Một số bệnh thường mắc khi mùa đông đến và cách phòng bệnh

Mùa đông khí hậu lạnh, trời hanh khô kèm theo các cơn mưa là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển làm dịch bệnh bùng phát. Dưới đây là các bệnh thường gặp vào mùa đông và cách phòng bệnh khi thời tiết trở lạnh.

1. Bệnh cảm cúm là bệnh thường gặp vào mùa đông

Cảm cúm là loại bệnh thường gặp vào mùa đông làm cho người bệnh rất khó chịu. Hãy bổ sung đầy đủ rau xanh, các thực phẩm giàu protein và giữ ấm cơ thể để phòng bệnh. Gợi ý trong đó là tỏi rất tốt để chống lại bệnh cúm và cảm lạnh thông thường. Ảnh Brightside

Là bệnh lý hô hấp do vi khuẩn, virus gây ra, bệnh rất dễ lây lan. Những triệu chứng đầu tiên của cảm lạnh thường là ngứa họng, sổ mũi, nghẹt mũi và hắt hơi, sau đó là sưng họng, ho, đau đầu, sốt nhẹ, mệt mỏi, đau nhức cơ và chán ăn. Cúm là căn bệnh nhiều người gặp phải, nhất là ở t.rẻ e.m có sức đề kháng kém và người già, người bị tiểu đường, thận.

Mẹo nhỏ phòng bệnh là luôn giữ ấm cơ thể khi thời tiết thay đổi nhất là các vị trí quan trọng như bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu. Tăng cường dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh, các thực phẩm giàu protein để tăng cường sức khỏe.

2. Mùa đông, trời lạnh khiến bạn rất dễ bị viêm họng

Mùa đông, trời lạnh khiến bạn rất dễ bị viêm họng. Hãy giữ ấm cổ và cơ thể để phòng bệnh. Ảnh Brightside

Đau họng thường xảy ra vào mùa đông và phần lớn nguyên nhân là do nhiễm virus. Việc bạn thay đổi nhiệt độ đột ngột từ một căn phòng ấm áp ra ngoài trời lạnh cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến cổ họng.

Mẹo nhỏ ở đây là không nên ăn đồ lạnh, giữ ấm cổ, giữ ấm cơ thể, tăng cường dinh dưỡng và vitamin. Ngoài ta nên thường xuyên súc miệng với nước muối ấm hoặc nước. Mặc dù nước muối không chữa được khi bạn bị n.hiễm t.rùng, nhưng nó có tính chống viêm và có tác dụng làm dịu cổ họng rất tốt.

3. Không khí lạnh của mùa đông là một các yếu tố chính gây ra các triệu chứng hen

Những người bị hen nên đặc biệt giữ ấm vào mùa đông. Ảnh Brightside

Nghiên cứu cho thấy, không khí lạnh là một trong các yếu tố chính gây ra các triệu chứng hen như thở khò khè và thở dốc. Những người bị hen nên đặc biệt cẩn thận vào mùa đông.

Mẹo nhỏ là hãy ở trong nhà vào những ngày nhiệt độ xuống thấp và gió rét. Nếu bạn phải đi ra ngoài, hãy đeo khăn hoặc khẩu trang che kín mũi và miệng. Nên tích trữ các loại thuốc thông thường và giữ thuốc dạng hít hoặc dạng xịt bên mình, luôn chú ý giữ ấm cơ thể.

4. Mùa đông chính là một trong những “thủ phạm” hàng đầu gây ra bệnh đau tim

Mùa đông nhiệt độ giảm mạnh khiến cho động mạch bị thu hẹp, m.áu không được lưu thông ổn định, điều này làm cho tim phải làm việc nhiều hơn rất dễ gây ra bệnh đau tim. Ảnh Brightside

Rất ít người biết rằng mùa đông chính là một trong những “thủ phạm” hàng đầu gây ra bệnh đau tim. Nguyên nhân là do nhiệt độ giảm mạnh khiến cho động mạch bị thu hẹp, m.áu không được lưu thông ổn định. Vì thế tim phải làm việc vất vả hơn để giữ ấm cho cơ thể. Nếu tim phải làm việc quá sức sẽ dễ gây ra bệnh đau tim.

Các chuyên gia hàng đầu về sức khỏe khuyên rằng, bạn cần giữ nhiệt độ cơ thể ổn định, mặc thật đủ ấm nhất là những khi đi ra ngoài. Những người trên 30 t.uổi cần tránh các hoạt động quá sức vào sáng sớm. Ngoài ra, bạn nên chia nhỏ khẩu phần ăn thay vì ăn quá nhiều thực phẩm trong một lúc.

5. Đau nhức khớp tay, chân nhiều hơn vào mùa đông

Đau nhức các khớp tay, chân hay khớp vai… vào mùa đông là một trong những tình trạng thường gặp. Đồ họa: Ngọc Anh

Các chuyên gia hàng đầu về sức khỏe của Hoa Kỳ chỉ ra rằng, mùa đông, nhiệt độ xuống thấp sẽ làm cho các gân cơ bị co rút, gây hạn chế trong việc vận động. Các bệnh nhân bị Gút sẽ đau nhiều hơn do lượng axit uric trong m.áu bị kết tủa, lắng đọng và chèn ép vào các khớp.

Ở những người cao t.uổi, các chức năng hoạt động của cơ thể đã bị suy yếu, khí huyết kém lưu thông nên dẫn tới tình trạng thoái hóa khớp xương và gây nên hiện tượng đau nhức.

Để phòng chống hiện tượng đau nhức khớp trong mùa đông, bạn nên giữ ấm cho cơ thể bằng cách đi tất, mang bao tay, quàng khăn cổ. Nên tập thể dục và vận động các khớp vào buổi tối trước khi đi ngủ cũng như buổi sáng khi mới ngủ dậy.

Khỏe trong tiết giao mùa

Rạng sáng ngày 24/9, miền Bắc đón đợt không khí lạnh đầu tiên. Năm nay, theo dự báo của cơ quan chức năng, mùa đông sẽ đến sớm và lạnh hơn.

Điều đáng nói là ngay trong đợt “rét nhẹ” này đã có nhiều người “hắt hơi sổ mũi” phải đi bệnh viện. Đó là những bệnh thường gặp khi trời đất giao mùa Thu Đông.

Đo thân nhiệt thường xuyên cho trẻ để sớm phát hiện cảm sốt.

1. Thời tiết giao mùa là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển, làm dịch bệnh bùng phát và lây lan trong cộng đồng, đặc biệt là ở người già và trẻ nhỏ sức đề kháng yếu. Thời điểm này, thời tiết thay đổi thất thường, phía Nam mưa nắng bất chợt trong khi phía Bắc xuất hiện những con gió lạnh kèm theo tiết trời hanh khô. Đây chính là lúc cảm cúm, viêm mũi dị ứng, sởi, chân tay miệng, viêm đường hô hấp… bùng phát.

Nhiều người coi thường nhưng cúm lại là bệnh dễ xâm nhập bậc nhất, từ đó mà khởi phát những bệnh khác ở những người có bệnh nền. Cúm là bệnh đường hô hấp do virus gây ra, lây lan qua không khí, nước bọt. Người mắc cúm sẽ ngạt mũi, đau đầu, ho và đau họng, sốt, cơ thể đau mỏi.

Cũng trong tiết giao mùa Thu Đông, sởi cũng là loại bệnh thường gặp. Người bệnh sốt phát ban, ho nhiều, mắt đỏ có thể dẫn tới viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt, viêm não… Bệnh thường lây theo đường hô hấp qua các giọt b.ắn dịch tiết từ đường hô hấp của người mắc bệnh. Riêng với t.rẻ e.m dưới 10 t.uổi, thời điểm này nếu không cẩn thận rất có thể mắc bệnh tay chân miệng.

Theo BS Nguyễn Thị Hạnh, mùa này có khá nhiều bệnh “ghé thăm”, nên cần hết sức đề phòng. Thời tiết mùa Thu được coi là dễ chịu nhất trong năm, nhưng do nhiệt độ giữa ngày và đêm chênh lệch nhau nhiều nên đây cũng là mùa dễ mắc bệnh hơn các mùa khác.

Đáng chú ý là bệnh tim mạch, khi số trường hợp bị nhồi m.áu cơ tim gia tăng, kể cả nguy cơ đột quỵ cũng tăng, nhất là với những người có vấn đề về tim mạch.

“Thời tiết thay đổi đột ngột, cơ thể cũng phải thay đổi để thích ứng với thời tiết, từ đó có thể làm quá tải hệ thống tim mạch. Ngay cả những người khỏe mạnh cũng nên đề phòng chứng tăng huyết áp, khó thở, tim đ.ập nhanh do sự thay đổi nhiệt độ dễ gây ra những cơn co thắt nhiều ở mạch máu”, lời khuyên của BS Hạnh.

BS Hạnh cũng cho biết, vào mùa này các bệnh thuộc nhóm đường hô hấp, tiêu hóa, xương khớp, dị ứng cũng nhiều lên. “Tuy không phải bệnh nào cũng dẫn tới nguy cơ t.ử v.ong nhưng nếu để bệnh xâm nhập, kéo dài sẽ hủy hoại nền tảng sức khỏe của mỗi người”- BS Hạnh khuyến cáo.

Với sốt virus ở thời điểm giao mùa, nền nhiệt độ cơ thể từ 38,5 độ C trở lên. Nó có thể kéo dài từ 3 đến 7 ngày, khiến cơ thể mệt mỏi, suy yếu. Những yếu tố chủ yếu dẫn tới sốt virus mùa này là do ướt khi gặp mưa, nằm ngủ bật quạt thốc thẳng vào đầu.

Với người cao t.uổi, mùa này rất dễ bị đau nhức xương khớp. Đáng chú ý, bệnh này đang “trẻ hóa”, kể cả người trong độ t.uổi 30 cũng có thể mắc. Nếu không có cách điều trị tích cực và khoa học, bệnh sẽ ủ lâu hơn, trong nhiều trường hợp sẽ theo con người đến cuối đời.


Sơ đồ bệnh cảm cúm – loại bệnh thường gặp mùa Thu Đông.

2. Vậy, làm gì để phòng bệnh mùa Thu Đông? Câu hỏi tưởng như đơn giản và câu trả lời cũng không phức tạp, nhưng đáng ngại là vì thế mà nhiều người coi thường, chủ quan khiến cho bệnh dễ xâm nhập rồi từ đó khu trú lâu dài, tàn phá sức khỏe một cách âm thầm.

Nhìn chung, “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, tuy nhiên cũng vẫn cần thực hiện những biện pháp rất cụ thể để tránh sự xâm nhập của bệnh tật mùa Thu Đông.

Theo dược sĩ Hòa Bình, trong khi môi trường xung quanh nhiều yếu tố bất lợi cho sức khỏe, thời tiết giao mùa dễ phát sinh bệnh thì tích cực và năng động trong mọi công việc, với tinh thần lạc quan yêu đời, một trí tuệ minh mẫn trong một thân thể cường tráng sẽ tạo ra một hệ thống miễn dịch tốt, có sức đề kháng cao.

Trước tiên và rất quan trọng là tăng cường vận động. Dược sĩ Bình dẫn một số kết quả nghiên cứu cho biết những người thường xuyên vận động, tập thể dục mỗi ngày 45 phút sẽ giảm được nguy cơ bị cảm lạnh, giảm đau trong viêm đa khớp, tần suất cơn hen ở bệnh nhân hen giảm dần và kiểm soát được cơn hen.

“Khi trời lạnh dần, mọi người thường hay ngủ nướng, không thích ra khỏi nhà. Những người này thường có nguy cơ cao mắc bệnh gấp 4 lần so với những người duy trì thể dục thường xuyên mỗi ngày. Thể dục thể thao giúp cho mọi người năng động, hoạt bát và làm cho cuộc sống có ý nghĩa hơn”, theo dược sĩ Bình.

Một điểm rất đáng chú ý trong thời tiết này là không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh khi mắc bệnh. 90% bệnh cảm lạnh hay cúm là do virus gây ra, do đó, không tự ý dùng thuốc kháng sinh, vì thuốc kháng sinh chỉ được sử dụng để điều trị các bệnh do nhiễm khuẩn. Kháng sinh không có tác dụng diệt virus, bên cạnh đó kháng sinh có thể gây tác dụng phụ rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy.

Các bác sĩ khuyên rằng, vào mùa này, để làm giảm các triệu chứng cảm cúm, chúng ta nên giữ cơ thể ở trong phòng đủ ấm và độ ẩm thích hợp; súc miệng thường xuyên và nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý; mỗi ngày uống một ly nước chanh, uống thêm viên bổ sung kẽm để giúp nâng cao sức đề kháng và tăng cường khả năng miễn dịch phòng chống bệnh.

Các bệnh thường gặp mùa Thu Đông

Thời điểm giao mùa Thu Đông thời tiết thay đổi thất thường, dẫn tới một số bệnh. Trong đó phải kể đến cảm cúm, thủy đậu, đau mắt đỏ, đau họng, viêm đường hô hấp, sốt xuất huyết, chân tay miệng, tiêu chảy. Các bệnh này thường dễ lây. Đặc biệt cần chú ý không nên coi đó là “bệnh vặt” từ đó không đề phòng hoặc không chữa trị kịp thời. Cũng cần lưu ý không tự chữa bằng cách dùng thuốc không được chỉ định từ bác sĩ, vì rất có thể khiến bệnh kéo dài hoặc nặng thêm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *