20 dấu hiệu cho thấy tuyến tụy của bạn đang “kêu cứu”

Tuyến tụy là một cơ quan có hình quả lê trong ổ bụng. Mặc dù chỉ nặng khoảng 80g, nhưng đây là cơ quan đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe.

Tuyến tụy nằm ở vùng thượng vị, tuyến tụy sản sinh các men tiêu hóa quan trọng và tiết ra các hormone quan trọng để chuyển hóa đường. Không có gì ngạc nhiên khi có nhiều sự cố xảy ra khi tuyến tụy không hoạt động như bình thường.

Đau bụng

Đau bụng có thể là một dấu hiệu của viêm tụy, tình trạng viêm cấp tính hoặc mãn tính của tuyến tụy. Khi khối u lớn chèn ép vào các cơ quan lân cận, đau bụng cũng có thể là một triệu chứng của ung thư tụy, đặc trưng bởi sự phát triển bất thường của tế bào trong tuyến tụy.

Đau lưng

Đau lưng cũng liên quan đến viêm tụy và ung thư tuyến tụy. Trong trường hợp thứ hai, đau có thể trầm trọng hơn khi nằm hoặc 3-4 giờ sau khi ăn.

Sốt

Thân nhiệt cao bất thường cũng có thể là một triệu chứng của viêm tụy, xảy ra khi các men tụy thoát vào các mô của tuyến tụy, gây kích ứng, phù nề và tắc nghẽn mạch m.áu.

Buồn nôn và nôn

Buồn nôn và nôn là các triệu chứng của cả viêm tụy và ung thư tụy, có liên quan đến hút thuốc và béo phì.

Huyết áp cao

Huyết áp cao cũng có thể là dấu hiệu của viêm tụy, nguyên nhân phổ biến nhất là do uống quá nhiều rượu, chấn thương và sỏi mật làm tắc các ống tụy.

Da lạnh và ẩm

Da lạnh và ẩm có thể là dấu hiệu của viêm tụy nặng, xảy ra khi bệnh này gây n.hiễm t.rùng, c.hảy m.áu và hình thành mủ trong cơ quan cũng như hoại tử mô tụy.

Vàng da

Đặc trưng bởi mắt và da có màu vàng, nước tiểu sẫm màu và phân nhạt màu hoặc nhờn mỡ, vàng da là triệu chứng của ung thư tụy khi khối u làm tắc ống dẫn mật.

Những thay đổi trong chất thải

Tắc ống mật do ung thư tuyến tụy có thể khiến phân trở nên nhạt màu hoặc có màu đất sét, có mùi lạ hoặc nổi hơn do lượng mỡ nhiều hơn.

Ngứa

Thường đi kèm với các triệu chứng như đau bụng hoặc vàng da, ngứa có thể là dấu hiệu của ung thư tụy, 95% trong số đó phát triển từ phần tuyến tụy giúp tiêu hóa chất béo và protein bằng cách tiết ra các men tiêu hóa.

Tiêu chảy và táo bón

Vì ngăn cản các chất dinh dưỡng trong thức ăn được hấp thụ đúng cách, ung thư tụy có thể gây tiêu chảy và táo bón, đặc biệt ở những bệnh nhân đang dùng thuốc giảm đau.

Chán ăn và thay đổi cân nặng

Cùng với đau bụng, chán ăn và sụt cân ngoài ý muốn thường là một trong những triệu chứng đầu tiên của ung thư tụy. Trong khi đó, giảm hoặc tăng cân là một trong những triệu chứng của đái tháo đường.

Bị đái tháo đường khi đã có t.uổi

Đái tháo đường có thể phát sinh khi ung thư tụy cản trở khả năng sản sinh insulin của cơ quan này, một hormon điều chỉnh lượng đường trong m.áu.

Khát bất thường

Khát nước bất thường là một triệu chứng khác của đái tháo đường, có hai loại. Đái tháo đường loại 1 xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công và phá hủy các tế bào trong tuyến tụy tạo ra insulin. Đái tháo đường loại 2, phổ biến hơn nhiều, phát triển khi tuyến tụy không tạo đủ insulin và khi cơ thể không thể sử dụng insulin do tuyến tụy tạo ra.

Đi tiểu thường xuyên

Cũng như nhiều triệu chứng trong danh sách này, đi tiểu thường xuyên là triệu chứng của cả đái tháo đường loại 1 và loại 2. Nghiên cứu cho thấy gen hoặc môi trường có thể là nguyên nhân gây ra đái tháo đường loại 1. Đái tháo đường loại 2 là do béo phì, sắc tộc, t.iền sử gia đình mắc đái tháo đường loại 2 và các yếu tố môi trường khác.

Cực kỳ mệt mỏi hoặc thiếu năng lượng

Khi bệnh tiểu đường làm giảm lượng insulin được sản xuất bởi tuyến tụy của bạn hoặc ngừng sản xuất hoàn toàn, đường trong m.áu của bạn không thể đi vào các tế bào, nơi nó sẽ được sử dụng để tạo năng lượng.

Nhìn mờ

Nhìn mờ là một triệu chứng khác của đái tháo đường. Các dấu hiệu và triệu chứng của đái tháo đường loại 1 có thể đột ngột xuất hiện mà không báo trước, lúc này bạn nên đi khám càng sớm càng tốt.

N.hiễm t.rùng thường xuyên hoặc tái phát

N.hiễm t.rùng thường xuyên hoặc tái phát như n.hiễm t.rùng nướu răng, da hoặc n.hiễm t.rùng âm đạo có thể là dấu hiệu của đái tháo đường. Nhưng hãy nhớ rằng đái tháo đường loại 2 có thể không có triệu chứng. Nếu bạn không có triệu chứng nhưng trên 40 t.uổi, bạn nên đi kiểm tra.

Vết trầy xước và vết bầm tím chậm lành

Các vết trầy xước và vết bầm tím chậm lành cũng là dấu hiệu của đái tháo đường. Đường huyết tăng cao do đái tháo đường gây ra có thể làm hư hại các mạch m.áu của cơ thể, do đó ngăn cản các dây thần kinh và các cơ quan hoạt động bình thường.

Cảm giác châm chích hoặc tê bì ở bàn tay hoặc bàn chân

Tổn thương dây thần kinh do đái tháo đường có thể dẫn đến cảm giác châm chích hoặc tê bì ở bàn tay hoặc bàn chân, cùng với các vấn đề về chân khác.

Khó có được hoặc duy trì cương dương

Rối l.oạn c.ương d.ương là một trong những biến chứng có thể xảy ra của đái tháo đường, các biến chứng khác bao gồm bệnh tim và đột quỵ, bệnh thận và tổn thương mắt.

Chỉ số CA 19-9 tăng cao có phải đã mắc ung thư tụy?

Chỉ số CA 19-9 là dấu ấn ung thư đầu tiên của ung thư tụy, tuy nhiên nó cũng tăng cao trong một số bệnh lý không phải ung thư như xơ gan, viêm tụy, viêm túi mật.

Ở người lớn CA 19-9 chỉ có một lượng nhỏ trong một số cơ quan như tụy, gan, bàng quang và phổi. CA 19-9 là dấu ấn ung thư đầu tiên của ung thư tụy. CA 19-9 cũng là dấu ấn ung thư hữu ích trong chẩn đoán ung thư đường mật, ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày và ung thư gan. CA 19-9 cũng tăng trong một số bệnh lý đường tiêu hoá lành tính như: viêm gan, xơ gan, viêm tụy…

Xét nghiệm CA 19-9 được chỉ định khi nào?

Bệnh nhân nghi ngờ mắc ung thư tụy

Theo bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội), tuyến tụy nằm sau dạ dày, nên triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng khó phát hiện, chẩn đoán. Khi các triệu chứng của bệnh xuất hiện thường thì bệnh chuyển sang giai đoạn nặng, khó chữa trị.

Vì vậy khi có các biểu hiện lâm sàng như cơ thể suy nhược, ăn không ngon, chán ăn, mệt mỏi kéo dài, cổ trướng, vàng da, nước tiểu sẫm màu, phân trắng, bạc màu, sốt liên tục không rõ nguyên nhân, đau co thắt vùng ổ bụng thường xuyên, liên tục,… bệnh nhân nên làm xét nghiệm CA 19-9 để phát hiện sớm ung thư tụy.

Theo dõi và điều trị ung thư tụy

Xét nghiệm này được thực hiện thường xuyên, kiểm tra chỉ số CA 19-9 có trong huyết tương, mức độ giảm của CA 19-9 sau phẫu thuật thể hiện đáp ứng điều trị và tỷ lệ thuận với thời gian sống của bệnh nhân và ngược lại. Từ đó có thể đưa ra các biện pháp điều trị thích hợp, kịp thời.

Theo dõi tái phát ung thư

Sau khi điều trị (cắt bỏ tụy, hóa trị liệu) cần làm các xét nghiệm này để xác định chỉ số CA 19-9 có trong huyết tương, xác định tái phát ung thư, mức độ khả quan sau điều trị của bệnh nhân. Đối với chỉ số CA 19-9 ở mức dưới 37 UI/ml thì thời gian sống trung bình của bệnh nhân 32-36 tháng, cao hơn 37 UI/ml thời gian sống của bệnh nhân chỉ còn 12-15 tháng.

Chỉ số CA 19-9 sau điều trị của bệnh nhân trở về giá trị an toàn hoặc giảm từ 20% đến 50%, có liên quan đến thời gian sống kéo dài hơn so với khi CA 19-9 không trở về bình thường hoặc tăng lên.

Nguyên nhân tăng nồng độ CA 19-9

Các nguyên nhân do ung thư

– Ung thư tụy: 80%.

– Ung thư đường mật (hepatobiliary cancer): 22 – 51%.

– Ung thư dạ dày: 42%

– Ung thư đại trực tràng: 20% và kết hợp với tiên lượng rất xấu.

– Ung thư túi mật.

Các nguyên nhân không phải là ung thư: viêm túi mật, sỏi ống mật chủ, xơ gan, xơ hóa thành nang (cystic fibrosis), viêm gan, viêm tụy.

Nguyên nhẫn dẫn đến ung thư tụy

Ung thư tụy là một ung thư thường gặp, có tỉ lệ t.ử v.ong rất cao, lên đến 95% đối với trường hợp mắc bệnh. Sau đây là những nguyên nhân thường gặp có thể gây ung thư tụy như:

Sử dụng các chất kích thích kéo dài, thường xuyên, liên tục như: rượu, bia, t.huốc l.á, tiếp xúc với hóa chất, thuốc diệt cỏ,…

Người có t.iền sử mắc các bệnh: đái tháo đường, viêm gan B,…

Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: ăn nhiều thức ăn nhanh, chứa nhiều dầu mỡ, thừa chất béo, ít rau xanh và trái cây,…

Trong gia đình có người mắc ung thư tụy.

Lười vận động, thừa cân, béo phì,…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *