Khả năng mắc bệnh lao của người nhiễm HIV là 50%, do đó việc sàng lọc, phát hiện và triển khai dự phòng lao cho bệnh nhân HIV ở Hà Tĩnh là hết sức cần thiết.
Người nhiễm HIV/AIDS đến khám chữa bệnh tại Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS Hà Tĩnh.
Nhận thức được nguy cơ từ bệnh lao nên bệnh nhân H. (TP Hà Tĩnh) đã chủ động đi tầm soát, sàng lọc bệnh lao tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh ( CDC Hà Tĩnh).
“Tôi nghe nói người nhiễm HIV có nguy cơ mắc lao cao hơn người bình thường. Vì vậy, khi được bác sĩ tư vấn, tôi liền khám sàng lọc bệnh lao ngay và may mắn là mình chưa bị. Sau đó, tôi đã được điều trị lao tiềm ẩn để nhằm giảm nguy cơ mắc bệnh, tranh lây bệnh lao cho gia đình và những người xung quanh”.
Theo bác sỹ Nguyễn Đức Quảng – Phó Giám đốc Bệnh viện Phổi tỉnh, việc điều trị cho bệnh nhân lao/HIV gặp rất nhiều khó khăn do phần lớn bệnh nhân mặc cảm với bệnh, không phối hợp điều trị. Trước khi điều trị, các bác sỹ phải làm tư tưởng rất nhiều. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân phải dùng kết hợp nhiều loại thuốc, tổn thương gan, thận, bệnh nhân rất mệt. Mặt khác, người nhà lại ít quan tâm, chăm sóc. Để điều trị thành công một ca bệnh lao/HIV, các bác sỹ và bệnh nhân phải nỗ lực rất nhiều.
Bác sỹ tư vấn xét nghiệm cho bệnh nhân HIV.
Theo ngành y tế, khả năng mắc bệnh lao của người nhiễm HIV là 50% và cao hơn từ 10 đến 30 lần so người không nhiễm. Chính vì vậy, việc phối hợp giữa công tác phòng chống lao và HIV sẽ góp phần phát hiện sớm bệnh nhân đồng nhiễm lao và HIV để điều trị, tránh lây lan, kéo dài t.uổi thọ và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh HIV.
Bác sỹ Nguyễn Sỹ Long – Trưởng khoa Phòng chống HIV/AIDS (CDC Hà Tĩnh) cho biết: “Hiện nay, tổng số bệnh nhân HIV đang tham gia điều trị tại phòng khám của đơn vị là 435 bệnh nhân. Xác định những nguy hiểm từ bệnh lao nên tất cả bệnh nhân HIV đang điều trị ARV tại đây đều được sàng lọc bệnh lao. Việc sàng lọc bệnh lao ở người nhiễm HIV nhằm loại trừ khả năng mắc lao để cung cấp thuốc điều trị dự phòng bằng Isoniazid theo quy định. Đồng thời, khi phát hiện những trường hợp nghi mắc bệnh lao sẽ chuyển đến Bệnh viện Phổi để khám, xét nghiệm. Hiện nay, đơn vị đang thực hiện điều trị dự phòng lao bằng thuốc Isoniazid đối với 66 trường hợp”.
Hiện nay, CDC Hà Tĩnh đang điều trị dự phòng lao bằng thuốc Isoniazid đối với 66 trường hợp nhiễm HIV ( Ảnh: Cán bộ Khoa Phòng chống HIV/AIDS kiểm tra hồ sơ theo dõi các bệnh nhân HIV).
Để kịp thời phát hiện, điều trị lao cho người bị nhiễm HIV, ngành Y tế Hà Tĩnh đang tăng cường các hoạt động tuyên truyền để người dân có thêm kiến thức về bệnh lao, HIV và cùng chung tay xóa bỏ các rào cản, giảm kỳ thị, không giấu bệnh, tự giác đi khám để được điều trị miễn phí.
Ngoài ra, ngành y tế cũng sẽ tiến hành mở rộng hoạt động phối hợp y tế công tư, trong đó khuyến khích các cơ sở y tế tư nhân tham gia trong phát hiện và điều trị bệnh lao.
Một số nguyên tắc chung của thuốc chống ung thư
Trước khi điều trị bằng thuốc chống ung thư (TCUT), ngoài một chế độ dinh dưỡng tốt, bệnh nhân còn cần chú ý tới ba việc quan trọng khác, bao gồm: Sàng lọc viêm gan siêu vi, tiêm chủng trước và trong khi điều trị, đồng thời cần tìm hiểu kỹ các thông tin về các loại thuốc bạn sẽ/đang được dùng để điều trị.
Sàng lọc viêm gan siêu vi trước khi điều trị
Trước khi điều trị bằng thuốc chống ung thư (TCUT), bệnh nhân nên được sàng lọc xem có bị nhiễm virus viêm gan B hay không. Vì TCUT có thể gây ức chế miễn dịch/tuỷ xương dẫn đến nguy cơ bùng phát viêm gan do virus. Nếu xét nghiệm cho kết quả dương tính, hãy hỏi lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa vì điều trị phòng ngừa có thể là cần thiết. Theo dõi biểu hiện bệnh cũng như xét nghiệm liên quan đến viêm gan B trong khi dùng TCUT và cho đến 12 tháng sau khi kết thúc điều trị bằng TCUT.
Nên kiểm tra xem trong cơ thể có những ổ n.hiễm t.rùng nào khác hay không, vì TCUT có thể làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể và tăng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm (lao, sâu răng,…).
Tiêm chủng trước và trong khi điều trị
Các đáp ứng miễn dịch với vắc-xin có thể không đầy đủ trong khi đang điều trị với các TCUT ức chế miễn dịch-tủy xương. KHÔNG NÊN TIÊM những vắc-xin có vi sinh vật sống giảm độc lực (live vaccine như vaccine sởi, thủy đậu,…) vì chúng có thể làm bệnh bùng phát. Nên có lời khuyên của chuyên gia về thời điểm chích ngừa/tiêm chủng thích hợp.
Đối với phụ nữ
Mặc dù một số TCUT có liên quan đến nguy cơ vô sinh nhưng cần đảm bảo việc ngừa thai trong thời gian sử dụng thuốc và cho đến 3-6 tháng sau khi kết thúc dùng thuốc. Lời khuyên này cũng áp dụng cho phụ nữ có bạn tình là nam giới mắc bệnh phải dùng TCUT. Thời gian sử dụng các biện pháp tránh thai ngắn hay dài là tùy vào loại thuốc cụ thể và khả năng ảnh hưởng trên bào thai của thuốc. Bạn có thể cần hỏi thêm lời khuyên từ chuyên gia đáng tin cậy về vấn đề này.
Các biện pháp tránh thai có thể phải tiếp tục sau khi điều trị, cho đến khi nguy cơ tái phát giảm hẳn.
Nên có lời khuyên của chuyên gia về thời điểm chích ngừa/tiêm chủng thích hợp. (Ảnh: Internet)
Đối với phụ nữ mang thai
Việc dùng TCUT cho phụ nữ đang mang thai cần phải thận trọng và cân nhắc lợi ích và nguy cơ một cách toàn diện.
Nhiều TCUT gây quái thai ở thử nghiệm trên động vật. Vì dữ liệu trên người còn hạn chế và các TCUT thường dùng phối hợp một vài loại thuốc nên nguy cơ gây quái thai trên con người vẫn chưa rõ ràng. Nên tìm thêm thông tin từ các chuyên gia.
Các bác sĩ thường tránh dùng TCUT ở giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ (
Nhìn chung, có thể điều trị với TCUT ở 6 tháng cuối thai kỳ vì nguy cơ thai dị dạng không tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, nguy cơ thai nhi chậm phát triển, thai nhẹ cân và thai c.hết lưu có thể cao hơn.
Đối với phụ nữ đang cho con bú
Vì các dữ liệu ở tình huống này chưa đầy đủ nên nhìn chung không nên cho con bú sữa mẹ trong khi điều trị với TCUT vì nguy cơ tác dụng phụ trên trẻ sơ sinh. Nên hỏi thêm các chuyên gia về từng trường hợp.
Tham khảo thêm
Kế hoạch chăm sóc và theo dõi sức khỏe bệnh nhân sau điều trị ung thư
Tư vấn bệnh nhân khi sử dụng TCUT
Một số thuốc khác (không phải TCUT) có thể có tương tác với TCUT, bạn nên hỏi bác sĩ chuyên khoa hay dược sĩ trước khi dùng thêm các thuốc khác, kể cả các thuốc kê đơn, thuốc không cần kê đơn hoặc các chế phẩm thay thế (như đông y, thực phẩm chức năng…). Hãy in ra và đọc/tìm hiểu thêm thông tin về các loại thuốc bạn sẽ/đang được dùng để điều trị.
Hầu hết TCUT đều có tác dụng phụ, đôi khi xuất hiện các tác dụng phụ nghiêm trọng. Bác sĩ điều trị có thể chỉ định thêm thuốc khác để làm giảm hoặc điều trị tác dụng phụ.
Bệnh nhân nên tìm hiểu những tác dụng phụ nào có thể xảy ra và khi nào cần đi khám bác sĩ. Bệnh nhân cũng nên hỏi nhóm chăm sóc y tế về những biểu hiện cần lưu ý để phản hồi cho nhân viên y tế kịp thời.