên nhân bởi con gái cô đột nhiên trở nên ngoan ngoãn và ngủ say li bì một cách bất thường. Trong khi trước đó bé là một đ.ứa t.rẻ thường xuyên quấy khóc. Dù con ngủ ngon là điều đáng mừng nhưng sự thay đổi đó quá đột ngột và kì lạ là bé có dấu hiệu ngủ không thức dậy để ăn khiến cô Trần không khỏi lo lắng.

Vụ việc được Đài PTTH Giang Tô, Trung Quốc đưa tin.

Sau khi kiểm tra cho b.é g.ái 7 tháng, các bác sĩ kết luận đ.ứa t.rẻ bị tổn thương não bộ do hội chứng rung lắc ở trẻ. Cô Trần không khỏi sững sờ khi biết nguyên do. Lúc này cô mới nhận ra, những hành vi dỗ dành bé của các thành viên trong gia đình không ngờ lại mang lại nguy hiểm cho đ.ứa t.rẻ. Nhất là chồng cô Trần còn thường tung con lên cao để bé cười vui và nín khóc. Đồng thời, dạo gần đây cô thấy con có biểu hiện lờ đờ, chậm chạp, tinh thần không được tốt.

Thực tế còn rất nhiều trường hợp tương tự như cô Trần, khi mà cha mẹ không trang bị cho mình đủ kiến thức chăm sóc trẻ nhỏ, vô tình biến những hành động yêu thương, dỗ dành con trở thành tác nhân gây nguy hiểm cho bé. Chính vì vậy, cha mẹ cần tìm hiểu để nắm chắc kiến thức về hội chứng rung lắc ở trẻ để tránh tuyệt đối hành vi rung lắc trong quá trình chăm sóc con.

Hội chứng rung lắc ở t.rẻ e.m và những nguy hiểm đối với trẻ

– Hội chứng rung lắc thường xuất hiện ở t.rẻ e.m dưới hai t.uổi, tập trung ở độ t.uổi từ sơ sinh đến 8 tháng. Khi hội chứng rung lắc xuất hiện ở độ t.uổi sơ sinh được gọi là hội chứng rung lắc ở trẻ sơ sinh.

Ở độ t.uổi này, khối lượng đầu trẻ chiếm tỉ trọng lớn, khoảng 1/4 trọng lượng cơ thể, các cơ cổ còn yếu chưa giữ được sức nặng của đầu. Não bộ trẻ chưa phát triển, x.ương s.ọ mềm, màng não mỏng, có khoảng trống giữa não và x.ương s.ọ nên khi trẻ bị rung lắc, nhất là khi bị tung hứng, quay tròn mạnh, khối não sẽ di chuyển theo quán tính và va đ.ập vào x.ương s.ọ gây tổn thương não nặng nề. Lực va chạm này sẽ đột ngột tăng lên nếu đầu trẻ bị va chạm vào bề mặt cứng.

Hội chứng rung lắc ở t.rẻ e.m được so sánh tương tự như người lớn bị tai nạn chấn thương sọ não.

– Chỉ cần rung lắc trong 5 giây trẻ đã có thể gặp nguy hiểm. Tùy theo tình trạng tổn thương sẽ ảnh hưởng đến trẻ ở các mức độ khác nhau, tuy nhiên phần lớn đều hết sức nặng nề. Nếu nặng trẻ có thể t.ử v.ong do hậu quả của xuất huyết não, tăng áp lực nội sọ thứ phát sau phù não hoặc xé rách mô não. Các di chứng thần kinh do hội chứng rung lắc có thể gặp như bại não, liệt, xuất huyết võng mạc, giảm thị lực, mù, điếc, động kinh, co giật…

Ngay cả tổn thương nhẹ cũng có thể làm trẻ chậm phát triển tinh thần, giảm khả năng học tập, không nói năng được lưu loát, trong đó có một số tổn thương chỉ phát hiện khi trẻ đã lớn, đòi hỏi phải điều trị chuyên sâu, lâu dài.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *