Với nhiều phụ nữ, ‘chuyện ấy’ lại biến thành ‘nghĩa vụ’: Làm sao cải thiện?

Lãnh cảm ở phụ nữ có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó có những nguyên nhân tâm lý, nội tiết, bất thường về cấu trúc giải phẫu cơ quan s.inh d.ục của người phụ nữ…

Căn bệnh khó nói

Chị Nguyễn Thị Nga – sinh năm 1981, trú tại Gò Vấp, TP.HCM, tâm sự vợ chồng chị có hai con. Từ năm 2010 sau khi sinh bé thứ 2 chị Nga rơi vào tình trạng lãnh cảm. Ban đầu, chị còn cố gắng chịu đựng nhưng từ năm 2015 chị không thể quan hệ t.ình d.ục.

Mỗi lần vợ chồng gần gũi là chị khó chịu vô cùng. Chị chiều chồng như nghĩa vụ của người vợ, cảm xúc vui vẻ không có, chỉ còn đau đớn. Chị Nga đã điều trị tâm lý nhưng không có hiệu quả. Cuối cùng, chị đành mắt nhắm mắt mở để chồng tìm người phụ nữ khác nhưng không ly hôn.

Hay như trường hợp của bà Vũ Thị Thê – 51 t.uổi, Hà Đông, Hà Nội. Bà Thê và chồng không ngủ chung 15 năm nay. Bà Thê không thể quan hệ với chồng dù cả hai đều cố gắng. Bác sĩ cho biết bà bị thiếu hooc môn s.inh d.ục nữ gây nên tình trạng suy buồng trứng sớm. Bà Thê cũng được điều trị nhưng chưa có hiệu quả thì bỏ cuộc, đành chấp nhận “cai” chuyện vợ chồng rất sớm.

Tuy nhiên, bà Thê ngại không nói với ai mà chỉ âm thầm chịu đựng. Hai vợ chồng vẫn ở chung nhà nhưng không ngủ chung giường. Bà biết chồng có phụ nữ bên ngoài nhưng cũng đành chịu.

Theo TS BS Nguyễn Hữu Trung – giảng viên trường Đại học y dược TP.HCM, trước đây khi phụ nữ bị lãnh cảm, họ chỉ âm thầm chịu đựng nhưng hiện nay họ bắt đầu tìm hiểu nguyên nhân của bệnh và tìm cách để cải thiện tình trạng này…

Về mặt y học, lãnh cảm là sự suy giảm khả năng đáp ứng t.ình d.ục ở nữ giới, khiến cho người nữ không còn ham muốn, thậm chí sợ hãi khi phải quan hệ vợ chồng. Họ đáp ứng những nhu cầu t.ình d.ục của chồng theo kiểu “nghĩa vụ” một cách lạnh nhạt mà không đạt được cực khoái. Lãnh cảm t.ình d.ục không nguy hiểm đến tính mạng của chị em nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến hạnh phúc gia đình, hiệu quả công việc và tâm sinh lý.

Vì sao nhiều phụ nữ chuyện ấy lại thành “nghĩa vụ”? Ảnh minh họa

Các biện pháp điều trị

Theo TS Trung, lãnh cảm có thể do bệnh lý gây ra như khiếm khuyết ở cơ quan s.inh d.ục như â.m đ.ạo hẹp hay quá ngắn, â.m v.ật bé hay â.m v.ật bị bao phủ bởi mũ chụp â.m v.ật quá dày làm giảm khả năng kích thích vào â.m v.ật khi quan hệ.

Một số trường hợp do tình trạng thiếu hụt nội tiết tố nữ như estrogene ở t.uổi mãn kinh, bệnh phụ khoa, viêm đường niệu, đái tháo đường, tăng huyết áp… hoặc do tác dụng phụ của các loại thuốc điều trị bệnh này.

Nguyên nhân gặp phổ biến đó là do tâm lý. Theo TS Trung, nguyên nhân của bệnh cũng đa dạng và phức tạp như những vấn đề mâu thuẫn trong quan hệ vợ – chồng, trong gia đình, những thay đổi trong đời sống như sinh con, thay đổi chỗ ở, quá khó khăn trong đời sống kinh tế, người phụ nữ phải nặng gánh gia đình; có quan niệm sai lầm về t.ình d.ục và mang tâm lý tiêu cực khi quan hệ vợ chồng.

Nêu lanh cam găp ơ phu nư tre thi viêc chưa tri không đơn gian, bên cạnh điều trị bệnh lý thì cần phải điều trị về mặt tâm lý.

Sử dụng chất bôi trơn hoặc những “công cụ hỗ trợ” trong quan hệ: Khi nữ giới không hứng thú quan hệ t.ình d.ục thì sẽ khó kích thích tiết chất nhờn do vậy bộ phận s.inh d.ục bị khô, đau rát khi quan hệ. Bên cạnh nghệ thuật kích thích hưng phấn t.ình d.ục của người bạn tình, người phụ nữ có thể sử dụng chất bôi trơn hoặc “công cụ hỗ trợ” khi quan hệ t.ình d.ục. Lúc này, người chồng hoặc người bạn tình đóng vai trò rất quan trọng trong việc cải thiện tình trạng lãnh cảm của phụ nữ.

Can thiệp tâm lý: vợ chồng nên nói chuyện thẳng thắn về những lý do khiến vợ không có ham muốn gần gũi. Chức năng t.ình d.ục của người vợ có thể sẽ bị ảnh hưởng sau các biến cố lớn như sinh con, nuôi con nhỏ… và những xung đột trong cuộc sống hằng ngày. Người chồng cần tâm sự nhẹ nhàng và khéo léo với người vợ những cảm xúc của mình, không nên trách móc, nghi kị hay ghen tuông vợ, tránh tạo áp lực trong chuyện chăn gối.

Phụ nữ có thể điều trị bằng chế độ ăn uống đảm bảo chất dinh dưỡng chứa nhiều lượng estrogen để tăng cường ham muốn và giảm các triệu chứng mãn kinh ở phụ nữ, làm chậm quá trình lão hóa, món ăn chứa nhiều chất giống estrogen.

Chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lí, tránh công việc nặng quá sức. Tập thể dục thể thao để tăng thể lực và tăng sức đề kháng, miễn dịch cho cơ thể.

Giữ vệ sinh sạch sẽ bộ phận s.inh d.ục, khám phụ khoa định kì 6 tháng/lần nhằm phát hiện sớm viêm nhiễm để điều trị kịp thời.

Liệu pháp tiêm chất làm đầy vào “đ.iểm G” của người phụ nữ, thu nhỏ môi â.m v.ật, mũ chụp â.m v.ật để tăng vùng đ.iểm G của người phụ nữ, góp phần cải thiện tình trạng lãnh cảm của họ.

Trẻ sinh ra từ phôi đông lạnh phát triển nhỉnh hơn so với phôi tươi

Kết quả theo dõi sự phát triển của gần 300 trẻ sinh ra từ thụ tinh trong ống nghiệm qua nhiều năm cho thấy trẻ sinh ra từ phôi đông lạnh phát triển tương đương hoặc tốt hơn trẻ sinh ra từ phôi tươi sau thụ tinh trong ống nghiệm.

Ảnh minh họa: ĐQ

Đây là nghiên cứu do nhóm nghiên cứu bao gồm các bác sĩ Bệnh viện Mỹ Đức, các chuyên gia từ Bộ môn Phụ Sản và Bộ môn Nhi Đại học Y Dược TPHCM. Ngoài ra, còn có sự hợp tác của các chuyên gia quốc tế từ Đại học Adelaide và Đại học Monash (Úc). Đây cũng là nghiên cứu lớn nhất và đáng tin cậy nhất trên thế giới cho đến nay về vấn đề này.

Theo đó, nhóm nghiên cứu đã theo dõi gần 300 trường hợp trẻ sinh ra từ thụ tinh trong ống nghiệm, bao gồm các trẻ sinh ra từ 2 nhóm: phôi tươi và phôi đông lạnh, từ lúc sinh đến khoảng 3 t.uổi. Các tác giả sử dụng bộ câu hỏi sàng lọc ASQ-3 để đ.ánh giá sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ vào độ t.uổi khoảng trên dưới 3 t.uổi.

Kết quả cho thấy, nói chung, trẻ sinh ra từ phôi đông lạnh có sự phát triển nhỉnh hơn so với trẻ sinh ra từ phôi tươi. Tuy nhiên, khi phân tích chi tiết các chỉ số đ.ánh giá trẻ sinh ra từ phôi đông lạnh và trẻ sinh ra từ phôi tươi, nghiên cứu cho thấy sự khác biệt là không đáng kể.

Theo nhóm nghiên cứu, thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện thành công trên thế giới từ năm 1978. Hầu hết các nghiên cứu theo dõi sự phát triển của các trẻ sinh ra từ thụ tinh trong ống nghiệm nói chung (phôi tươi và phôi đông lạnh) cho đến nay đều thấy cho kết quả là không khác biệt so với trẻ bình thường.

Gần đây, khuynh hướng chuyển phôi đông lạnh đang thay thế dần chuyển phôi tươi trong thụ tinh trong ống nghiệm do nhiều báo cáo trên thế giới cho thấy chuyển phôi đông lạnh có kết quả bằng hoặc tốt hơn so với chuyển phôi tươi. Chuyển phôi đông lạnh cũng cho kết quả an toàn hơn cho bà mẹ và bé cho đến lúc sinh, với đa số các trường hợp.

Tuy nhiên, cho đến nay, rất ít nghiên cứu so sánh sự phát triển sau sinh của các trẻ sinh ra từ phôi đông lạnh và phôi tươi. Nghiên cứu của nhóm tác giả Bệnh viện Mỹ Đức là nghiên cứu đầu tiên trên thế giới với số trẻ được theo dõi lớn và phương pháp đáng tin cậy.

Nghiên cứu cung cấp kiến thức mới về sự phát triển của trẻ sinh ra từ phôi đông lạnh và góp phần chứng minh việc chuyển phôi đông lạnh sau khi thụ tinh trong ống nghiệm là hiệu quả và an toàn cho sự phát triển của trẻ sau sinh. Kết quả cũng giúp các bác sĩ và các cặp vợ chồng có thêm thông tin để quyết định các phác đồ điều trị phù hợp khi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm.

Kết quả nghiên cứu này vừa được công bố vào đầu tháng 9/2020 trên tạp chí “Fertility and Sterility” của Hội Y học Sinh sản Hoa Kỳ, là tạp chí y khoa hàng đầu của thế giới chuyên ngành về Sức khỏe sinh sản lâu đời, uy tín và có ảnh hưởng khoa học cao nhất trong ngành (IF 6.312) hiện nay.

Đây cũng là nghiên cứu khảo sát tiếp nối theo đề tài của nhóm nghiên cứu do TS.BS Vương Thị Ngọc Lan và cộng sự thực hiện trước đây tại Bệnh viện Mỹ Đức, đã công bố trên tạp chí NEJM năm 2018 và được trao tặng g.iải t.hưởng Tạ Quang Bửu năm 2020.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *