Hiện tượng nước tiểu chuyển màu tím không phổ biến và các nhà khoa học chưa thể xác định nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
Tạp chí Y khoa New England ghi nhận bệnh nhân (không tiết lộ danh tính và nơi ở) có nước tiểu màu tím. Hiện tượng kỳ lạ này được đ.ánh giá rất hiếm gặp.
Bệnh nhân nữ, 70 t.uổi, gặp tình trạng đặc biệt trên 10 ngày sau khi nhập viện vì đột quỵ. Các bác sĩ xác định hội chứng mà người này gặp phải là Purple Urinary Bag (PUBS).
Nguyên nhân?
Với trường hợp người phụ nữ 70 t.uổi mà tạp chí New England ghi nhận, các bác sĩ giải thích có thể do phản ứng hóa học của một số vi khuẩn trong môi trường kiềm. Tuy nhiên, nữ bệnh nhân không có dấu hiệu n.hiễm t.rùng lâm sàng. Do đó, bác sĩ chỉ định điều trị cho người này bằng cách truyền dịch qua tĩnh mạch. Sau 4 ngày, nước tiểu của bệnh nhân trở lại màu bình thường.
Theo một bài báo năm 2013 của tạp chí Annals of Long-Term Care, hội chứng PUBS lần đầu tiên được y văn thế giới ghi nhận vào năm 1978. Tình trạng này không thường xuyên xảy ra và vẫn còn nhiều điều chưa thể giải mã. Một số chuyên gia cho rằng nó là kết quả của sự kết hợp giữa vi khuẩn và tryptophan (chất điều hòa giấc ngủ).
Khi xét nghiệm bạch cầu trong nước tiểu, họ phát hiện người này bị n.hiễm t.rùng đường tiết niệu. Đây cũng là giả thuyết được đưa ra để lý giải hiện tượng nước tiểu chuyển màu tím.
Hình ảnh nước tiểu chuyển sang màu tím của các bệnh nhân mắc hội chứng PUBS. Ảnh: New England Journal of Medicine.
Thông thường, tryptophan được p.hân h.ủy trong ruột non. Phần còn lại sẽ được đưa đến ruột già. Nếu bệnh nhân bị táo bón, chậm tiêu, tryptophan sẽ lưu lại trong hệ thống ruột lâu hơn. Khi ở trong ruột già, các chuyên gia cho rằng vi khuẩn phản ứng với tryptophan, tạo thành hợp chất thuốc nhuộm màu đỏ, xanh lam. Hai màu này trộn lẫn với nhau tạo ra màu tím.
Theo Health, PUBS không phổ biến, nó chỉ ảnh hưởng đến khoảng 10% bệnh nhân được đặt ống thông tiểu. Một số bác sĩ cho rằng nước tiểu màu tím là do các vi khuẩn như Pseudomonas aeruginosa, Providencia stuartii, Escherichia coli và Enterococcus gây ra.
Táo bón cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nước tiểu màu tím. Hội chứng này không khó điều trị nhưng dễ khiến người bệnh hoảng sợ, lo lắng.
Một số nghiên cứu phân tích ảnh hưởng của túi hoặc ống thông nước tiểu mà các bệnh nhân sử dụng liệu có thể dẫn đến tình trạng này. Tuy nhiên, không có bằng chứng cho thấy tác động từ bên ngoài gây nên hiện tượng nước tiểu màu tím.
Người mắc hội chứng PUBS còn có các triệu chứng tương tự n.hiễm t.rùng đường tiết niệu. Đó là tăng co thắt ruột; rối loạn phản xạ tự chủ, đi vệ sinh không kiểm soát; đau lưng dưới nhẹ hoặc căng tức vùng bụng; mệt mỏi; chán ăn; sốt hoặc ớn lạnh; rò rỉ nước tiểu; đau đầu; có m.áu hoặc cặn trong nước tiểu; nước tiểu đục, có mùi hôi…
Hội chứng nước tiểu chuyển màu tím thường đi kèm với các triệu chứng như đau lưng, tức bụng, co thắt ruột… Ảnh: Freepik.
Cách phòng ngừa
Hiện tượng nước tiểu chuyển màu tím thường không gây biến chứng hay ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên, một nghiên cứu năm 2019 trên 17 người mắc PUBS đã xác định một số nguy cơ tiềm ẩn.
Nhóm tác giả xác định bệnh nhân có số lượng bạch cầu cao, biểu hiện sốc, t.iền sử tiểu đường, n.hiễm t.rùng tiết niệu có thể t.ử v.ong khi mắc PUBS. Phụ nữ có nguy cơ bị hội chứng nước tiểu chuyển tím nhiều hơn nam giới.
Các bác sĩ của Bệnh viện Craig, Mỹ, khuyến cáo chúng ta có thể phòng ngừa hội chứng này tương tự bệnh n.hiễm t.rùng đường tiết niệu. Thói quen uống ít nước, nhịn tiểu hoặc sử dụng một số loại thuốc kháng sinh có thể gây tổn thương đường tiết niệu. Do đó, các chuyên gia khuyên bạn mỗi ngày nên uống 2-3 lít nước.
Uống đủ 2-3 lít nước mỗi ngày giúp tăng cường chức năng cho hệ bài tiết, giảm ảnh hưởng tới thận. Ảnh: Freepik.
Làm sạch ruột, thải độc đường tiêu hóa cũng là cách được khuyến cáo nhằm hạn chế n.hiễm t.rùng tiết niệu. Sau khi đi đại tiện, bạn cần giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, không lau từ sau ra trước. Ngoài ra, chúng ta nên tránh đồ uống có đường, caffeine và rượu. Chúng có thể tăng kích thích bàng quang, góp phần gây n.hiễm t.rùng tiểu.
Hệ tiêu hóa và đường tiết niệu là cơ quan ảnh hưởng trực tiếp từ chế độ ăn uống. Do vậy, bạn nên bổ sung chất xơ, ăn nhiều rau xanh, thực phẩm chứa vitamin C để ngăn ngừa táo bón. Mỗi ngày, chúng ta cần nạp từ 20 đến 25 g chất xơ.
Bên cạnh đó, bạn nên tập thể dục thường xuyên, giúp tăng cường trao đổi chất và bài tiết trong cơ thể. Lưu ý, tuyệt đối không được nhịn tiểu vì việc này sẽ khiến chất thải ứ đọng, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
Bé dễ chảy nước mắt khi đi nắng: do ăn thiếu chất?
Bạn đọc Quỳnh Hoa (hoanguye…@gmail.com) hỏi: Con trai 4 t.uổi của tôi vài tháng nay đi đường cứ than nắng gắt, dễ chảy nước mắt, phải đeo kính râm “thật tối” buổi trưa. Cháu còn hay sổ mũi, dễ đau bụng dù cân nặng, chiều cao đều tốt. Nghe nói vậy là do thiếu chất gì đó nên người yếu?
Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố (TP HCM), trả lời: Những nguyên nhân nêu trên có thể là do thiếu vitamin A, nếu gặp vấn đề này, ngoài nhạy cảm ánh sáng bé cũng dễ bị quáng gà vào lúc chiều tối. Thiếu vitamin A thì các vùng niêm mạc không khỏe mạnh, hay bị n.hiễm t.rùng hô hấp, tiêu hóa, đường tiểu mà bạn quan sát thấy là hay sổ mũi, đau bụng… Ngoài ra, những trẻ này da hay khô, hãy thử quan sát bé có hay bị ngứa không.
Bé dễ chảy nước mắt khi đi nắng có thể là do thiếu vitamin A (ảnh chỉ mang tính minh họa)
Vitamin A có thể bổ sung qua rất nhiều rau củ quả: cà rốt, bí đỏ, cà chua, đu đủ, gấc…, nói chung là rau củ quả màu đỏ, cam. Để khắc phục toàn diện những vấn đề trên, bé còn cần ăn đủ các vitamin khác, ví dụ vitamin C, E cũng giúp phòng ngừa các bệnh n.hiễm t.rùng.
Bạn nên tăng cường rau quả cho bé, ưu tiên các loại màu đỏ, cam nhưng cũng đừng nên chỉ tập trung ăn toàn màu đỏ, cam vì như thế bé có thể bị vàng da vì thừa vitamin A. Nếu đã cải thiện chế độ ăn rồi mà các vấn đề trên không bớt thì bạn nên đưa bé đến bệnh viện khám vì có thể hiện tượng chói sáng là do nguyên nhân khác.