Những món ăn sáng tốt cho gan

Gan là cơ quan quan trọng của cơ thể, có hoạt động tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào chế độ ăn uống.

Để nuôi dưỡng gan thật tốt, mọi người cần chú ý lựa chọn những thực phẩm phù hợp, đặc biệt là bữa sáng bởi đây là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Dưới đây là những món ăn sáng phù hợp nhất để bồi bổ cho gan.

Một tách trà buổi sáng cũng rất có lợi cho sức khỏe và cả gan.

Yến mạch

Tiêu thụ bột yến mạch là một cách dễ dàng để thêm chất xơ vào chế độ ăn uống. Chất xơ là một công cụ quan trọng cho tiêu hóa, và các chất xơ cụ thể trong yến mạch có thể đặc biệt hữu ích cho gan. Bởi trong yến mạch và bột yến mạch chứa nhiều hợp chất được gọi là beta-glucans.

Bạn có thể ăn cháo yến mạch hoặc làm yến mạch ngâm sữa chua qua đêm để ăn sáng cũng rất phù hợp.

Cà phê

Một tách cà phê để khởi đầu ngày mới là thói quen của không ít người. Thói quen này hóa ra cũng rất có lợi cho sức khỏe của gan. Cà phê có thể chống lại các vấn đề như bệnh gan nhiễm mỡ vì nó giảm sự tích tụ chất béo trong gan. Uống cà phê hàng ngày có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh gan mãn tính. Nó cũng có thể bảo vệ gan khỏi các tình trạng tổn thương, chẳng hạn như ung thư gan.

Trà xanh

Một tách trà buổi sáng cũng rất có lợi cho sức khỏe và cả gan. Một nghiên cứu năm 2015 trong tạp chí World of Gastroenterology ghi chú rằng trà xanh có thể giúp giảm hàm lượng chất béo tổng thể, chống oxy hóa căng thẳng và giảm dấu hiệu khác của bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.

Điều quan trọng cần lưu ý là trà có thể tốt hơn các chất chiết xuất, vì một số chất chiết xuất có thể làm tổn thương gan hơn là chữa lành gan.

Nho

Thưởng thức một chút hoa quả vào buổi sáng như nho sẽ giúp ích cho gan của bạn. Nghiên cứu đăng trên World Journal of Gastroenterology báo cáo rằng nho, nước ép nho và hạt nho rất giàu chất chống oxy hóa có thể giúp ích cho gan bằng cách giảm viêm và ngăn ngừa tổn thương gan.

Cá giàu omega-3

Ăn sáng với cá có lẽ không phải là lựa chọn của nhiều người. Tuy nhiên với những người có sở thích ăn cơm buổi sáng thì việc ăn thêm chút cá sẽ rất có lợi. Người Nhật nổi tiếng sống thọ thường có thói quen ăn sáng đầy đủ với cơm, canh và cá.

Một nghiên cứu trên World Journal of Gastroenterology chỉ ra, tiêu thụ cá giàu axit béo và dầu cá bổ sung có thể giúp giảm tác động của các bệnh như gan nhiễm mỡ không do rượu. Những chất béo này có thể đặc biệt hữu ích đối với gan, vì chúng có tác dụng ngăn ngừa sự tích tụ chất béo dư thừa và duy trì mức độ enzym trong gan.

Các loại rau họ cải

Ăn súp lơ xanh sẽ làm tăng lượng glucosinolate trong cơ thể, hỗ trợ sản xuất enzyme trong gan. Đặc biệt súp lơ xanh còn có tác dụng ngăn ngừa nhiều bệnh ung thư như ung thư ruột, ung thư miệng, ung thư vú,… Hoặc nếu không thích vị của súp lơ, bạn có thể ăn bắp cải giúp kích thích sự kích hoạt của gan để khử độc.

Quả óc chó

Ăn các loại hạt như quả óc chó hay hạnh nhân có thể là một cách đơn giản khác để giữ cho gan khỏe mạnh và chống lại gan nhiễm mỡ không do rượu. Bởi các loại hạt thường chứa các axit béo không bão hòa, vitamin E và chất chống oxy hóa.

Ăn một số ít các loại hạt, chẳng hạn như quả óc chó hoặc hạnh nhân, mỗi ngày có thể giúp duy trì sức khỏe của gan. Tuy nhiên, mọi người nên đảm bảo không ăn quá nhiều vì các loại hạt có hàm lượng calo cao.

Lời khuyên của bác sĩ Nhật cứu trẻ bị mắc nghẹn người lớn nên biết

Dưới đây là những nguy cơ dẫn tới tai nạn mắc nghẹn ở trẻ nhỏ và cách sơ cứu trong trường hợp khẩn cấp.

Tai nạn từ quả nho đường kính 3 cm

Tại một trường mẫu giáo ở Tokyo (Nhật), cậu bé 4 t.uổi được giáo viên phát hiện trong tình trạng khó thở đau đớn. Cậu bé ngay sau đó đã được đưa tới bệnh viện cấp cứu nhưng không qua khỏi.

Nguyên nhân t.ử v.ong do một quả nho đường kính 3 cm mắc kẹt trong cổ họng khiến cậu bé bị nghẹt thở. Điều này đã dấy lên mối lo ngại về những nguy cơ dẫn tới mắc nghẹn ở trẻ nhỏ bắt nguồn từ đồ ăn hàng ngày.

Nguy cơ mắc nghẹn ở trẻ nhỏ rất cao. Ảnh minh họa

Những dạng đồ ăn nguy hiểm

Bác sỹ Masahiko Sakamoto, Trưởng khoa Nhi tại trung tâm y tế Saku (Nagano), liệt kê 5 đặc điểm của những loại thực phẩm khiến t.rẻ e.m dễ bị nghẹn:

1. Thực phẩm có bề ngoài mượt và trơn: cà chua bi, nho

2. Thực phẩm có hình tròn: kẹo bon bon

3. Thực phẩm dính: bánh dẻo, bánh mochi, bánh bao

4. Thực phẩm có tính đàn hồi: tôm, mực, bạch tuộc

5. Thực phẩm cứng: các loại đậu như đậu đỏ, đậu phộng

Các thực phẩm dễ gây nghẹn

Ngay cả những thực phẩm thường nhật thiết yếu như bánh mỳ, cơm, xôi, nếu vo tròn lại hoặc nhét đầy trong miệng khi ăn, cũng có thể gây mắc nghẹn.

Cục Sự vụ người tiêu dùng đã phân tích 623 trường hợp t.rẻ e.m dưới 14 t.uổi t.ử v.ong do ngạt thở trong vòng 5 năm tới năm 2014.

Trong đó, ngạt thở do thực phẩm là nguyên nhân đứng thứ hai (16,5%), chỉ sau ngạt thở khi đi ngủ (27,8%). Tiến sỹ Sakamoto cũng chỉ ra rằng t.rẻ e.m có nguy cơ mắc nghẹn cao hơn nhiều so với người lớn.

“Trẻ dưới 4 t.uổi thường nuốt thức ăn do răng chưa mọc đầy đủ hoặc khả năng nhai chưa phát triển toàn vẹn, dẫn tới thức ăn dễ bị tắc trong cổ họng. Hơn nữa, người lớn có thể ho và khạc ra khi bị nghẹn, nhưng t.rẻ e.m rất khó có thể ép bản thân làm vậy”, bác sĩ Sakamoto nói.

Ngoài ra, bác sĩ này còn cho biết, một trong những lý do phổ biến dẫn tới mắc nghẹn ở t.rẻ e.m trên 4 t.uổi là trẻ vừa ăn vừa nói chuyện, đùa nghịch.

Bác sỹ Masahiko Sakamoto, Trưởng khoa Nhi tại trung tâm y tế Saku (Nagano)

Những biện pháp giảm nguy cơ mắc nghẹn

“Có những ý kiến rất kỳ lạ cho rằng vì nguy hiểm nên cấm không cho trẻ con ăn các món đó. Nhưng kể cả khi có phụ huynh ở ngay bên cạnh theo sát, nhiều tai nạn thương tâm vẫn xảy ra. Nhất là khi việc ăn chậm nhai kỹ thức ăn không phải là điều phụ huynh có thể dạy trong một sớm một chiều”, bác sĩ Sakamoto chia sẻ.

Bởi vậy, việc phân loại thức ăn cho t.rẻ e.m dưới 4 t.uổi rất quan trọng. Phụ huynh hạn chế cho trẻ ăn những đồ có nguy cơ cao, những thực phẩm tròn như nho nên cắt làm bốn, đồ dai và cứng cắt thành nhiều miếng.

Trẻ 4-5 t.uổi đã có nhận thức với ngôn ngữ khá tốt, bởi vậy, hãy luôn dạy trẻ phải “ăn chậm nhai kỹ” và “ăn uống gọn gàng, sạch sẽ” để trẻ dần hình thành thói quen tốt.

Hướng dẫn sơ cứu khẩn cấp

Nếu chẳng may tai nạn diễn ra, hãy gọi xe cấp cứu ngay lập tức. Theo bác sĩ Sakamoto, cơ hội hồi phục cao nhất trong vòng khoảng 9 phút sau khi bị ngạt thở. Lúc này, một giây cũng mang tính sống còn, hãy tiến hành sơ cứu tại chỗ để trẻ khạc ra vật mắc nghẹn trong khi chờ xe cứu thương tới theo các bước sau đây:

Đối với trẻ dưới một t.uổi

Các bước sơ cứu ở trẻ dưới một t.uổi

Đặt trẻ trên đầu gối của mình. Đặt tay lên cằm trẻ để cố định, sau đó dùng gốc bàn tay vuốt trên lưng trẻ, di về phía trước hoặc vỗ vào lưng trẻ khoảng 5 lần.

Sau đó, lật ngược trẻ lại và dùng tay đỡ sau gáy. Đặt ngón tay giữa ngực và ấn khoảng 5 lần với đủ lực để ngực lõm xuống khoảng một phần ba. Lặp lại thao tác này liên tục từ 5 đến 6 lần.

Đối với trẻ trên một t.uổi

Sơ cứu ở trẻ trên một t.uổi

Để lưng trẻ áp sát vào người mình, từ phía sau vòng tay lên đặt trên người trẻ. Ép chặt hai bàn tay vào với nhau, tay phải ép lên tay trái. Hai tay dùng sức ấn hướng lên trên một lúc cho đến khi trẻ khạc ra dị vật.

Giáo sư Kei Sugimoto, Trưởng khoa Y, Đại học Kinki, nói: “Không phải lúc nào cũng chỉ có một thứ mắc kẹt trong cổ họng, vì vậy hãy nhớ kiểm tra tình trạng thở của trẻ ngay cả khi dị vật đã ra ngoài. Khi đội cấp cứu đến, bạn cần nói chính xác trẻ đã ăn khi nào, cái gì và bao nhiêu”.

T.rẻ e.m rất dễ bị mắc nghẹn, kể cả đối với những thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Cha mẹ cần ghi nhớ chính xác cách xử lý trong những trường hợp khẩn cấp để ngăn chặn tai nạn đáng tiếc xảy ra.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *