Ai không nên tiêm vắc-xin bạch hầu?

Tiêm vắc-xin là cách tốt nhất để phòng bệnh bạch hầu. Khi có đủ số người được chủng ngừa bệnh bạch hầu, toàn bộ cộng đồng sẽ ít có khả năng mắc bệnh này.

Ảnh minh họa. Nguồn internet.

Bạch hầu là một trong những bệnh n.hiễm t.rùng cấp tính do vi khuẩn gây ra, tạo thành các giả mạc bám vào niêm mạc họng, mũi khiến người bệnh khó nuốt và khó thở. Theo thời gian, các giả mạc này sẽ sản sinh độc tố gây ức chế hoạt động của gan, tim và các dây thần kinh.

Một số biến chứng của bạch hầu có thể kể đến như: viêm cơ tim, suy cơ hoành, viêm dây thần kinh, suy hô hấp cấp… có thể gây t.ử v.ong.

Bệnh dễ gây thành dịch, lây lan và có nhiều diễn biến phức tạp khi tồn tại trong cộng đồng. Bạch hầu lây từ người sang người khi: Tiếp xúc thường xuyên với người bệnh; Chạm vào dịch bài tiết hoặc dùng chung các loại vật dụng cá nhân mà người bệnh đã sử dụng qua.

Tất cả những người chưa từng được tiêm chủng đầy đủ vắc-xin bạch hầu đều có thể bị bệnh. Tiêm vắc-xin phòng bệnh bạch hầu là biện pháp phòng bệnh hiệu quả vì có thể làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc và tỷ lệ t.ử v.ong.

Có 4 loại vắc-xin bảo vệ chống bệnh bạch hầu bao gồm: vắc-xin DTaP (bảo vệ t.rẻ e.m khỏi bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà); vắc-xin DT (bảo vệ t.rẻ e.m khỏi bệnh bạch hầu và uốn ván); vắc-xin Tdap (bảo vệ thanh thiếu niên và người lớn khỏi bị uốn ván, bạch hầu và ho gà) và vắc-xin Td (bảo vệ thanh thiếu niên và người lớn từ uốn ván và bạch hầu).

Ai cần tiêm vắc-xin bạch hầu?

Mọi người đều cần vắc-xin bạch hầu trong suốt cuộc đời của mình. Điều đó có nghĩa là tất cả mọi người cần được tiêm phòng đầy đủ các mũi ở giai đoạn trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đồng thời tiêm nhắc lại khi trưởng thành. Cụ thể:

Trẻ sơ sinh và t.rẻ e.m đến 6 t.uổi: Ở giai đoạn này, trẻ được tiêm vắc-xin DTaP như một phần trong lịch trình tiêm vắc-xin thông thường (nằm trong chương trình tiêm chủng). Trẻ nhỏ cần 1 liều vắc-xin tại các thời điểm: 2 tháng; 3 tháng; 4 tháng (hoặc 2 tháng, 4 tháng và 6 tháng); 15-18 tháng; 4-6 năm.

Trường hợp trẻ đã có một phản ứng nghiêm trọng với thành phần ho gà có trong vắc-xin DTaP, có thể được chủng ngừa bằng vắc-xin DT thay thế.

Thanh thiếu niên từ 7-18 t.uổi: Cần tiêm 1 mũi vắc-xin Tdap ở t.uổi 11 hoặc 12 như một phần trong lịch tiêm vắc-xin thông thường.

Người lớn từ 19 t.uổi trở lên: Người lớn cần tiêm 1 mũi vắc-xin Td sau mỗi 10 năm như một phần trong lịch trình tiêm chủng vắc-xin thông thường.

Phụ nữ mang thai: Cần tiêm 1 mũi vắc-xin Tdap trong 3 tháng thứ 3 của mỗi thai kỳ.

Ai không nên tiêm vắc-xin bạch hầu?

Bạn không nên tiêm vắc-xin bạch hầu nếu bạn: Bị dị ứng đe dọa tính mạng với bất kỳ thành phần nào trong vắc-xin; đã có một phản ứng nghiêm trọng với vắc-xin bạch hầu, uốn ván hoặc ho gà trong quá khứ.

Hãy chắc chắn nói với bác sĩ của bạn trước khi tiêm vắc-xin nếu bạn: Có cơn động kinh hoặc các vấn đề khác về hệ thần kinh; bị đau hoặc sưng nghiêm trọng sau khi tiêm vắc-xin bạch hầu, uốn ván hoặc ho gà; hoặc bị Hội chứng Guillain-Barré (một rối loạn hệ thống miễn dịch).

Nếu bạn bị bệnh, cần phải đợi cho đến khi bạn cảm thấy tốt hơn để chủng ngừa bệnh bạch hầu.

Bệnh bạch hầu tái phát do “vùng lõm” tiêm chủng

Ở Việt Nam, vaccine ngừa bệnh bạch hầu được đưa vào Chương trình Tiêm chủng mở rộng, t.rẻ e.m được tiêm chủng miễn phí từ lâu, tuy nhiên hiện vẫn chưa thể loại trừ bệnh bạch hầu.

Bác sĩ tư vấn cho phụ huynh tiêm vaccine phòng ngừa bạch hầu cho trẻ

Lỗ hổng tiêm chủng

Thông tin từ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM, đến chiều 2-7, sức khỏe bệnh nhi G.A.P. (13 t.uổi, dân tộc H’Mông, tỉnh Đắk Nông) bị nhiễm bạch hầu đang diễn tiến xấu, tình trạng viêm cơ tim ngày càng nặng. Mặc dù bệnh nhi được đặt máy tạo nhịp nhân tạo nhưng diễn tiến viêm cơ tim nặng hơn, suy tim, men tim tăng gấp 20 – 30 lần so với bình thường… Kết quả siêu âm cho thấy cơ tim nhão. Bệnh viện đang điều trị hỗ trợ tích cực tim mạch, dùng thuốc hỗ trợ tim mạch chờ phục hồi.

Theo TS-BS Phan Tứ Quý, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu t.rẻ e.m, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, nếu xem xét khả năng ghép tim, các bác sĩ sẽ tính đến trường hợp can thiệp ECMO cho bệnh nhi. “Bệnh nhi nhập viện tại bệnh viện địa phương ngày thứ 3 sau khi mắc bệnh. Khi được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên, bệnh đến ngày thứ 6 nhưng chưa được dùng huyết thanh kháng độc tố bạch hầu do tình trạng thuốc khan hiếm. Người nhà bệnh nhi cho biết, bệnh nhi chưa được chích ngừa bạch hầu trước đây” – TS-BS Phan Tứ Quý cho hay.

Lý giải về việc xuất hiện một số ổ dịch bạch hầu gần đây, TS Đặng Quang Tấn, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, cho biết, hiện dịch bệnh bạch hầu chưa được loại trừ ở nước ta nên người dân vẫn có thể mắc bệnh nếu chưa tiêm vaccine phòng bệnh đầy đủ và tiếp xúc với mầm bệnh. Từ đầu tháng 6-2020 tới nay, trên địa bàn một số xã vùng sâu, vùng xa của tỉnh Đắk Nông đã ghi nhận hơn 12 trường hợp mắc bạch hầu, trong đó có 1 trẻ nhỏ 9 t.uổi đã t.ử v.ong. TPHCM cũng vừa ghi nhận ca mắc bạch hầu đầu tiên là một thanh niên.

Qua giám sát dịch tễ tại Đắk Nông, khu vực bùng phát dịch bạch hầu là nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp 48-52%, đặc biệt các trường hợp mắc bệnh chưa được tiêm đầy đủ các mũi vaccine phòng bạch hầu vì khu vực này là vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc vẫn còn tâm lý e ngại việc tiêm ngừa vaccine.

Chủ động phòng chống, không quá hoang mang

Theo PGS-TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, cần chủ động đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch vaccine ngừa bạch hầu trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng là vaccine phối hợp “5 trong 1” phòng bệnh bạch hầu (ComBe Five) hoặc vaccine DPT-VGB-Hib (SII). Người dân cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Bảo đảm nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng. Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời. Người dân trong ổ dịch cần thực hiện nghiêm túc việc uống thuốc phòng và tiêm vaccine phòng bệnh theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế.

PGS-TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng quốc gia cho biết, trong giai đoạn chuyển đổi vaccine “5 trong 1” Quinvaxem sang vaccine ComBe Five, tỷ lệ tiêm chủng vaccine giảm mạnh. Cùng với đó, thời gian cách ly xã hội vừa qua do dịch Covid-19 cũng có hơn 1 tháng tạm ngưng tiêm chủng, dù viện đã chỉ đạo tiêm vét nhưng vẫn có một tỷ lệ nhất định sót mũi tiêm hoặc chưa tiêm. Trong khi đó, một số chuyên gia dịch tễ cho biết, theo

Chương trình Tiêm chủng mở rộng, trẻ được tiêm miễn phí vaccine phối hợp “5 trong 1” trong đó có bạch hầu là trẻ dưới 2 t.uổi nhưng do đây vẫn là bệnh lưu hành, khi tỷ lệ tiêm chủng giảm hơn, nhóm nguy cơ cao hơn thì đối tượng dễ bị tác động lại là trẻ lớn. Giai đoạn vừa qua đã có chiến dịch tiêm bổ sung vaccine TD (ngừa bạch hầu và uốn ván) nhưng mới triển khai được đến nhóm dưới 7 t.uổi và mới tiến hành được ở 30 tỉnh, thành nguy cơ cao. Do đó một số ý kiến đề nghị mở rộng các tỉnh được tham gia chiến dịch này để tiêm vét, tiêm bổ sung cho các cháu đang bị thiếu mũi hoặc chưa tiêm vaccine ngừa bạch hầu.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *