Sau thời gian thở máy, bệnh nhân ở Gia Lai bị rắn cạp nia cắn đã hồi phục sức khỏe.
Trao đổi với Zing chiều 27/9, đại tá, BSCKSII Lê Quyết Thắng, Trưởng khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện Quân y 211 (TP Pleiku, tỉnh Gia Lai), cho biết bệnh nhân N.V.H. (29 t.uổi) – người từng mang theo rắn cạp nia cắn vào phòng cấp cứu – đã hồi phục hoàn toàn. Bệnh nhân này không cần tái khám do nọc độc đã được loại trừ.
Trước đó, bệnh nhân H. được chuyển đến Bệnh viện Quân y 211 trong tình trạng bị sụp mí, đồng tử giãn tối đa, đau họng, nói khó, há miệng hạn chế. Các bác sĩ nhanh chóng đặt nội khí quản, cho bệnh nhân thở máy và liên hệ xin hỗ trợ huyết thanh.
Tuy nhiên, trung tâm chống độc của các bệnh viện lớn ở Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng đều không có sẵn huyết thanh kháng độc tố rắn cạp nia. Trong khi đó, gia đình bệnh nhân nóng lòng xin chuyển lên tuyến trên.
Nam thanh niên bị rắn cạp nia cắn hồi phục sức khỏe sau 18 ngày điều trị. Ảnh: BSCC.
Nhận thấy bệnh nhân sẽ gặp nguy hiểm trên đường di chuyển và đơn vị đã có kinh nghiệm điều trị, bác sĩ Thắng tư vấn gia đình cho H. ở lại.
Bác sĩ Thắng cho biết khi bị rắn cạp nia cắn, nếu không có huyết thanh, nọc độc sẽ mạnh hơn và có thể tấn công các hệ cơ quan trong cơ thể.
Bệnh nhân H. không có huyết thanh kháng nọc, tình trạng liệt toàn thân kéo dài lâu hơn, mạch nhanh 150-160 lần/phút dẫn đến rối loạn nhịp. Ngoài ra, bệnh nhân đứng trước nguy cơ rối loạn điện giải trầm trọng hơn do natri m.áu hạ thấp.
Do đó, các bác sĩ phải cho bệnh nhân thở máy lâu hơn, kết hợp thuốc làm giảm mạch nhanh, bổ sung điện giải bằng dung dịch mặn ưu trương và muối ăn bơm sonde dạ dày. Bên cạnh đó, các bác sĩ và điều dưỡng khoa Hồi sức tích cực – Chống độc phải tăng cường chăm sóc toàn diện cho bệnh nhân này để phòng ngừa biến chứng.
Dù không nắm được chính xác con số, bác sĩ Thắng cho rằng nồng độ nọc độc trong cơ thể bệnh nhân khá cao do con rắn cạp nia được mang vào khoa Cấp cứu có kích thước rất to.
Con rắn cạp nia được bệnh nhân H. mang vào phòng cấp cứu. Ảnh: BSCC.
Theo bác sĩ Thắng, độc tính của rắn cạp nia rất cao và nguy hiểm. Các nạn nhân bị rắn cạp nia cắn ngoài cộng đồng không được cấp cứu kịp thời thường t.ử v.ong do rối loạn điện giải, tê liệt tim, cơ hô hấp.
Nếu không có huyết thanh và phải thở máy lâu dài, bệnh nhân cũng có thể gặp nguy hiểm do biến chứng viêm phổi, loét vùng tỳ đè.
Bệnh viện Quân y 211 thường xuyên tiếp nhận các trường hợp bị rắn độc cắn. Tuy nhiên, bệnh nhân bị rắn cạp nia cắn thường khá hiếm, phổ biến nhất là rắn lục.
Trong vòng 10 năm trở lại đây, đơn vị này chỉ tiếp nhận khoảng 5-7 ca bị rắn cạp nia cắn. Thời gian trước, khi các bác sĩ chưa có nhiều kinh nghiệm điều trị, một bệnh nhân bị rắn cạp nia cắn đã t.ử v.ong do rối loạn điện giải. Nhiều năm trở lại đây, hầu như bệnh nhân bị rắn độc cắn được cứu do các bác sĩ đã có nhiều kinh nghiệm.
Người đàn ông mang theo rắn cạp nia vào phòng cấp cứu
Sau khi bị rắn cạp nia cắn vào tay, người đàn ông ở Gia Lai g.iết c.hết con vật và mang theo xác đến bệnh viện.
Đại tá, BSCKII Lê Quyết Thắng, Trưởng khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện Quân y 211 (TP Pleiku, tỉnh Gia Lai), cho biết đơn vị này đang điều trị cho bệnh nhân Nguyễn Văn Hiệp (29 t.uổi) bị rắn cạp nia cắn.
Trước đó, trong lúc ra vườn, bệnh nhân bị rắn quấn vào cổ chân. Người đàn ông cố gỡ con vật ra khỏi cơ thể nên bị cắn vào bàn tay phải. Bệnh nhân đ.ánh c.hết con rắn ngay sau đó.
Khi biết con vật này là rắn cạp nia, gia đình lập tức đưa nạn nhân vào Bệnh viện Quân y 211 cấp cứu. Lúc này, người đàn ông chưa có biểu hiện bất thường, vết cắn rỉ m.áu.
Sau đó, bệnh nhân bị sụp mí, giãn đồng tử tối đa, đau họng, nói khó, há miệng hạn chế. Các bác sĩ nhanh chóng đặt ống nội khí quản và cho bệnh nhân thở máy.
Bệnh nhân điều trị tại khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện Quân y 211. Ảnh: BSCC.
Theo bác sĩ Thắng, gia đình bệnh nhân lo lắng nên có ý định xin chuyển đến trung tâm chống độc lớn ở tuyến trên. Tuy nhiên, nhận thấy mối nguy hiểm trên đường di chuyển và bệnh viện có kinh nghiệm điều trị, bác sĩ Thắng tư vấn gia đình cho người đàn ông này ở lại.
Bên cạnh đó, lãnh đạo bệnh viện liên hệ trung tâm chống độc lớn ở hai miền. Tuy nhiên, các đơn vị này không có sẵn huyết thanh kháng nọc rắn cạp nia.
Sau một ngày nhập viện, bệnh nhân bị liệt tứ chi, mạch nhanh, rối loạn điện giải. Với kinh nghiệm điều trị ca bệnh tương tự, các bác sĩ hồi sức cho người đàn ông theo phác đồ. Bệnh nhân được xử lý để chống các rối loạn điện giải, tim mạch, phòng biến chứng xẹp phổi, loét do thở máy, liệt kéo dài và khô mắt.
Sau 7 ngày, bệnh nhân cai được máy thở, ăn uống được nhưng còn sụp mí và giãn đồng tử. Đặc biệt, người đàn ông có thể nở nụ cười và giơ ngón tay để chụp hình.
Rắn cạp nia có đầu thon mảnh, con ngươi tròn, trên thân có các khoang màu đen, trắng xen kẽ. Chúng có tiết diện ngang hình tam giác, đoạn từ hông xuống đuôi dẹp dần thành điểm nhọn.
Nọc rắn cạp nia có chứa các độc tố hậu synape gây liệt mềm kéo dài, tăng thải natri qua thận dẫn tới hạ natri m.áu. Nạn nhân thường bị liệt cơ dẫn tới suy hô hấp và t.ử v.ong nếu không được cấp cứu kịp thời. Việc sử dụng huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu giúp bệnh nhân sớm cai máy thở, rút ngắn đáng kể thời gian nằm viện và giảm các biến chứng.