Ăn trứng luộc làm theo cách này vào mỗi buổi sáng, người mắc tiểu đường sẽ thấy những lợi ích đáng kinh ngạc cho sức khỏe.
Trứng luộc và giấm – bí kíp kiểm soát bệnh tiểu đường
Tiểu đường là căn bệnh phổ biến hiện nay, được mệnh danh là “kẻ g.iết n.gười thầm lặng” khi bệnh diễn tiến âm thầm nhưng lại gây nguy hiểm cho sức khỏe về lâu dài. Trong đó, phổ biến nhất là các biến chứng ảnh hưởng đến thận, tim mạch, mắt và mạch m.áu các chi.
Rất nhiều người đã sử dụng nhiều phương thuốc Đông – Tây y kết hợp để ức chế căn bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, việc kiêng khem khổ sở các thực phẩm hàng ngày cũng khiến không ít người bệnh cảm thấy khó chịu. Thế nhưng, dù áp dụng phương pháp nào thì người mắc tiểu đường cũng xác định “sống chung với lũ” về lâu dài.
Tuy nhiên, mới đây các nhà khoa học đã tìm ra cách kiểm soát lượng đường m.áu một cách tự nhiên và hiệu quả, từ đó giúp ngăn chặn bệnh tiểu đường. Bí quyết chỉ gói gọn trong một quả trứng luộc và giấm. Được biết thức uống từ trứng giấm vốn nổi tiếng từ tời Hy Lạp cổ đại. Nó được sử dụng như một bài thuốc vừa dễ làm lại mang nhiều ích lợi cho sức khỏe.
Thậm chí, các samurai Nhật Bản còn sử dụng thức uống này để giúp cơ thể hấp thụ được nhiều vitamin, protein và canxi, tăng cường sức khỏe của hệ xương, thoát khỏi chứng mệt mỏi. Đây quả thực là bài thuốc đơn giản mà hiệu quả nhưng hiếm người biết đến.
Để làm được trứng giấm, bạn chỉ cần thực hiện các bước sau:
Nguyên liệu: 1 quả trứng luộc, giấm và nước.
Cách làm:
-Luộc trứng vào buổi chiều
-Bóc vỏ dùng kim chọc 1 vài lỗ trên quả trứng.
-Đặt trứng vào cốc giấm táo. Đảo trứng vài lần để giấm ngấm đều trong trứng và đậy nắp để qua đêm.
-Sáng hôm sau khi ngủ dậy ăn trứng giấm và uống cùng một cốc nước ấm.
Thực hiện trong vòng 15-20 ngày và đo đường huyết.
Tác dụng của trứng và giấm trong kiểm soát đường huyết
Lâu nay, trứng và giấm được biết đến là những thực phẩm nên sử dụng đối với người mắc tiểu đường. Trên trang Diabetes.co.uk cũng đã đăng tải một nghiên cứu trên tạp chí chuyên về bệnh tiểu đường Diabetes Care, tạp chí này đưa ra kết luận giấm là gia vị có tác dụng giảm đường huyết, tăng insulin, tăng cảm giác no. Do vậy, để kiểm soát tốt đường huyết, bạn nên uống một chút giấm và nước trước bữa ăn.
Tiếp đó, năm 2015, các nhà khoa học thuộc trường đại học Đông Phần Lan đã có cuộc nghiên cứu, họ kiểm tra thói quen ăn uống của 2.332 đàn ông từ 42 đến 60 t.uổi. Kết quả thật đáng kinh ngạc, những người ăn 4 quả trứng mỗi tuần có nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 2 thấp hơn 37% so với người chỉ ăn 1 quả trứng. Trong trứng có chứa nhiều dinh dưỡng, có thể cải thiện quá trình chuyển hóa glucoza và giảm viêm nhiễm.
Không chỉ có tác dụng với những bệnh nhân mắc tiểu đường, một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Béo phì Quốc tế cũng nhận định người béo phì hàng ngày ăn 2 quả trứng trong bữa sáng giảm cân nhanh hơn 65% so với những người không ăn. Do đó, việc kết hợp trứng và giấm sẽ giúp người mắc tiểu đường kiểm soát đường huyết tốt hơn, sức khỏe cũng được cải thiện đáng kể./.
7 cách giảm đường trong m.áu hiệu quả
Giảm lượng đường trong m.áu giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2 để phòng tránh các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim, bệnh thận và giảm thị lực.
7 cách dưới đây giúp giảm lượng đường trong m.áu một cách tự nhiên, không cần đến thuốc thang hay công cụ hỗ trợ.
Ảnh minh họa
Uống nhiều nước hơn
Uống đủ và nhiều nước có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong m.áu. Các chuyên gia cho rằng, uống đủ nước giúp bù nước cho m.áu và giúp thận đào thải lượng đường dư thừa trong cơ thể ra ngoài. Đó là một sự thay thế lành mạnh hơn nhiều so với các loại đồ uống có đường khác bởi chúng chỉ làm gia tăng thêm lượng đường trong m.áu.
Để tham khảo, lượng nước được khuyến nghị là 1,6 lít đối với phụ nữ và 2 lít đối với nam giới, nhưng điều này còn phụ thuộc vào trọng lượng cơ thể của từng người.
Hạn chế carbohydrate
Carbohydrate có tác động lớn đến lượng đường trong m.áu. Cơ thể phân giải chúng thành đường và insulin sau đó sẽ di chuyển vào các tế bào. Một chế độ ăn uống không cân bằng và tăng lượng carbs có thể phá vỡ chức năng của insulin, khiến lượng đường trong m.áu tăng lên.
Sử dụng lượng carbs phù hợp sẽ giúp kiểm soát lượng đường trong m.áu, hãy cố gắng đảm bảo cơ thể không hấp thụ quá 45% lượng calo trong hàng ngày từ carbohydrate. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại carbs đều được tạo ra như nhau. Các loại carbs tinh chế, đơn giản chứa đường sẽ làm tăng lượng đường trong m.áu nhiều hơn so với carbs có đường và chất xơ tự nhiên.
Ảnh minh họa
Tăng lượng chất xơ trong bữa ăn
Việc sử dụng những thực phẩm giàu chất xơ như trái cây và rau quả có tác dụng làm giảm lượng đường trong m.áu. Một nghiên cứu được công bố năm 2017 cho thấy, ăn nhiều trái cây và rau quả giàu chất xơ như chuối, quả mọng và bông cải xanh sẽ giúp giảm lượng đường trong m.áu cũng như làm giảm trọng lượng cơ thể.
Sử dụng thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp
Chỉ số đường huyết (GI) giúp xếp hạng thực phẩm theo cách mà chúng ảnh hưởng đến lượng đường trong m.áu. Thực phẩm có chỉ số GI thấp giải phóng đường từ từ vào hệ thống của cơ thể, thay vì làm ngập đường trong m.áu cùng một lúc.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bạn nên tìm đến các loại thực phẩm có chỉ số GI từ 55 trở xuống. Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh là một cách đã được chứng minh là có tác dụng giữ lượng đường trong m.áu ở mức giới hạn hợp lý.
Bạn nên ăn các loại thực phẩm mà cơ thể hấp thụ chậm, với chỉ số đường huyết thấp và trung bình, chẳng hạn như khoai lang, bột yến mạch, hầu hết các loại trái cây, bao gồm cả quả mọng và táo.
Kiểm soát tình trạng căng thẳng
Mức độ căng thẳng cũng có tác động trực tiếp đến lượng đường trong m.áu. Khi bạn căng thẳng, các hormone như cortisol làm tăng lượng đường trong m.áu và khiến cơ thể sử dụng insulin kém hiệu quả hơn. Chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục và uống đủ nước là những cách tuyệt vời để giảm lượng đường trong m.áu. Tuy nhiên, chúng sẽ là không đủ nếu chúng ta gặp phải tình trạng căng thẳng thường xuyên.
Chính vì vậy, bạn nên thực hiện các biện pháp để giảm căng thẳng bằng cách tập thể dục, thiền hoặc viết nhật ký. Nếu bạn bị tiểu đường hoặc có nguy cơ mắc bệnh, điều quan trọng là phải nói chuyện với các bác sĩ về việc xây dựng kế hoạch điều trị để giảm lượng đường trong m.áu và giữ nó trong tầm kiểm soát.
Ảnh minh họa
Giảm cân và tập thể dục
Tập thể dục thường xuyên có thể giúp bạn giảm cân và gia tăng tính nhạy với insulin, giúp các tế bào sử dụng lượng đường sẵn có trong m.áu dễ dàng hơn.
Tập luyện còn giúp các cơ sử dụng đường huyết để tiếp thêm năng lượng và sự co thắt cơ.
Nếu bạn gặp vấn đề với kiểm soát đường huyết, bạn nên kiểm tra thường xuyên. Điều này giúp bạn nhận ra những phản ứng của mình trong hoạt động khác nhau và giữ lượng đường huyết không quá cao hay quá thấp.
Các loại bài tập bao gồm nâng tạ, đi bộ, chạy bộ, đạp xe, nhảy, leo núi, bơi lội…
Ngủ đủ giấc
Ngủ đủ giấc giúp bạn sảng khoái và rất tốt cho sức khỏe. Việc ngủ ít và thiếu nghỉ ngơi sẽ ảnh hưởng đến lượng đường huyết và sự nhạy với insulin. Chúng sẽ làm tăng sự thèm ăn và gây tăng cân.
Thiếu ngủ làm giảm sự phát triển của hormone tăng trưởng và gia tăng lượng cortisol, cả hai đều đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát lượng đường trong m.áu.
Hơn thế nữa, giấc ngủ tốt là phải đủ và chất lượng. Vì vậy, ngủ đủ giấc mỗi tối là rất quan trọng.