Theo thống kê từ Bộ Y tế, số ca mắc sốt xuất huyết đang có xu hướng gia tăng. Đáng lo ngại hơn là những ca t.ử v.ong do ngộ độc paracetamol khi tự chữa sốt xuất huyết…
Ngộ độc paracetamol là trạng thái sử dụng paracetamol quá liều chỉ định dẫn tới các triệu chứng ngộ độc bao gồm nôn, buồn nôn, lâu dần gây suy giảm chức năng thận và hoại tử tế bào gan nếu như không được phát hiện kịp thời.
1. Ngộ độc paracetamol là gì và biểu hiện của ngộ độc qua từng giai đoạn
Những loại thuốc sử dụng để chữa trị cảm cúm hay có tác dụng giảm đau, chống viêm, giảm sổ mũi hoặc hạ sốt đều có chứa thành phần gọi là paracetamol. Những loại thuốc này đa phần là thuốc không kê đơn nên dễ dẫn tới các ca ngộ độc paracetamol do dùng quá liều không theo hướng dẫn đơn thuốc hoặc của bác sĩ.
Ngộ độc paracetamol rất dễ gặp nhưng lại là một dạng ngộ độc rất hay bị bỏ sót (Ảnh: Internet)
Ngộ độc paracetamol rất dễ gặp nhưng lại là một dạng ngộ độc rất hay bị bỏ sót dẫn tới việc chẩn đoán không được kịp thời gây ra rất nhiều hệ quả đáng tiếc, trong đó có t.ử v.ong. Với những người sử dụng paracetamol quá liều thông thường sẽ có biểu hiện ngộ độc sau 1 – 3 ngày uống. Nói cách khác, lúc này các biểu hiện ngộ độc mới rõ ràng. Trong đó các bệnh lý thường gặp nhất là suy gan và bệnh viêm gan.
Dấu hiệu ngộ độc paracetamol theo từng giai đoạn như sau:
– Giai đoạn 1
Ở giai đoạn này, nguời bệnh thường có triệu chứng như: chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn và nôn; người ra nhiều mồ hôi và cũng có thể tăng chỉ số GOT hay GPT sau khi uống thuốc từ 30 phút cho tới 24 giờ.
Ngoài ra buồn nôn và nôn còn là dấu hiệu của nhiều bệnh khác => Đọc ngay TẠI ĐÂY .
Ở giai đoạn 1 của ngộ độc Paracetamol bệnh nhân hay buồn nôn và nôn (Ảnh: Internet)
– Giai đoạn 2
Sau khoảng 24 – 72 giờ uống thuốc, nếu bị ngộ độc người bệnh sẽ có các triệu chứng bao gồm chán ăn và buồn nôn, nếu có nôn sẽ ít hơn so với giai đoạn đầu. Lúc này bệnh nhân có thể bị đau hạ sườn phải. Các chỉ số GOT và GPT tiếp tục tăng lên. Chỉ số Bilirubin có thể tăng hoặc không.
Ngoài ra hàm lượng prothrombin có thể bị giảm kèm theo suy giảm chức năng thận.
– Giai đoạn 3
Ở giai đoạn này, các tế bào gan có thể xảy ra hoại tử, hoàng đảm là do sự tích tụ bilirubin nhiều kèm theo rối loạn đông m.áu, thận suy và những bệnh lý não do gan. Nếu như sinh thiết tế bào gan có thể quan sát được trung tâm tiểu thùy có dấu hiệu hoại tử.
Thời gian thường là từ 72 đến 96 giờ sau khi uống. Nguy hiểm hơn, người bệnh có thể bị t.ử v.ong do suy đa tạng.
Ở giai đoạn 3 bệnh nhân ngộ độc paracetamol có thể bị t.ử v.ong do suy đa tạng (Ảnh: Internet)
– Giai đoạn 4
Giai đoạn 4 của ngộ độc paracetamol thường xảy ra sau từ 4 đến 14 ngày uống thuốc. Nếu như bệnh nhân vượt qua giai đoạn 3 thì chức năng gan đã được hồi phục trở lại và sau khoảng 30 ngày thì các tổ chức gan sẽ lành trở lại. Tuy nhiên nếu xảy ra trường hợp ngộ độc paracetamol nặng thì thời gian có thể lâu hơn.
2. T.ử v.ong do ngộ độc paracetamol khi tự ý điều trị sốt xuất huyết tại nhà
Theo hướng dẫn của Bộ y tế thì người bị sốt xuất huyết có thể hạ sốt bằng paracetamol tuy nhiên cần dùng đúng thời điểm và đúng liều lượng để không gây ngộ độc và không gây nguy hiểm cho tính mạng.
Khi mắc sốt xuất huyết, bởi vì chưa có thuốc điều trị đặc hiệu hay các vaccine có thể phòng bệnh nên các bác sĩ chủ yếu sẽ điều trị triệu chứng bệnh cũng như theo hướng phòng ngừa biến chứng tăng nặng có thể xảy ra.
Điều trị như thế nào cần phải phụ thuộc vào thể bệnh sốt xuất huyết mà bệnh nhân mắc phải. Cụ thể:
– Khi mắc sốt xuất huyết tùy tình trạng mà bác sĩ sẽ chỉ định điều trị nội trú hay ngoại trú
– Người bị sốt xuất huyết cần nghiêm túc thực hiện các xét nghiệm và việc tái khám hàng ngày
Bệnh nhân bị mắc sốt xuất huyết cần thực hiện các xét nghiệm kiểm tra hàng ngày (Ảnh: Internet)
– Những dấu hiệu nguy hiểm cần nhanh chóng nhập viện bao gồm:
Người có biểu hiện mệt lả, bị bứt rứt, không ăn được, nôn liên tục kèm theo đau bụng, tay chân sờ nắn thấy lạnh và ẩm; bị xuất huyết mũi, miệng và xuất huyết tiêu hoá; tiểu ít, nhất là không đi tiểu kéo dài 6 tiếng.
Người sống một mình, người ở xa các cơ sở y tế hoặc không có người chăm sóc, theo dõi diễn biến của bệnh
T.rẻ e.m
Phụ nữ có thai
Người trên 60 t.uổi
Người bị các bệnh mãn tính như tim, thận hay hen suyễn, phổi tắc nghẽn mãn tính, tiểu đường hoặc người bị thừa cân, béo phì.
3. Vậy ngộ độc paracetamol xảy ra khi nào?
Nếu uống paracetamol với liều 150 mg/kg cân nặng sẽ xảy ra tình trạng ngộ độc paracetamol. Với người lớn có cân nặng khoảng 50kg thì một liều 7,5 gram paracetamol nếu như uống trong một lần sẽ gây ra viêm gan, gan bị nhiễm độc. Nguy hiểm hơn nếu không được can thiệp y tế kịp thời sẽ dẫn tới t.ử v.ong.
Ngoài ra, với những người đang mắc bệnh lý về gan mạn tính nếu như sử dụng paracetamol với liều thấp hơn thì vẫn có thể khiến tếbafo gan bị tổn thương. Chẳng hạn có trường hợp bệnh nhân bị viêm gan do virus thể mạn tính sau khi uống 4 gram paracetamol sau 40 tiếng đã khiến gan bị nhiễm độc.
Người bị viêm gan mạn tính cần lưu ý khi uống paracetamol kể cả với liều lượng nhỏ (Ảnh: Internet)
Giải thích cơ chế gây ngộ độc của Paracetamol:
Khi sử dụng paracetamol quá nhiều sẽ khiến quá trình sulfat hóa bị bão hòa từ đó gây ngộ độc cho gan. Bên cạnh đó NAPQI được gắn với màng tế bào gan, nếu như vượt quá lượng cho phép thì NAPQI làm cho lớp màng lipid kép của tế bào gan bị tổn thương
Trong gan chứa chất có tên là Glutathione – đây là chất chống oxy hóa chủ yếu. Glutathione có tác dụng gắn và trung hòa NAPQI. Ngộ độc paracetamol xảy ra dẫn tới cạn kiệt Glutathione và gây ra tổn thương cho gan.
Vùng 3 của gan được gọi là trung tâm tiểu thuỳ. Đây là vùng có lượng tế bào gan bị tổn thương chủ yếu, do ở vùng này nồng độ chất ôxy hóa là lớn nhất. Trường hợp ngộ độc paracetamol rất nặng gây hoại tử thì có thể lan đến vùng 1 và 2 của gan. NAPQI cũng theo cơ chế gây tổn thương gan mà làm hoại tử ống thận.
Nguy hiểm khi sử dụng thuốc giảm đau không đúng cách
Thuốc giảm đau là các thuốc nhằm điều trị triệu chứng, làm giảm các cơn đau cấp tính hoặc mạn tính.
2 nhóm thuốc phổ biến nhất có thể được phép bán không cần đơn tại các hiệu thuốc là paracetamol và nhóm kháng viêm không chứa steroid, viết tắt là NSAIDs (Nonsteroidal anti-inflammatory drugs).
3 điểm khác biệt lớn nhất giữa paracetamol và NSAIDs bao gồm:
Nguy cơ khi sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt không đúng cách – tác dụng phụ không mong muốn và ngộ độc do quá liều
Người dân có thể dễ dàng tự mua 2 loại thuốc này không cần đơn tại các quầy thuốc, hiệu thuốc. Tuy nhiên, việc lạm dụng các thuốc giảm đau, hạ sốt này quá mức hoặc tự ý sử dụng mà không có sự tư vấn từ bác sĩ, dược sĩ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây hại.
Với paracetamol, mặc dù là thuốc có kinh nghiệm sử dụng lâu năm và rất an toàn khi dùng đúng cách, nhưng lại cũng rất dễ xảy ra ngộ độc do quá liều.
Ngộ độc paracetamol dẫn tới tổn thương gan cấp, trường hợp nặng có thể cần ghép gan hoặc gây t.ử v.ong. Ngay tại Canada, Mỹ và nhiều nước phát triển, quá liều acetaminophen là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới suy gan cấp. Ước tính hàng năm tại Canada có 4.500 ca nhập viện do quá liều paracetamol. Lý do là vì chỉ cần dùng cao hơn liều tối đa cho phép một chút là đã xảy ra ngộ độc.
Cụ thể, liều tối đa ở người lớn và trẻ> 12 t.uổi không quá 4g/24 giờ (tức 8 viên paracetamol 500mg), mỗi lần chỉ uống 1-2 viên và cách nhau mỗi 4-6 giờ. Với trẻ nhỏ, liều tối đa cho phép còn thấp hơn nữa và phải tính liều theo cân nặng. Như vậy, ngộ độc có nguy cơ xảy ra khi:
– Dùng quá tổng liều cho phép trong 24 giờ
– Uống liều kế tiếp quá sớm, dưới 4-6 giờ.
– Uống nhiều hơn liều dùng mỗi lần. Ví dụ: 3-4 viên paracetamol 500mg cùng một lúc
– Dùng liên tục kéo dài hơn thời gian khuyến cáo
– Dùng cùng lúc nhiều chế phẩm đều chứa paracetamol mà không hay biết. Ví dụ: thuốc giảm đau khớp và phối hợp thuốc trị cảm cúm (có chứa paracetamol)
– Ở trẻ nhỏ, ngộ độc paracetamol rất dễ xảy ra khi người nhà sốt ruột muốn hạ sốt nhanh chóng cho bé; bị nhầm lẫn liều khi sử dụng xen kẽ paracetamol và ibuprofen; tự ý bù liều khi bé bị nôn ói; không sử dụng đúng dụng cụ lấy thuốc dạng lỏng dẫn tới lấy sai liều, đặc biệt dạng lỏng có nồng độ hoạt chất cao hơn dạng hỗn dịch nên rất dễ quá liều nếu đo liều không chính xác; dùng quá liều tối đa theo cân nặng trẻ; dùng nhiều chế phẩm phối hợp trong điều trị cảm cúm, ho, viêm họng…
So với paracetamol, các thuốc NSAIDs có tác dụng phụ nhiều hơn và một số tác dụng phụ nghiêm trọng xảy ra ngay cả ở liều khuyến cáo, nhất là khi sử dụng liều cao trong thời gian dài như: làm tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi m.áu cơ tim, suy tim thậm chí t.ử v.ong, nhất là ở người có t.iền sử bệnh tim mạch, lớn t.uổi; có thể gây tổn thương thận cấp, nhất là ở trẻ nhỏ.
Hơn nữa, người bệnh thường có sốt cao, nôn ói, tiêu chảy, ăn uống kém… dẫn tới tình trạng mất nước, và điều này càng làm tăng nguy cơ gây tổn thương thận; nguy cơ tổn thương thận cấp tăng nếu đang dùng một số nhóm thuốc điều trị huyết áp (nhóm ức chế men chuyển, ức chế thụ thể), hoặc tiểu đường (thuốc metformin, nhóm Sulfonylureas, SGLT2 inhibitors); tăng nguy cơ xuất huyết khi bị sốt xuất huyết hoặc đang dùng thuốc chống đông m.áu; nguy cơ loét bao tử, đặc biệt khi dùng chung một số thuốc (Ví dụ: thuốc kháng viêm corticosteroid…); có thể làm nặng hay bộc phát cơn hen suyễn; làm tăng huyết áp ở người bệnh tăng huyết áp và tăng nguy cơ tụt đường huyết ở người bệnh tiểu đường.
Liều dùng khuyến cáo cho phép sử dụng an toàn của các thuốc nhóm NSAIDs phụ thuộc nhiều vào từng hoạt chất trong nhóm, độ t.uổi, chỉ định sử dụng. Chẳng hạn, với ibuprofen, liều được khuyến cáo để tự hạ sốt tại nhà là 1200mg và chỉ nên dùng trong 3 ngày (theo chuyên luận thuốc ibuprofen của Bộ Y tế Canada).
Nhưng với chỉ định giảm đau do thoái hoá khớp, liều tối đa có thể lên tới 2400mg – 3200mg và cần có đơn bác sĩ. Do đó, việc tự ý sử dụng bất kể khi nào có cơn đau mà không có sự tư vấn kỹ càng với dược sĩ, bác sĩ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ dùng sai liều, quá liều.
Một nguyên nhân khác gây quá liều, sai liều các thuốc giảm đau là do tự ý quy đổi giữa các chế phẩm với hàm lượng và dạng bào chế khác nhau. Chẳng hạn, dạng viên nén ibuprofen 200mg thông thường có thể dùng trong cả hạ sốt và giảm đau, với liều 1 đến 2 viên sau mỗi 4 giờ và tối đa có thể lên đến 2400mg – 3200mg/ngày trong chỉ định giảm đau do thoái hoá khớp.
Trong khi đó, ibuprofen dạng phóng thích kéo dài có hàm lượng 600mg (biệt dược Advil-12-hour) chỉ dùng trong chỉ định giảm đau, chỉ được phép dùng 1 viên mỗi 12 giờ và không quá 2 viên trong 24 giờ (tối đa 1200mg/24 giờ). Tuyệt đối không tự quy đổi cách dùng và liều dùng của dạng viên nén, viên nang thông thường với các dạng phóng thích kéo dài.
Việc tự ý sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt mà không đi khám đầy đủ sẽ dẫn tới việc bỏ sót các tình trạng nguy hiểm cần điều trị sớm (Ví dụ: đau đầu, sốt có thể là một trong các dấu hiệu của viêm màng não). Người dân cũng không nên sử dụng lại đơn thuốc cũ mà không đi tái khám.
Thứ nhất, đó có thể là một tình trạng bệnh mới, khác với bệnh đã chẩn đoán trước đó.
Thứ hai, tình trạng bệnh có thể thay đổi, tiến triển nặng hơn và cần thêm các can thiệp khác, nhất là khi các cơn đau xuất hiện nhiều và khó kiểm soát. Cố gắng tự dùng thuốc giảm đau tại nhà lúc này rất dễ dẫn tới quá liều, gây ngộ độc.
Để tránh các trường hợp tai biến khi dùng thuốc hay ngộ độc thuốc ngoài ý muốn, người dân cần tư vấn ý kiến bác sĩ, dược sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc giảm đau, hạ sốt nào tại nhà.
Chỉ dùng theo đúng toa bác sĩ hoặc hướng dẫn của dược sĩ tại nhà thuốc. Không tự ý điều chỉnh liều, bù liều hay rút ngắn thời gian giữa các liều đã được hướng dẫn mà không hỏi lại ý kiến dược sĩ, bác sĩ. Người bệnh cần đi khám lại khi có cơn đau, không tự dùng lại đơn thuốc giảm đau cũ hoặc chia sẻ cho người khác sử dụng tương tự.