8 sản phẩm sử dụng hàng ngày đang âm thầm gây hại cho sức khoẻ con người

Nhiều vật dụng quen thuộc trong gia đình được mọi người sử dụng mỗi ngày nhưng không hề biết chúng đang âm thầm gây hại cho sức khoẻ người dùng.

Theo Ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng, khoảng 33,1 triệu người ở Hoa Kỳ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các sản phẩm gia dụng mỗi năm. Dù ở mức độ như thiệt hại về tài sản hay nặng hơn là những trường hợp bị thương, t.ử v.ong thì con số này vẫn rất đáng sợ. Các nhà khoa học tin rằng điều này xảy ra chủ yếu do các hóa chất có trong những sản phẩm phổ biến mà mọi người thường xuyên sử dụng. Sau đây là danh sách các sản phẩm nguy hiểm nhiều người đang dùng hàng ngay cần tránh xa ngay lập tức.

Sản phẩm từ xốp

Mọi người đều biết các đồ dùng từ xấu gây ô nhiễm nặng nề cho môi trường. Tin xấu là xốp cũng chẳng mang lại lợi ích gì cho sức khỏe con người. Xốp có chứa styrene – một hóa chất độc hại có mối liên hệ chặt chẽ với việc tăng nguy cơ mắc ung thư, giảm thị và thính lực, các vấn đề và tổn thương hệ thần kinh.

Hóa chất này thoát ra ngoài và xâm nhập vào cơ thể bất cứ khi nào mọi người ăn thứ uống nóng trên đĩa cốc hay thìa dĩa xốp. Cơ quan Quản lý An toàn & Sức khỏe Nghề nghiệp của Bộ Lao động Hoa Kỳ biết về tác động tiêu cực của nó và đang cố gắng hết sức để hạn chế việc sử dụng hóa chất này.

Sản phẩm gỗ ép

Chiếc bàn gỗ nhỏ bé đứng trong góc phòng tưởng chừng như vô hại nhưng sự thật thì không phải vậy. Các sản phẩm gỗ ép có sự trợ giúp của nhựa chứa urê formaldehyde. Căn phòng càng nóng và ẩm thì gỗ ép càng thải ra nhiều formaldehyde. Tiếp xúc lâu dài với sản phẩm này có thể gây ra sự phát triển của các bệnh phổi, hen suyễn và thậm chí ung thư.

Sản phẩm có đặc tính kháng khuẩn

Nhiều nhà sản xuất sản phẩm kháng khuẩn sử dụng một nguyên tố gọi là triclosan trong sản phẩm của họ. Nó có hại cho môi trường lẫn sức khỏe con người. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sản phẩm chứa triclosan (như dầu gội đầu, kem đ.ánh răng và thậm chí là mỹ phẩm) có thể gây ung thư gan ở chuột.

May mắn thay, vào tháng 9 năm 2016, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đã cấm sử dụng triclosan trong sản xuất xà phòng rửa tay và sữa tắm diệt khuẩn với tuyên bố rằng không có bằng chứng nào cho thấy triclosan hoạt động tốt hơn xà phòng thông thường. Tuy nhiên, mọi người nên cẩn thận và luôn đọc bảng thành phần trước khi quyết định mua.

Hương chống muỗi

Hương muỗi là một thứ đơn giản nhưng mang lại lợi ích to lớn, đúng với câu “nhỏ nhưng có võ”. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã tính toán và phát hiện ra rằng khói bốc ra từ một vòng hương muỗi tương đương với khói của 75-137 điếu t.huốc l.á. Số lượng này cho thấy bất kỳ sinh vật sống nào, kể cả con người, đều có nguy cơ mắc các bệnh phổi khác nhau.

Các sản phẩm làm sạch không khí

Những loại xịt khử mùi phòng có chứa các nguyên tố như terpen tạo ra một sự kết hợp độc hại khi nó tương tác với ozone từ không khí, cùng với ethylene glycol – một chất độc hóa học. Hơn nữa, chúng thải ra một loạt các hóa chất khác như paradichlorobenzene gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là khi được sử dụng trong một khu vực nhỏ hoặc trong căn phòng kém thông gió.

Băng phiến

Băng phiến có lẽ là cách tốt nhất để giữ quần áo an toàn khỏi côn trùng. Tuy nhiên, mùi mà chúng toả ra trong khi bảo vệ quần áo rất nguy hiểm. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng một trong những nguyên tố chính của chúng là paradichlorobenzene – nguyên nhân gây ung thư ở động vật. Mặc dù tác động đến sức khỏe con người vẫn chưa được chứng minh, nhưng mọi người vẫn nên sử dụng viên băng phiến một cách thận trọng. Một số loại băng phiến có chứa một chất hóa học gọi là naphthalene, chất này phá hủy các tế bào hồng cầu nếu con người tiếp xúc với nó trong thời gian dài.

Mỹ phẩm

Phân chim trong mascara không phải là thứ đáng sợ nhất có trong mỹ phẩm. Phthalates, còn được gọi là chất làm dẻo, có thể gây ra các vấn đề sức khỏe với cơ quan sinh sản ở động vật, đồng nghĩa với rủi ro cho con người. Các hóa chất giống như hormone này tạo ra mùi và màu cho các sản phẩm làm đẹp và có thể chứa trong chất khử mùi, dầu gội và keo xịt tóc. Chúng thậm chí có thể được tìm thấy trong rèm phòng tắm. Vì vậy, tốt hơn mọi người nên kiểm tra thành phần của tất cả mỹ phẩm để bảo vệ làn da cũng như sức khoẻ tổng thể.

Nhang

Mùi hương dễ chịu mà nhang khói tạo ra trong nhà bạn cũng nằm trong danh sách những yếu tố nguy hiểm nhất. Cũng giống như hương muỗi, khói mà chúng thải ra có chứa một số hợp chất nguy hiểm ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Với mức độ nhẹ là nguy cơ phát triển bệnh hen suyễn, bệnh phổi và kết thúc là ung thư. Vì vậy, mọi người nên cẩn thận với bất cứ thứ gì cháy và tỏa khói, vì những sản phẩm này ảnh hưởng trực tiếp đến hệ hô hấp.

Cuộc sống của người đầu tiên được ghép phổi ở Việt Nam

Mở cửa phòng Trung tâm Nội hô hấp, Bệnh viện Quân y 103, Ly Chương Bình, 10 t.uổi, chạy đến ôm chầm bác sĩ Nhung, nói cười khanh khách.

Chị Phạm Thị Kim Nhung, bác sĩ điều trị cho bé Bình ba năm trước, cười trêu: “Anh có nhận ra tôi không?”.

“Có ạ, bác Nhung!”, Bình nhanh nhảu đáp.

Dứt lời, cậu bé chạy sang bên cạnh chào điều dưỡng Trần Hoài Nam. Anh vừa trở về từ chuyến công tác ở đảo xa, không gặp Bình trong gần bốn năm nhưng cậu bé vẫn nhớ. Bình sà vào lòng chú điều dưỡng. Hai chú cháu cùng nhau đọc bảng chữ cái trên máy tính. Điều dưỡng Nam đọc đến đâu, Bình đọc theo đến đó, giọng nói to, dõng dạc.

Chiều 28/9, không khí căn phòng Trung tâm Nội hô hấp rộn ràng khi có hai mẹ con Bình đến chơi. Thấy con chạy nhảy cười nói, người mẹ Phàn Thị Tâm ngồi bên cạnh, mỉm cười hạnh phúc.

Bé Bình ở Hà Giang, từng mắc bệnh phổi mạn tính giai đoạn cuối, là bệnh nhi đầu tiên tại Việt Nam được ghép phổi, cũng là trường hợp đầu tiên ghép phổi từ người cho sống. Ca phẫu thuật diễn ra vào tháng 2/2017, do các bác sĩ Bệnh viện Quân y 103 và chuyên gia Nhật Bản phối hợp thực hiện. Đây là ca ghép phổi đầu tiên ở Việt Nam và là ca ghép từ người cho sống duy nhất đến nay.

Do phải điều trị bệnh suốt thời gian dài, Bình năm nay 10 t.uổi song mới học lớp 2. Em có khuôn mặt thông minh, sáng sủa. Sau ca phẫu thuật, Bình khỏe mạnh, có thể sinh hoạt như những đ.ứa t.rẻ bình thường khác.

Hai mẹ con được tạo điều kiện ở khu nhà tập thể của Học viện Quân y để tiện việc cấp thuốc và khám định kỳ. Mẹ của Bình được nhận vào làm công nhân tại Trung tâm sản xuất thuốc của bệnh viện, còn Bình theo học một trường tiểu học gần nơi ở.

Bác sĩ Nhung nhận xét: “Cậu bé người dân tộc thiểu số, rất hòa đồng và hoạt ngôn”. Bé nhớ tên từng bác sĩ trong Trung tâm Nội hô hấp.

Mỗi khi rảnh rỗi, hai mẹ con lại đến Trung tâm thăm các cô chú y bác sĩ. Mẹ bé chia sẻ: “Vượt qua giai đoạn khó khăn, có lẽ thay đổi lớn nhất trong cuộc sống hai mẹ con chính là tâm lý thoải mái, vui vẻ, không con nỗi lo về bệnh tật”.

Bé Bình và mẹ tại Bệnh viện Quân y 103, ngày 28/9. Ảnh: Thúy Quỳnh

Ca ghép phổi tháng 2/2017

Nhớ lại những năm trước, chị Tâm lại xúc động. Khi Bình một tháng t.uổi thường xuyên ho, thở khò khè, uống thuốc nam không cải thiện. Lên ba t.uổi, các triệu chứng nặng dần, đi khám bác sĩ phát hiện bé bị giãn phế quản bẩm sinh. Cuối năm 2016, Bình ở giai đoạn cuối của bệnh. Cơ thể bé gầy gò, xanh xao, môi tím tái, hầu như chỉ có thể ngồi trên giường.

“Đó là khoảng thời gian suy sụp nhất”, chị Tâm nhớ lại. “Nhìn con ngày một yếu đi mà mình cảm thấy bất lực, tuyệt vọng”.

Bác sĩ Nhung kể: “Khi ấy hai bên phổi của cháu bé đều rỗ như tổ ong, chức năng trao đổi khí rất kém. Nếu không được ghép phổi thì tiên lượng khả năng sống của cháu rất xấu”.

Các bác sĩ và gia đình quyết định ghép phổi cho bé. Đây là ca ghép phổi đầu tiên được Bệnh viện Quân y 103 thực hiện. Các bác sĩ lấy hai thùy phổi từ người cho sống, một từ bố ruột, một từ bác ruột, để ghép thay thế cả hai lá phổi của Bình. Kíp nhân viên y tế khoảng 100 người, cùng lúc tiến hành ba cuộc mổ: vừa lấy thùy phổi của bố, vừa lấy thùy phổi từ bác và một cuộc mổ ghép cho cháu bé.

Ca phẫu thuật kéo dài 10 giờ, thành công. Bố và bác đều có sức khỏe tốt sau mổ. Tuy nhiên, bé Bình sau khoảng hai giờ được chuyển tới phòng hồi sức hậu phẫu thì đột ngột rơi vào tình trạng giảm oxy m.áu, nguy cơ mất chức năng phổi ghép, dễ dẫn tới t.ử v.ong. May mắn, các bác sĩ cấp cứu suốt một giờ, cháu ổn định trở lại.

Bệnh nhi trong phòng điều trị sau ca ghép phổi. Ảnh: Bác sĩ cung cấp

Ngày thứ hai sau mổ, Bình tỉnh táo, có thể rút ống nội khí quản, đặt thở oxy lưu lượng cao. Ngày thứ 4, bé đặt được những bước chân đầu tiên xuống sàn, dù cơ thể còn khá yếu. Đến tuần thứ hai sau ghép, Bình được dừng hẳn máy thở oxy, các chức năng phổi và khả năng trao đổi oxy rất tốt. Cậu bé có thể tự vận động nhẹ nhàng như đi bộ và tập các động tác hô hấp liệu pháp. Sau này, khi vết mổ ổn định, cậu bé tập các bài tập vận động.

Bác sĩ Nhung cho biết, sau khi sức khỏe cháu bé ổn định, trong tháng đầu tiên sau ghép phổi, Bình được xét nghiệm hai ngày một lần để định lượng nồng độ thuốc ức chế miễn dịch. Về sau, tần suất xét nghiệm giãn dần, bé sử dụng đồng thời các loại thuốc dự phòng khác.

Bình được bác sĩ dinh dưỡng chăm lo chế độ ăn từ khi ghép phổi đến nay. Hiện tại, ba tháng một lần, bé tái khám để kiểm tra chức năng hô hấp. Bé cũng duy trì hai loại thuốc ức chế miễn dịch.

Gần bốn năm qua, Bình đôi khi bị cảm cúm, sụt sịt hay sốt. Bác sĩ Nhung cho biết đây chỉ là cảm cúm thông thường, bé chưa gặp tình trạng bất thường về sức khỏe liên quan đến phổi ghép. Các bác sĩ vẫn luôn theo dõi sát sức khỏe định kỳ cho bé.

Bác sĩ Nhung và bé Bình sau hai tuần khi ghép phổi, năm 2017. Ảnh: Bác sĩ cung cấp

Nhìn con trai cười nói vui vẻ, chị Tâm xúc động. Thấy mẹ khóc, bé Bình đang đọc bảng chữ cái trên máy tính chạy lại, đưa tay lau nước mắt cho mẹ, thủ thỉ: “Mẹ đừng khóc nữa. Con yêu mẹ nhất nhà”. Nói xong, cậu bé ôm chầm lấy mẹ.

“Tôi từng rất tuyệt vọng, sợ hãi, nhờ các bác sĩ đã đem đến cho gia đình hy vọng”, chị Tâm nói. “Hai mẹ con coi đây như ngôi nhà thứ hai của mình. Được bệnh viện tạo điều kiện về công việc cũng như việc học tập của cháu, chúng tôi như được sống một cuộc đời mới”.

Mong ước lớn nhất của chị Tâm hiện tại là sức khỏe con có thể ổn định hoàn toàn để hai mẹ con được trở về quê, đoàn tụ cùng đại gia đình. Cậu bé Bình ước mơ sau này được trở thành bác sĩ để chữa bệnh cho mọi người.

Đến nay, Việt Nam đã thực hiện thành công 5 ca ghép phổi, trong đó một ca ghép từ người hiến còn sống là bé Ly Chương Bình và bốn ca từ người c.hết não. Các bác sĩ cho rằng sau khi ghép phổi, bé có thể sống đến 60, 70, thậm chí 80 t.uổi.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *