Ba người hôn mê, ngừng thở sau khi ăn món hoa chuông xào

Sau 5 tiếng ăn món hoa chuông xào, 3 người ở Lạng Sơn rơi vào hôn mê, ngừng thở, người tím tái.

23h đêm 29/9, Bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn tiếp nhận 3 bệnh nhân L.T.Y (75 t.uổi), L.M.C (50 t.uổi) và N.V.B. (57 t.uổi) đều trú tại xã Liên Hội, huyện Văn Quan nhập viện sau khi cùng ăn một loại hoa hái trên rừng.

Chiều cùng ngày, anh C. và B. lên rừng phát hiện một loại hoa giống chiếc chuông, có màu vàng, rủ xuống, do nhầm với một loại hoa khác nên 2 anh đã hái về xào, cùng ăn còn có bà Y. (mẹ anh C.).

Sau ăn khoảng 5 tiếng, cả 3 người cùng có dấu hiệu hôn mê, gọi hỏi không trả lời nên được người nhà đưa vào viện cấp cứu.

Hoa chuông chứa chất độc được xếp vào bảng A, có thể nguy hiểm tính mạng

Tại bệnh viện, cả 3 bệnh nhân đều hôn mê, kích thích, vật vã, tím tái, suy hô hấp, ngừng thở. Các bác sĩ đã nhanh chóng cấp cứu bệnh nhân theo phác đồ chống độc bằng cách rửa dạ dày, dùng than hoạt tính, hỗ trợ tuần hoàn, hô hấp. Riêng bệnh nhân C. do suy hô hấp nặng, ngừng thở nên phải đặt thở máy.

Đến trưa nay, 3 bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch, các chỉ số ổn định. Trong đó bệnh nhân C. đã được rút ống thở, bệnh nhân B. bí tiểu, không thể tự tiểu được.

Riêng bệnh nhân Y. có dấu hiệu rối loạn tâm thần, không nhận ra người thân, không nhận biết được không gian, thời gian.

Cây hoa chuông là cây mọc dại hoặc được trồng làm cảnh khá phổ biến. Trong từ điển cây thuốc Việt Nam, loại cây này còn được gọi với cái tên “cây thôi miên” hay “hơi thở của quỷ” bỏ trong hoa của loài cây này chứa chất gây ảo giác Scopolamine (chất độc bảng A).

Loại chất độc này có thể gây kích thích hệ thần kinh trung ương dẫn đến rối loạn tri giác, kích thích, hôn mê và co giật. Người bị nhiễm độc nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời sẽ dẫn đến t.ử v.ong.

Theo ông đi câu cá, 2 cháu bé té xuống sông đuối nước

Trong lúc chơi đùa trên cầu khi theo ông đi câu cá, b.é g.ái không may té xuống giữa sông. Được người dân cứu lên bờ nhưng cháu đã hôn mê, ngưng thở, phải chuyển đến bệnh viện cấp cứu.

Thông tin từ Bệnh viện quận Thủ Đức, TPHCM cho biết, tại đây vừa tiếp nhận một trường hợp bị đuối nước. Nạn nhân là bé T.N.T.V. (9 t.uổi) nhập viện trong tình trạng thở nhanh, thở co kéo, kích động, hoảng loạn, không ngừng la hét.

Khai thác bệnh sử ghi nhận, trước đó, cháu theo ông nội cùng 2 b.é t.rai khác là anh họ đi câu cá. Trong lúc ông đang buông cần ngồi tập trung theo dõi phao câu thì các bé chơi đùa trên thành cầu, bé T.V. cùng người anh họ là N.B. không may trượt chân, té xuống giữa sông. Người ông hoảng hốt kêu cứu khi thấy 2 cháu đang chới với giữa dòng.

B.é g.ái may mắn được các bác sĩ cứu sống sau khi té xuống sông, đã ngưng thở

Khoảng 10 phút sau khi té xuống nước, b.é g.ái được người dân ứng cứu, vớt lên bờ trong tình trạng hôn mê không có phản xạ, da tím tái, ngưng thở. B.é t.rai còn lại bị dòng nước cuốn trôi, phải 30 phút sau người dân mới tìm thấy và đưa cháu lên bờ.

Về phần b.é g.ái T.V. sau khi vớt lên bờ, cháu được người đi đường sơ cứu bằng cách ép tim, thổi ngạt, xốc nước. Vài phút sau bé hồng hào trở lại, ho được… cháu nhanh chóng được chuyển đến sở y tế gần hiện trường cấp cứu. Sau khi cho nạn nhân sử dụng thuốc cắt cơn co giật, cho thở oxy bác sĩ nhanh chóng chuyển bé đến Bệnh viện quận Thủ Đức.

Thời điểm nhập viện , bệnh nhi có biểu hiện kích thích, la hét, thở co kéo, phản xạ với kích thích đau, đồng tử đều 2 bên, phổi nhiều ran ứ đọng. Bệnh nhân được chụp X-quang cấp cứu và chuyển vào Hồi sức Nhi. Bệnh nhi được đặt nội khí quản, an thần, thở máy, chống phù não và kháng sinh. Trong quá trình cấp cứu, các bác sĩ ghi nhận bệnh nhi bị phù nề nhiều vùng thanh môn, sonde dạ dày ra nhiều nước dịch có màu đục cho thấy bé đã uống rất nhiều nước sau khi té xuống sông.

Sau gần 1 tuần điều trị tích cực, bé được cai máy thở và được đ.ánh giá mức độ tổn thương não do thiếu oxy. Rất may, dù bị ngạt nước trong thời gian dài nhưng cháu không bị tổn thương nghiêm trọng. Hiện tại bé ổn định, ăn uống và sinh hoạt bình thường, tỉnh táo, được chuyển qua khoa Nhi để theo dõi điều trị tiếp.

Từ trường hợp trên, Bác sĩ Nguyễn Hà Phương, Đơn vị Hồi sức Nhi lưu ý: “Mùa hè là khoảng thời gian trẻ nghỉ học ở nhà, phụ huynh nên lưu ý cho trẻ chơi ở những nơi an toàn, có thể kiểm soát được. Các bậc phụ huynh có con em nhỏ nên trang bị cho mình các kiến thức về sơ cấp cứu đúng cách và kịp thời để hạn chế tối đa những thương tổn cho trẻ khi tai nạn xảy ra”.

Trường hợp trên, bệnh nhi rất may mắn được sơ cứu kịp thời, tận dụng thời gian vàng sau đuối nước. Bên cạnh đó, việc hồi sức diễn ra thuận lợi, thời gian ngắn nên bé may mắn thoát khỏi các di chứng nặng nề từ việc tổn thương não hoặc đe dọa đến cả tính mạng. Cho trẻ học bơi hoặc dạy cho trẻ là kỹ năng thiết yếu để có khả năng tự phòng vệ và bảo vệ bản thân trong trường hợp bị sa xuống vùng nước sâu nhưng không có người lớn bên cạnh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *