Ngày 28-9, bác sĩ Ngô Văn Tán, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bến Tre, cho biết, trên địa bàn tỉnh chưa ghi nhận ca t.ử v.ong do sốt xuất huyết.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, ngành y tế chỉ đạo đến các huyện tăng cường tuyên truyền, khảo sát mật độ của côn trùng, đặc biệt là ở các ổ dịch cũ để khi có tình huống là phải dập dịch ngay; đồng thời phải giám sát ở tất cả các cơ sở nghi ngờ, theo dõi chặt để điều trị kịp thời không để xảy ra t.ử v.ong.
Theo bác sĩ Tán, tại huyện Ba Tri có số ca mắc sốt xuất huyết được ghi nhận nhiều hơn so với các huyện khác, song chưa có ca t.ử v.ong. Nguyên nhân, do sự chuyển tiếp giữa mùa nắng với mùa mưa, lăng quăng nhiều nên số ca mắc sốt xuất huyết tăng. Thống kê của Sở Y tế tỉnh Bến Tre, toàn tỉnh có khoảng 2.700 ca sốt xuất huyết, riêng tại huyện Ba Tri có trên 500 ca.
Do đó, ngành y tế tăng cường giám sát chuyên môn, theo dõi điều trị và làm sạch môi trường, đặc biệt là chủ động áp dụng các biện pháp diệt lăng quăng, diệt muỗi ở khu dân cư và hộ gia đình để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cộng đồng.
Tại Đồng Tháp, ông Dương Ân Hận, Phó Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh, thông tin, trên địa bàn tỉnh có hơn 1.700 ca sốt xuất huyết, trong đó, có 48 ca nặng và không ghi nhận ca t.ử v.ong. Ngành y tế tăng cường xử lý các ổ dịch, triển khai 3 đợt diệt lăng quăng, diệt muỗi và tư vấn trực tiếp cho người dân tập trung phòng tránh, khuyến cáo có nghi bệnh thì đến cơ sở y tế để được chẩn đoán, điều trị kịp thời.
Theo ông Văn Công Minh, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long, hiện có 4 huyện gồm Long Hồ, Bình Tân, Vũng Liêm và TP Vĩnh Long có số ca mắc nhiều hơn. Thống kê sơ bộ, có khoảng 100 ổ dịch nhỏ ở các xã, phường, tuy nhiên đã được cán bộ y tế quản lý, giám sát.
Tại Cà Mau, từ đầu năm đến nay, tình hình bệnh sốt xuất huyết diễn biến phức tạp và tăng cao so với cùng kỳ. Hiện trên địa bàn toàn tỉnh ghi nhận hơn 360 ca mắc sốt xuất huyết. Do mầm bệnh đã lưu hành tại các địa phương cùng với thời tiết thuận lợi cho muỗi phát triển, nên trong thời gian tới, nguy cơ dịch bệnh sẽ bùng phát và lan rộng là rất cao.
Trước tình hình trên, ngành y tế chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, tăng cường giám sát, phát hiện sớm ca bệnh; xử lý triệt để hơn 200 ổ dịch nhỏ và phun hóa chất diệt muỗi diện rộng tại 3 ấp của huyện Cái Nước và huyện Trần Văn Thời.
Hải Dương xuất hiện ổ dịch sốt xuất huyết tại huyện Bình Giang
Sở Y tế tỉnh Hải Dương ngày 13/9 thông tin, tại huyện Bình Giang ghi nhận thêm ổ dịch sốt xuất huyết với hai ca mắc mới là chị T.T.N (39 t.uổi) và cháu N.Q.Th (16 t.uổi), cùng trú tại xã Bình Minh.
Hải Dương ghi nhận thêm 2 ca mắc sốt xuất huyết.
Ngày 13/9, Sở Y tế tỉnh Hải Dương cho biết, địa phương này vừa ghi nhận thêm ổ dịch sốt xuất huyết tại thôn Bá Đông, xã Bình Minh (huyện Bình Giang).
Hai ca mắc sốt xuất huyết mới nhất là chị T.T.N (39 t.uổi và con trai là cháu N.Q.Th (16 t.uổi). Cả hai ca bệnh này đang được điều trị cách ly tại Trung tâm y tế huyện Bình Giang.
Trước đó, ngày 4/9, chị N và cháu Th nhập viện trong tình trạng sốt cao trên 39 độ C, mệt mỏi, đau đầu, vật vã, chán ăn và nôn. Ngày 9/9 cả hai người đều xuất hiện nhiều ban đỏ toàn thân. Đến chiều ngày 11/9, sức khỏe 2 người mắc ổn định , cắt sốt, ban đỏ tan dần.
Ngay sau khi xác định ca mắc sốt xuất huyết mới, Trung tâm y tế huyện Bình Giang đã phối hợp với xã Bình Minh xử lý môi trường, phun thuốc diệt muỗi 60 hộ trong vòng bán kính 200 m từ nơi phát sinh mầm bệnh tại gia đình chị N.
Đồng thời, tổ chức tuyên truyền trên hệ thống phát thanh về bệnh sốt xuất huyết và yêu cầu trạm y tế các xã, thị trấn tham mưu chính quyền tiến hành tổng vệ sinh, phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, thu dọn rác dụng cụ phế liệu trên địa bàn.
Đối với xã Vĩnh Hưng và khu 5 thị trấn Kẻ Sặt trước đây có mầm bệnh sốt xuất huyết từng lưu hành với 6 người mắc, trạm y tế phải giám sát chặt chẽ về mật độ muỗi cũng như cảnh báo người dân chủ động thực hiện 6 khuyến cáo của ngành y tế về phòng bệnh sốt xuất huyết.
Trước đó, đầu tháng 9, Sở Y tế tỉnh Hải Dương thông tin toàn tỉnh ghi nhận 26 ca mắc sốt xuất huyết Dengue. Trong đó 15 người mắc từ nơi khác trở về địa phương và 11 người mang yếu tố nội địa. Số ca mắc xuất hiện lẻ tẻ ở những tháng đầu năm và xuất hiện nhiều vào thời điểm tháng 8, đầu tháng 9 với 18 ca mắc hoặc nghi mắc.