Người dân Nhật Bản luôn đứng đầu danh sách những quốc gia có t.uổi thọ trung bình cao nhất thế giới. Họ sở hữu lối sống đơn giản nhưng vô cùng khoa học mà bất kỳ ai cũng có thể học hỏi.
Theo số liệu từ Bộ Lao động, Sức khỏe và Phúc lợi Nhật Bản, số người trên 100 t.uổi tại quốc gia này đã vượt mốc 80.000 lần đầu tiên trong năm nay. Đây là lần tăng liên tiếp hàng năm thứ 50 và cũng là mức tăng lớn nhất từng được ghi nhận.
Tính đến hiện tại, tại Nhật Bản có 80.450 người sống trên 100 t.uổi, nhiều hơn năm ngoái 9.176 người. Điều này đồng nghĩa rằng cứ 1.565 người dân lại có 1 người sống trên 100 t.uổi.
Số liệu này cũng cho thấy, phụ nữ Nhật Bản có xu hướng sống thọ hơn đàn ông, với hơn 88% số người sống trên 100 t.uổi là nữ giới.
Dân số Nhật Bản đang già đi khá nhanh, với t.uổi thọ trung bình của người dân luôn ở mức cao kỷ lục. Theo số liệu mà chính phủ Nhật Bản công bố vào tháng 7, t.uổi thọ trung bình ở phụ nữ là 87,45 năm, còn ở đàn ông là 81,41 năm.
Nhật Bản bắt đầu theo dõi số lượng người sống trên 100 t.uổi kể từ năm 1963. Ở thời điểm đó, quốc gia này mới chỉ có 153 người sống trên 100 t.uổi. Tuy nhiên, đến năm 1988, con số này đã tăng lên 10.000.
Người lớn t.uổi nhất Nhật Bản hiện tại là cụ bà Kane Tanaka, đến từ tỉnh Fukuoka. Ở độ t.uổi 117, bà cũng được sách Kỷ lục Guinness Thế giới công nhận là người sống thọ nhất thế giới.
Cụ bà Kane Tanaka – người lớn t.uổi nhất Nhật Bản.
Bà Kane Tanaka đang sống tại một viện dưỡng lão. Bà thường thức dậy lúc 6h sáng, chơi board game chiến thuật cùng bạn bè. Theo người phụ nữ này, ăn uống lành mạnh và giải các bài tập toán học là bí quyết để có một cuộc sống lâu dài.
Tuy nhiên, người Nhật còn rất nhiều bí quyết khác để sống thọ.
Ăn uống lành mạnh
Người Nhật có chế độ ăn khá nhẹ nhàng và cân bằng. Họ ăn các loại thực phẩm thiết yếu như cá giàu omega, cơm, ngũ cốc nguyên hạt, đậu phụ, đậu nành, miso, tảo biển và rau xanh. Chúng chứa ít chất béo bão hòa và đường, lại giàu vitamin và chất khoáng – những thứ có khả năng giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư và bệnh tim mạch.
Nhờ chế độ ăn lành mạnh này, tỷ lệ béo phì tại Nhật Bản chỉ ở mức 4.3%, so với con số 27,8% của Anh và 36,2% và Mỹ. Theo một nghiên cứu được công bố trên BMJ, những người ăn theo chế độ ăn được chính phủ Nhật Bản khuyến cáo có nguy cơ t.ử v.ong giảm tới 15% so với mọi người.
Ăn uống có chủ đích
Người Nhật có câu: “Hara hachi bun me”, khuyên mọi người nên ngừng ăn khi đã no 80%.
Các nghiên cứu cho thấy, các vi sinh vật sống trong đường ruột có thể làm thay đổi quá trình lão hóa. Trong khi đó, đường tiêu hóa không khỏe sẽ gây ra phản ứng viêm trong cơ thể, có liên quan tới các bệnh lý như đột quỵ, suy giảm trí nhớ và bệnh tim.
Bạn càng ăn nhiều, áp lực sưng viêm càng tăng trong cơ thể. Não bộ cần ít nhất 20 phút để nhận ra rằng bạn đã no. Vì thế, người Nhật sử dụng câu nói trên để nhắc nhở bản thân dừng ăn.
Chia thức ăn thành các phần nhỏ và ăn uống chậm rãi là những bí mật giúp kéo dài t.uổi thọ của người Nhật. Việc sử dụng đũa cũng khiến cho quá trình ăn diễn ra chậm lại, giúp cơ thể có thời gian tiêu hóa.
Uống trà xanh
Thói quen uống trà xanh (matcha) của người Nhật Bản đã kéo dài hàng thế kỷ nay, và ai cũng thấy được lợi ích mà nó mang lại.
Trà xanh rất giàu chất chống oxy hóa, giúp tăng cường hệ miễn dịch và giúp ngăn ngừa ung thư. Ngoài ra, nó cũng hỗ trợ quá trình tiêu hóa và điều chỉnh huyết áp. Thức uống này cũng có tác dụng bảo vệ màng tế bào và làm chậm quá trình lão hóa.
Người Nhật uống trà vài lần mỗi ngày, và nghệ thuật trà đạo của họ đã có lịch sử hơn 1.000 năm.
Lối sống năng động
Khoảng 98% số t.rẻ e.m tại Nhật Bản đi bộ hoặc đạp xe tới trường. Các đài phát thanh trên toàn đất nước luôn phát nhạc tập thể dục mỗi sáng. Hầu hết dân công sở đều đi bộ hoặc đạp xe tới nhà ga, đứng trên tàu điện ngầm, rồi lại đi bộ tới chỗ làm.
Kể cả khi ngồi một chỗ, người dân Nhật Bản cũng làm điều đó một cách lành mạnh. Họ ngồi trên sàn nhà trong các bữa ăn hay các cuộc trò chuyện, với tư thế quỳ gối được gọi là “seiza”. Tư thế này đòi hỏi bạn phải dựa vào ống quyển và thu chân đặt dưới mông, nhờ đó duy trì sức mạnh và độ dẻo dai.
Ngay cả việc đi vệ sinh cũng là một cách vận động. Kiểu toilet truyền thống vẫn phổ biến ở nhiều nơi tại Nhật Bản, mà tư thế ngồi xổm này lại rất tốt cho ruột và các cơ.
Triết lý “ikigai”
Nếu người Đan Mạch có “hygge”, người Pháp có “joie de vivre”, thì người Nhật lại sống với triết lý “ikigai”. “Ikigai” được hiểu là “lý do để sống”, động viên mọi người sống vui vẻ và có mục đích.
Lối sống “ikigai” khá phổ biến ở Okinawa – nơi được mệnh danh là “Thánh địa Bất tử” do có tỷ lệ người sống trên 100 t.uổi cao nhất thế giới. Người dân nơi đây sống rất thọ, đề cao tinh thần cộng đồng và luôn giữ gìn tình làng nghĩa xóm.
Họ tin rằng việc sống có mục đích sẽ giúp cuộc đời trở nên thỏa mãn hơn. Con người có thể tìm thấy niềm vui và mục đích sống trong rất nhiều khía cạnh, chẳng hạn như giúp đỡ người khác, ăn uống lành mạnh, ở bên cạnh những người thân yêu. Ở t.uổi nghỉ hưu, người dân Nhật Bản vẫn tiếp tục hoạt động tích cực, thay vì ngừng làm việc hoàn toàn.
Ngoài ra, khoa học cũng đã chứng minh rằng việc sống có mục đích sẽ giúp cải thiện t.uổi thọ. Lối sống này giúp con người ngủ ngon hơn, cũng như giảm tỷ lệ mắc các bệnh mãn tính.
Người Hong Kong có số giờ làm việc nhiều nhất thế giới nhưng vẫn sống thọ
Có số giờ làm việc cao bậc nhất thế giới nhưng người dân Hong Kong vẫn có t.uổi thọ trung bình cao, lên tới 84 t.uổi.
Người dân Hong Kong được đ.ánh giá là chăm chỉ nhất thế giới với số giờ làm việc trung bình trên 50 tiếng mỗi tuần. Trong khi đó, người Paris (Pháp) chỉ làm khoảng 35 giờ mỗi tuần.
Dù vậy, người dân Hong Kong lại có t.uổi thọ trung bình cao (84 t.uổi). Dưới đây là lý giải của các nhà nghiên cứu về bí quyết sống lâu của người Hong Kong:
1. Chế độ ăn nhẹ nhàng dựa trên súp
Thực đơn hàng ngày của người Hong Kong gồm nhiều món nhẹ nhàng. Lượng dầu mỡ và muối trong các bữa ăn không nhiều.
Do điều kiện địa lý nên ở Hong Kong có nhiều món ăn từ biển, hải sản có tác dụng giảm “ba cao” (cao huyết áp, cao đường huyết, cao mỡ). Đặc biệt với người già, ăn nhiều cá sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.
Người Hong Kong cũng đặc biệt thích ăn súp dinh dưỡng giúp cơ thể thải độc.
2. Thói quen uống trà
Trong trà có nhiều chất có lợi cho sức khỏe. Ảnh: Food and Wine Magazine
Hầu hết người dân Hong Kong đều thích uống trà vào mọi thời điểm trong ngày: Trà sáng, trà chiều, trà tối. Trên phố có rất nhiều cửa tiệm bán trà. Thói quen này là một trong những bí mật giúp người dân sống lâu.
Trong trà có các thành phần có lợi cho cơ thể như theanine, polyphenol. Các chất này giúp loại bỏ chất độc, làm giảm quá trình lão hóa, tăng cường sức khỏe mạch m.áu.
3. Nền y khoa phát triển
So với các vùng khác của Trung Quốc và thế giới, Hong Kong có nền kinh tế tương đối phát triển ngang với Bắc Kinh, Thượng Hải. Người dân có cơ hội tiếp cận hạ tầng y tế phát triển cao.
Hạ tầng y tế phát triển cao giúp người dân dễ dàng phát hiện các vấn đề thể chất khi đi khám sức khỏe và chữa trị kịp thời.
4. Người già có cuộc sống sôi động
Người già tích cực hoạt động sẽ sống lâu, khỏe mạnh. Ảnh: BBC
Khách du lịch có thể nhìn thấy nhiều ông chủ, nhân viên cửa hàng ở Hong Kong vẫn còn làm việc khi đã 60-70 t.uổi. Họ có vẻ ngoài mạnh khỏe, tinh thần vui vẻ.
Trong khi đó, ở nhiều nơi, người lao động nghỉ hưu ở một độ t.uổi nhất định, họ cảm thấy mất mát bởi không còn mục tiêu trong cuộc sống. Bởi vậy, dù được nghỉ ngơi nhưng những người cao t.uổi vẫn không thấy khỏe hơn mà càng suy giảm sức lực hơn và mắc bệnh tật.
5. Hút thuốc ít
Người nghiện hút thuốc có mặt ở khắp nơi trên thế giới. Hong Kong thực sự đã tìm được cách kiểm soát t.huốc l.á nghiêm ngặt. Chỉ một vài khu vực trong thành phố cho phép hút thuốc; nếu vi phạm quy định, sẽ bị phạt nặng. Điều này góp phần làm giảm tỷ lệ người hút thuốc dù họ nghiện tới thế nào.