Dầu dừa: “Siêu thực phẩm” hay là “thực phẩm tồi tệ”,”chất độc”?

Dầu dừa rất được ca ngợi về khả năng chống truỵ tim mạch, hạ Cholesterol và giảm béo, có đúng như vậy không?

Các nhà khoa học gần đây đã tiến hành một công trình nghiên cứu mới về “ super food” này. Thực chất sản phẩm dừa bổ ích đến đâu trong nấu nướng?

Bóng năng lượng từ quả chà là, hạt hồ trăn, bột yến mạch và dừa nạo Quelle: Getty Images/Westend61

Dầu dừa đang gây nhiều tranh cãi trên thị trường về cái gọi là siêu thực phẩm – superfood. Các nhà cung cấp sản phẩm dừa thì ca ngợi, nó có thể giảm đường huyết, hạ cholesterol thậm chí giảm béo. Những người chỉ trích thì tỏ ra nghi ngờ về các khả năng này , về y tế người ta so sánh dầu dừa với mỡ lợn. Dầu dừa có lợi cho sức khoẻ không, nếu có thì lợi như thế nào? Một nghiên cứu gần đây nhất làm sáng tỏ nhiều vấn đề.

Ngay từ hồi mùa hè 2018 chuyên gia Karin Michels đã khởi đầu cuộc tranh luận về dầu dừa là thực phẩm, dùng để nấu nướng. Trong một tham luận về chủ đề “siêu thực phẩm” bác sĩ và nhà dịch tễ học làm việc tại Freiburg đã làm người nghe hoàn toàn bị bất ngờ. Bà nói: “dầu dừa là một trong những thực phẩm tồi tệ nhất mà người ta có thể ăn được”, nó cũng có hại như mỡ lợn”, dầu dừa đơn thuần chỉ là một chất độc không hơn không kém”. Video về chủ đề này nhận được hàng triệu like trên YouTube.

Phản ứng của dư luận mạnh mẽ đến mức, sau này Karin Michels đã phải xin lỗi về lối diễn đạt đầy “châm chọc và cay cú ” trong bài nói chuyện này. Tuy vậy cho đến nay các cuộc tranh luận về bài nói chuyện này vẫn chưa chấm dứt. Một bên thì cho rằng bài nói chuyện này là biểu hiện của sự kiêu ngạo, khoe khoang về y học kinh viện, một số thì coi đây là sự kết thúc của những ca ngợi thái quá, coi dầu dừa là siêu thực phẩm – và cuối cùng người tiêu dung băn khoăn không biết tin ai.

Tác động đối với trao đổi chất, Cholesterol và trọng lượng cơ thể

Nghiên cứu gần đây nhất của Đại học quốc gia Singapur cung cấp một số định hướng. Một nhóm các nhà nghiên cứu xung quanh chuyên gia dinh dưỡng người Hà lan Rob van Dam đã đ.ánh giá 16 nghiên cứu có sự tham gia của 730 người làm thí nghiệm, so sánh dầu dừa với các loại dầu ăn và các loại chất béo khác, tác động của chúng đến trao đổi chất, Cholesterol và trọng lượng cơ thể. Qua đó thấy dầu dừa rẻ hơn đối với Cholesterol so với bơ.

Phải chăng người dân ở Nam Thái bình dương có quả tim khoẻ mạnh là nhờ dầu dừa? Phơi cùi dừa trên đảo l Taha’a, Polynesie-thuộc Pháp Quelle: picture alliance / Frank May

Tuy nhiên so sánh với các loại dầu thực vật thông thường như dầu đậu tương , dầu ô liu hạt dầu cây Distel thì kết quả ngược lại. Theo đó dầu dừa làm tăng chỉ số Cholesterol thậm chí tới gần 15 mg/dl. Trong đó dù sao cũng có bốn Milligramm trên High-Density-Lipoproteine (HDL), chất này vận chuyển cholesterol từ thành mạch m.áu hướng về phía gan. Tuy nhiên nhiều bác sỹ tim mạch không coi đây là yếu tố bảo vệ thực sự đối với tim cũng như các bệnh liên quan đến tim mạch. Thí dụ những người do di truyền có chỉ số HDL cao ít bị bệnh truỵ tim.

Do đó người dùng dầu dừa cũng không thoát khỏi bị bệnh này. Thậm chí ngược lại. Theo tính toán của van Dam và cộng sự thì họ có nguy cơ bị động mạch vành cao hơn 5% và có thể c.hết vì căn bệnh này. Chỉ tiêu này cũng không có gì ghê gớm lắm tuy nhiên nó không phải là đặc điểm của siêu thực phẩm này.

Dầu dừa không có tác dụng làm giảm cân khi dùng để ăn kiêng. Van Dam cho hay chúng tôi không thấy tác động của dầu dừa tới tỷ trọng chất béo trong cơ thể “. Ngoài ra người ta không thể chứng minh dầu dừa có thể ổn định đường huyết .

Không độc nhưng cũng không phải siêu thực phẩm

Kết luận: Dầu dừa không phải là thực phẩm cực kỳ có hại, càng không phải là chất độc, nhưng cũng không thể coi là siêu thực phẩm. Câu hỏi đặt ra là, tại sao lại có những đ.ánh giá sai lầm như vậy ? Câu trả lời thuộc về những hiểu nhầm phổ biến đối với khả năng chữa bệnh của thực phẩm.

Những fan hâm mộ dầu dừa thường viện cớ dân bản địa ở Nam Thái bình dương và ở một số khu vực khác, tiêu thụ nhiều dầu dừa thì đa số ít bị bệnh tim mạch.Tương tự như vậy là những tiếp thị liên quan đến Kefir, tỏi, trà xanh và dầu cá, những người tiêu dùng truyền thống hầu như cũng không bị những bệnh này.

Thực tế là những người dân ở đây nói chung có lối sống khác với lối sống ở các nước công nghiệp phương tây, và điều này cũng vậy với cư dân ở vùng Nam Thái bình dương. Họ không những ăn nhiều loại sản phẩm từ dừa, như van Dam nhấn mạnh, mà họ còn có chế độ ăn uống khác với chúng ta, họ ăn nhiều thuỷ, hải sản và ít ăn thực phẩm công nghiệp đã chế biến. Mà điều đó ít nhất cũng có tác dụng, thậm chí tốt hơn cho sức khoẻ của tim, việc tiêu thụ các sản phẩm này cũng tốt cho tim như sản phẩm từ dừa.

Một lý do nữa để ủng hộ dầu dừa vì : dầu dừa chứa nhiều axit lauric, là axit béo chuỗi trung bình, chuyển hoá bên ngoài gan và sản xuất Cholesterol. Nhưng điều này không áp dụng cho axit lauric nói riêng . Trong cơ thể nó được đối xử như axit béo chuỗi dài “, van Dam nhấn mạnh. Vì thế với sự trao đổi chất trong gan sau đó hoà vào các hạt nhỏ Cholesterol , những hạt này sau đó di chuyển trong mạch m.áu. Tuy nhiên nó không nhiều như axit béo no trong bơ hay mỡ lợn.

Do đó Van Dam và cộng sự của ông khuyên nên hạn chế dùng dầu dừa , không nhất thiết phải chấm dứt không tiêu thụ nó. Nếu sử dụng nó có mức độ trong nhà bếp thì hoàn toàn không có gì phải ái ngại, đấy là chưa nói đến nó cũng có một số ưu điểm. Thí dụ ở nhiệt độ trong phòng dầu dừa ở thể rắn, nếu đun nóng sẽ thành chất lỏng.

Nhiều món ăn của châu Á sẽ nhạt nhẽo nếu thiếu dầu dừa. Còn ở Đức, do khí hậu lạnh, bánh bích quy sẽ vỡ vụn nếu không được trộn một chút dầu dừa. Tuy nhiên 100 Gramm của nó chứa tới trên 500 Kilokalo -do đó khó có thể nói đến chuyện giảm béo.

Những thực phẩm là kháng sinh tự nhiên, giúp phòng chống bệnh tật

Tỏi, ớt, gừng, nghệ, trà xanh, húng quế hay đinh hương…đều là những thực phẩm kháng sinh tự nhiên, giúp cơ thể phòng chống nhiều bệnh tật.

Tỏi: Tỏi được biết đến như loại kháng sinh có đặc tính kháng khuẩn, chống lại nhiều vi khuẩn và ngăn ngừa tình trạng ngộ độc thực phẩm hiệu quả.

Nghệ: Curcumin trong nghệ như hợp chất có hoạt tính sinh học giúp kháng khuẩn và ngăn ngừa một số bệnh do vi khuẩn rất tốt.

Mật ong: Mật ong có đặc tính chữa bệnh cao, nó cung cấp cho cơ thể một hàng rào bảo vệ giúp ngăn ngừa n.hiễm t.rùng và điều hòa hệ miễn dịch.

Hành tây: Hành tây có tác dụng như chất kháng sinh giúp chống lại những vi khuẩn gây viêm nướu răng và viêm nha chu.

Gừng: Phytochemical trong gừng tươi có đặc tính kháng khuẩn giúp chống lại nhiều vi khuẩn gây bệnh về răng miệng.

Đinh hương: Nhờ có eugenol, lipid và axit oleic, đinh hương được sử dụng rộng rãi như một loại gia vị giúp chống lại nhiều vi khuẩn gây bệnh ở con người.

Quế: Các hợp chất cinnamaldehyd và eugenol trong quế có đặc tính kháng khuẩn cao, giúp chống lại các vi khuẩn gây viêm phổi, n.hiễm t.rùng đường tiết niệu, sốt và một số bệnh về da.

Húng quế: Một số nghiên cứu chứng minh rằng, thường xuyên tiêu thụ húng quế giúp cơ thể chống lại nhiều vi khuẩn khác nhau, đặc biệt là vi khuẩn gây bệnh về tiêu hóa.

Việt quất: Quả việt quất rất giàu phenol, flavonoid và polyphenol có đặc tính kháng khuẩn cực mạnh, giúp chống lại các vi khuẩn gây ra các bệnh liên quan tới hệ tiêu hóa.

Hạt thì là: Theo các chuyên gia, hạt cây thì là có khả năng chống lại các vi khuẩn gây ra các bệnh về da liễu như n.hiễm t.rùng, mụn nhọt, viêm mô tế bào và bỏng da.

Dầu dừa: Thành phần của dầu dừa có chlorhexidine, một chất khử trùng có đặc tính kháng khuẩn cao, có tác dụng chống lại vi khuẩn gây ra bệnh tiêu chảy hiệu quả.

Ớt: Trong ớt chứa hợp chất capsaicin có hoạt tính kháng sinh cao, giúp chống lại nhiều vi khuẩn là mầm mống gây bệnh cho con người.

Trà xanh: Flavonol, hợp chất kháng khuẩn cực mạnh trong trà xanh có tác dụng rất tốt trong việc kháng khuẩn và phòng bệnh.

Sả: Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, ngoài việc mang lại hương thơm dễ chịu, sả cũng có tính kháng khuẩn cao, giúp chống lại tới 7 loại vi khuẩn gây bệnh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *