Nhờ thực hiện phẫu thuật nội soi cắt thần kinh giao cảm thắt lưng, cô T.P.H (26 t.uổi) không còn bị tình trạng mồ môi liên tục đổ ướt đẫm bàn chân. Nhờ thế, cô có thể trở lại với múa, bộ môn nghệ thuật mà cô yêu thích.
Bác sĩ Nguyễn Văn Việt Thành tư vấn cho người bệnh tại Bệnh viện Binh Dân.
Tăng tiết mồ hôi quá mức không phải là bệnh lý gây ảnh hưởng tính mạng, nhưng gây nhiều phiền phức và ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, thậm chí là cản trở lựa chọn nghề nghiệp của không ít người. Tiêu biểu là trường hợp bệnh nhân T.P.H. (nữ, 26 t.uổi), một Việt kiều sinh sống và làm việc tại Thụy Điển.
Cuối năm 2019, H. đến Bệnh viện (BV) Bình Dân để thăm khám và mong muốn làm sao cho mình không phải khổ sở vì mồ hôi chân đổi ra quá nhiều khiến công việc và cuộc sống bị ảnh hưởng. H. đã phải sống chung với bệnh nhiều năm, tình hình bệnh diễn tiến càng lúc càng nặng lên. H. làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật và cô yêu thích múa, nhưng tình trạng đổ mồ hôi chân khiến chân ướt liên tục, khiến H bị giới hạn vận động. Với H. việc chọn một đôi giày phù hợp để đi cũng khó khăn vì mồ hôi chân tiết ra nhiều, dễ trơn trượt, tăng nguy cơ bị chấn thương.
Bệnh có yếu tố gia đình
Theo Bác sĩ CKII Nguyễn Văn Việt Thành, Phó trưởng khoa Lồng ngực-Bướu cổ, BV Bình Dân, H. bị bệnh lý tăng tiết mồ hôi quá mức. Bệnh lý này thường xảy ra ở cả tay và ảnh hưởng đến khoảng 3% dân số trong cộng đồng. Tăng tiết mồ hôi là bệnh bẩm sinh nên thường gặp ở t.rẻ e.m và người bệnh trẻ t.uổi, hiếm khi người bệnh lớn t.uổi mới phát hiện bệnh. Độ t.uổi được các bác sĩ khuyến khích điều trị là sau 16 t.uổi (sau dậy thì) vì khi đó cấu tạo cơ thể về hệ thần kinh đã ổn định, thuận lợi cho quá trình phẫu thuật điều trị.
Bác sĩ Thành cũng cho biết rằng mặc dù bệnh có yếu tố di truyền nhưng chỉ ở mức yếu tố nguy cơ. Nghĩa là trong gia đình nếu có cha me, anh chị bị bệnh tăng tiết mồ hôi thì người thân có xác xuất bị bệnh này cao hơn người bình thường.
Tăng tiết mồ hôi quá mức thường xảy ra ở lòng bàn tay và bàn chân gây tình trạng ẩm ướt những nơi này. Điều này khiến người bệnh tăng tiết mồ hôi tay và chân không thể làm những công việc như cầm nắm dụng cụ, leo trèo cao, thực hiện các thao tác trong lĩnh vực điện – điện tử. Bên cạnh đó, người bệnh không tự tin trong giao tiếp khi bắt tay người khác. Đối với tăng tiết mồ hôi chân, người bệnh lại càng mất tự tin khi đi giày vì mồ hôi ẩm ướt gia tăng hoạt động của vi khuẩn, dễ khiến chân có mùi hôi khó chịu.
Cắt thần kinh giao cảm
Để điều trị tình trạng tăng tiết mồ hôi quá mức ở chân cho H., Bác sĩ CKII Nguyễn Văn Việt Thành quyết định thực hiện phẫu thuật nội soi cắt đốt hạch giao cảm thắt lưng. Bệnh nhân được thực hiện 2 thì mổ cắt chuỗi hạch giao cảm thắt lưng trái và phải trong một lần nhập viện. Tổng thời gian nằm viện của bệnh nhân là 7 ngày.
Sau phẫu thuật, bệnh nhân không còn tình trạng đổ mồ hôi chân. Người bệnh đã quay trở lại Thụy Điển sau thời gian về thăm nhà và thực hiện phẫu thuật. Cô rất hạnh phúc vì giờ đây đôi chân như được giải thoát, cô thoải mái hơn trong lựa chọn trong phục, tự tin vì không còn lo chân có mùi và quan trọng là cô lại được múa.
Phẫu thuật cắt thần kinh giao cảm chi phối việc tiết mồ hôi của lòng bàn tay và bàn chân là phương pháp hiệu quả nhất để điều trị bệnh lý tăng tiết mồ hôi. Trước đây, việc điều trị bệnh lý tăng tiết mồ hôi quá mức chỉ dừng lại ở việc cắt thần kinh giao cảm ngực nội soi. Điều này giúp điều trị hiệu quả cho các trường hợp tăng tiết mồ hôi quá mức ở vùng tay nhưng không điều trị được cho trường hợp tăng tiết mồ hôi quá mức ở chân.
Điều trị tăng tiết mồ hồi tay quá mức: Thực hiện phẫu thuật cắt hạch thần kinh giao cảm ngực qua nội soi.
Điều trị tăng tiết mồ hôi chân quá mức: Thực hiện phẫu thuật cắt hạch thần kinh giao cảm vùng thắt lưng qua nội soi.
Cần lưu ý là chuỗi hạch giao cảm thắt lưng nằm sâu sát cột sống nên khó khăn trong tiếp cận qua mổ mở truyền thống. Nhờ sự tiến bộ của phẫu thuật nội soi, việc tiếp cận và cắt hạch giao cảm thắt lưng để điều trị bệnh lý tăng tiết mồ hôi chân quá mức được thực hiện qua nội soi thuận tiên, an toàn và triệt để. Hiệu quả có thể đ.ánh giá ngay sau khi thực hiện xong phẫu thuật.
Phương pháp phẫu thuật nội soi cắt hạch giao cảm vùng lưng mang lại cho người bệnh tự tin trong giao tiếp, mở rộng cơ hội nghề nghiệp và nâng cao chất lượng cuộc sống. Phẫu thuật này cũng đòi hỏi bác sĩ có kinh nghiệm, được đào tạo kỹ về phẫu thuật nội soi, có thể thực hiện thao tác tinh tế để vừa cắt hiệu quả hạch thần kinh giao cảm vừa đảm bảo xâm lấn tối thiểu, không ảnh hưởng đến các cấu trúc khác của vùng cột sống thắt lưng.
Phẫu thuật thành công một trường hợp có dạ dày nằm lạc chỗ hiếm gặp
Các bác sĩ BVĐK Cần Thơ vừa phẫu thuật nội soi đưa dạ dày xuống ổ bụng đúng vị trí cho một bệnh nhân có dạ dày nằm không đúng vị trí, gây nặng ngực, khó thở.
Ngày 29/9, Bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ cho biết, các bác sĩ khoa Ngoại Tổng hợp vừa phẫu thuật nội soi đưa dạ dày xuống ổ bụng đúng vị trí cho một bệnh nhân có dạ dày nằm không đúng vị trí, gây ra nặng ngực, khó thở.
Dạ dày, hay còn gọi là “bao tử”, khi nằm đúng vị trí của nó là trong ổ bụng, vùng thượng vị, sẽ có nhiệm vụ chứa đựng và tiêu hóa thức ăn.
Ê kíp phẫu thuật nội soi đang tích cực để đưa dạ dày của bệnh nhân nằm đúng vị trí trở lại.
Tuy nhiên, có trường hợp bà H.T.B, 85 t.uổi, ở quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ, có dạ dày (bao tử) nằm không đúng vị trí “chui tuột” lên lồng ngực, nằm gần trọn trong trung thất, làm cho bà cảm thấy đau tức, nặng ngực, khó thở; nhất là mỗi khi ăn no. Các triệu chứng cứ lúc tăng, lúc giảm; có nhiều lúc ăn vào bao tử của bà chèn ép vào tim và phổi làm cho bà thở rất khó khăn. Lần này, tình trạng nặng nề hơn nên được người nhà đưa đến nhập viện, do đau vùng thượng vị, ăn vào khó thở kèm đau ngực, nôn ói.
Tại bệnh viện, sau khi chụp cắt lớp vi tính, kết quả cho thấy dạ dày của bà lại nằm gần trọn trong lồng ngực (Theo chuyên môn gọi là thoát vị khe hoành). Ngay sáng nay 29/9, bệnh nhân được các bác sĩ khoa Ngoại Tổng hợp phẫu thuật nội soi đưa dạ dày xuống ổ bụng, xếp nếp đáy vị kiểu Nissen và khâu hẹp lỗ khe hoành. Ca phẫu thuật kéo dài hơn 3 giờ đồng hồ, với sự nỗ lực hết mình, sự tận tình của ê kíp y bác sĩ bệnh viện, cuộc phẫu thuật thành công đưa dạ dày của cụ bà nằm trong trung thất trở về đúng vị trí.
Bác sĩ Chuyên khoa II La Văn Phú, Trưởng khoa Ngoại Tổng hợp của bệnh viện cho rằng, đối với trường hợp này, nếu mổ mở sẽ rất nặng nề, sau mổ nguy cơ nhiều biến chứng, nhất là viêm phổi hậu phẫu có thể dẫn tới t.ử v.ong./.