Ca song thai chỉ một trái tim

Bà bầu ở Bắc Giang mang song thai 14 tuần, trong đó một thai có tim và một thai không có tim, được các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội hội chẩn từ xa.

Trường hợp này là một trong 8 ca sản khoa được bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội hội chẩn chiều 18/9 nhân khai trương Trung tâm Khám chữa bệnh từ xa (telehealth). Tham gia hội chẩn có 8 điểm cầu tại Hà Nội, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Bắc Kạn.

Đại diện Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Bắc Giang cho biết thai phụ điều trị từ đầu tháng 9, khi ấy thai được 12 tuần. Khi siêu âm, bác sĩ phát hiện thai nhi không tim chỉ có dây rốn chứa một động mạch và một tĩnh mạch, thai có cử động. Thai nhi còn lại đang phát triển bình thường, đầy đủ tim thai, đủ dinh dưỡng. Bệnh viện chưa xác định được đường nối giữa hai thai, khu vực dây rốn cắm vào nhau thai.

Các bác sĩ đ.ánh giá tình trạng này khiến hai thai chung bánh nhau song một bên có tim, phát triển bình thường và một bên không có tim. Thai nhi không có tim lấy nguồn dinh dưỡng từ thai còn lại thông qua đường nối giữa hai thai.

Bác sĩ Nguyễn Thị Sim, Phó giám đốc Trung tâm Sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, nhận định thai nhi bình thường có nguy cơ c.hết lưu vì mất m.áu, thiếu dinh dưỡng nặng gây suy tim. Một số trường hợp tương tự được phát hiện muộn, thai nhi không tim quá to, chèn ép thai nhi có tim, gây t.ử v.ong cả hai thai.

“Thông thường, ca song thai không tim được điều trị ở tuần thứ 17. Trong trường hợp thai phụ này, hội chứng song thai không c.hết lưu xuất hiện quá sớm, vì vậy tiên lượng xấu, nguy cơ thai lưu cao tới 70-80%”, bác sĩ Sim chẩn đoán.

Vì vậy, bác sĩ Sim đề nghị tiếp tục theo dõi sức khỏe hai thai, đ.ánh giá chu vi bụng bà bầu, chu vi các thai. Nếu thai thường nhỏ hơn thai không có tim và phát triển tốt ở tuần 16, mẹ phải chuyển viện ra Hà Nội để điều trị. Phương án xử trí là ngắt đường nối giữa hai thai để ngăn chặn thai không tim phát triển, chèn ép thai bình thường, sau đó lấy cả hai thai ra khi sản phụ sinh con.

Thống kê của y văn thế giới cho thấy hội chứng song thai không tim thuộc dạng hiếm gặp, tỷ lệ 1/35.000. Tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, các ca tương tự xuất hiện rải rác, năm 2016 có hai ca trong tổng số 40.000 ca sinh, năm 2019 ghi nhận 6 ca.

Bác sĩ Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, cho biết: “Các chỉ đạo nhờ hội chẩn với nhóm chuyên gia qua telehealth, giúp bệnh viện tuyến dưới có hướng điều trị thuận lợi cho bệnh nhân”.

Theo ông, hệ thống telehealth giúp kịp thời hội chẩn cấp cứu ca phẫu thuật khó, xử trí các diễn biến khó lường trong mổ hoặc các tình huống đặc biệt… Nhờ đó, tỷ lệ t.ử v.ong mẹ và trẻ sơ sinh giảm, hạn chế xử trí sai lầm, chuyển viện bệnh nhân quá muộn, không thể cứu chữa. Telehealth còn có vai trò truyền tải, trao đổi kiến thức chuyên môn giữa các y bác sĩ, trong điều kiện hạn chế do Covid-19.

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội là tuyến cuối của mạng lưới bệnh viện sản phụ khoa ở thủ đô từ năm 2018, bên cạnh Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Bệnh viện có 750 giường bệnh, hơn 1.500 cán bộ, nhân viên.

Hội chẩn qua telehealth tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội chiều 18/9. Ảnh: Chi Lê.

Bệnh viện Nhi Trung ương khám bệnh từ xa với 168 điểm cầu

Những ca bệnh khó như viêm não không rõ nguyên nhân, viêm não trên nền trẻ mắc tay chân miệng… từ huyện đảo Cô Tô, BV Nhi Thái Bình… được các chuyên gia thảo luận để đưa ra hướng điều trị tốt nhất.

Ngày 11/9, tại Hà Nội, Bệnh viện Nhi Trung ương đã chính thức đưa hệ thống hỗ trợ tư vấn khám, chữa bệnh từ xa vào phục vụ công tác khám, chẩn đoán, điều trị, phòng bệnh cho t.rẻ e.m và đào tạo cán bộ y tế tại cơ sở theo hình thức trực tuyến. 168 điểm cầu tại các cơ sở y tế, bệnh viện được kết nối.

Bên cạnh đó, hệ thống còn kết nối tư vấn, hội chẩn từ xa với các bác sĩ tại Trung tâm ECHO (Extension Community Healthcare Outcome Institute), Hoa Kỳ.

Các bác sĩ đã cùng nhau thảo luận một số ca bệnh khó tại Trung tâm Y tế huyện Cô Tô, Quảng Ninh; ca viêm não trên bệnh nhi mắc tay chân miệng của Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang; trẻ sơ sinh mắc viêm não chưa rõ nguyên nhân tại Bệnh viện Nhi Thái Bình…

GS.TS Lê Thanh Hải, Giám đốc bệnh viện Nhi Trung ương cho biết với việc triển khai hệ thống hỗ trợ tư vấn khám, chữa bệnh từ xa, Bệnh viện Nhi Trung ương hướng đến mục tiêu nâng cao trình độ chuyên môn cho các bác sĩ tại các cơ sở y tế vùng sâu, vùng xa. Bệnh viện sẽ thường xuyên tổ chức các buổi tư vấn, khám chữa bệnh từ xa, trao đổi, hỗ trợ các ca bệnh khó, phức tạp; qua đó từng bước cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe t.rẻ e.m tại cơ sở.

GS.TS Nguyễn Thanh Long, quyền Bộ trưởng Bộ Y tế cũng cho biết việc kết nối khám chữa bệnh từ xa có ý nghĩa trong việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân. Thời gian qua một trong những vấn đề ngành y tế hết sức trăn trở là làm thế nào hoạt động khám chữa bệnh ở tất cả các cơ sở y tế đảm bảo chất lượng, nâng cao được chất lượng và phục vụ người dân được tốt hơn.

GS.TS Nguyễn Thanh Long, quyền Bộ trưởng Bộ Y tế.

“Chúng ta đã triển khai nhiều hình thức hoạt động nhưng sự lan tỏa của những hình thức đó hạn chế. Việc hỗ trợ cho tuyến dưới chưa được như mong muốn. Nhiều lúc có một ca cấp cứu xảy ra vào buổi đêm thì việc tuyến trên hỗ trợ tuyến dưới khó khăn”, GS Long chia sẻ.

Vì thế, Bộ Y tế đã trao đổi với các đơn vị quyết định triển khai đề án khám chữa bệnh từ xa với mong muốn tất cả các cơ sở y tế kết nối với nhau, tuyến trên hỗ trợ tối đa cho tuyến dưới. Đến nay, đã có gần 1.000 điểm là cơ sở y tế ở tất các tuyến được tuyến trên hỗ trợ, tuyến trung ương hỗ trợ cho tận tuyến huyện, xã.

“Người dân ở huyện, ở xã được hưởng dịch vụ có chất lượng ở tuyến trung ương. Điều quan trọng nhất là trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay, người dân hạn chế đi lại”, GS Long nhấn mạnh.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về Chính phủ điện tử, Bộ Y tế đang triển khai Đề án “Khám, chữa bệnh từ xa” giai đoạn 2020-2025 . Hiện tại 1.000 điểm cầu khám, chữa bệnh từ xa đang được thiết lập để đáp ứng mục tiêu mọi người dân đều được quản lý, tư vấn, khám bệnh, chữa bệnh, hỗ trợ chuyên môn của các bác sĩ từ tuyến xã đến tuyến Trung ương. Đồng thời giúp người dân được sử dụng dịch vụ y tế có chất lượng của tuyến trên ngay tại cơ sở y tế tuyến dưới.

Hiện nay đã có gần 20 bệnh viện trung ương kết nối khám chữa bệnh từ xa.

Cả nước có 40 bệnh viện tuyến Trung ương; 492 bệnh viện tuyến tỉnh; 645 bệnh viện tuyến huyện; 72 bệnh viện ngành; 275 bệnh viện tư nhân; 32.000 Phòng khám tư nhân; 11.000 trạm y tế thì con số 1.000 điểm cầu hoàn toàn khả thi. Các bệnh viện tuyến trung ương có đội ngũ giáo sư, chuyên gia nhiều kinh nghiệm cần phải phát huy trong giai đoạn này để hỗ trợ cho các bệnh viện tuyến dưới.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *