Thường xuyên bị mệt, khó thở, nặng ngực, thậm chí ngất đột ngột nên bà Tho đã đến bệnh viện khám thì phát khối u rất lớn ở tim có thể đột tử bất cứ lúc nào nếu không phẫu thuật kịp thời.
Ngày 19/6 Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, vừa tiến hành phẫu thuật cấp cứu tim thành công cho bà Phan Thị Tho (62 t.uổi, ngụ huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng) có khối u to trong tim, nguy cơ t.ử v.ong bất cứ lúc nào.
Theo nữ bệnh nhân, khoảng một tháng nay, bà hay cảm thấy mệt, khó thở, nặng ngực trái. Tình trạng này ngày càng tăng, đặc biệt khó thở nhiều về đêm. Thậm chí, bà còn bị ngất đột ngột khi thay đổi tư thế.
Người nhà đã đưa bà Tho đến bệnh viện khám và được bác sĩ chỉ định nhập viện cấp cứu điều trị tại Khoa Phẫu Thuật tim.
Khối u nhầy to bằng quả trứng nằm trong tim của bà Tho được lấy ra.
Tiến hành siêu âm tim cấp cứu phát hiện, bà Tho có khối u to ở buồng nhĩ trái di động gây lấp lỗ van hai lá. Đồng thời, cực trên của khối u có dấu hiệu dọa vỡ. Van ba lá hở trung bình; tăng áp động mạch phổi trung bình; suy tim độ III.
Sau khi được điều trị nội khoa tích cực và thực hiện các đ.ánh giá cần thiết, hội chẩn hội đồng chuyên môn tim mạch của bệnh viện kết luận, chỉ định phẫu thuật tim cấp cứu cho bà Tho vì nguy cơ đột tử do khối u lấp hoàn toàn van hai lá; nguy cơ lấp mạch cơ quan ngoại vi do khối u vỡ.
Sau hơn 2 giờ, khối u to như trứng vịt, có kích thước 30×50mm, cực trên khối u bở, dọa vỡ đã được ekip phẫu thuật lấy ra thành công. Đồng thời, tái tạo vách liên nhĩ bằng màng tim; sửa van ba lá Devega cho bệnh nhân.
Hiện tại, bà Tho đang hồi phục tốt, đã tự đi lại, sinh hoạt, ăn uống bình thường, không còn ngất và được cho ra viện trong chiều nay.
Bà Tho đang phục hồi tốt và được xuất viện vào chiều nay – Ảnh: Kim Hà.
Theo bác sĩ CK2 Phạm Thanh Phong – Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn, Giám đốc Trung tâm tim mạch Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, u nhầy là u thường gặp nhất trong các u nguyên phát của tim. Tỷ lệ mắc bệnh trong quần thể dân nói chung rất ít từ 0,3 – 0,5/1000 dân và gặp nhiều nhất ở lứa t.uổi từ 30 – 50.
Các khối u nhầy thường là u lành tính nhưng hậu quả gây ra về mặt huyết động học thường rất nặng, là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đột tử ở người bệnh do u lấp kín lỗ van 2 lá khiến cho m.áu không thể lưu thông xuống tâm thất trái để đi nuôi cơ thể.
Ngoài ra, mô u nhầy rất bở, nếu bị vỡ ra chúng sẽ di chuyển vào dòng m.áu và gây thuyên tắc tại các mạch m.áu khắp cơ thể, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: Nhồi m.áu não, thuyên tắc phổi, nhồi m.áu cơ tim, tắc động mạch nuôi ruột, thận, hai chân,…Do đó, bệnh nhân cần phải được tiến hành phẫu thuật bóc tách khối u ngay khi phát hiện, để tránh biến chứng và nguy cơ t.ử v.ong bất cứ lúc nào.
Ngã từ trên võng xuống đất, cụ bà 103 t.uổi bị gãy cổ xương đùi
Bệnh nhân 103 t.uổi ở Cần Thơ bị ngã từ trên võng xuống đất, nhập viện trong tình trạng đau nhiều vùng háng phải, hạn chế vận động.
Sáng 9/6, bác sĩ Phạm Thanh Phong, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTWCT) cho biết các bác sĩ vừa phẫu thuật thay khớp háng thành công cho cụ bà 103 t.uổi, có nhiều bệnh nội khoa kết hợp.
Theo bác sĩ Phong, tối 31/5, cụ bà Trần Thị Cánh (ngụ tại xã Tân Thới, huyện Phong Điền, Cần Thơ) được người thân đưa vào BVĐKTWCT cấp cứu trong tình trạng đau nhiều vùng háng phải, hạn chế vận động sau khi ngã từ võng xuống đất. Bà cụ còn có t.iền sử tăng huyết áp và nhiều bệnh lý nội khoa tim mạch đang điều trị.
Ngày 4/6, BVĐKTWCT tiến hành phẫu thuật thay khớp háng bán phần thành công cho bệnh nhân. Hiện, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, khám vận động khớp háng tốt, tự ngồi và dấu hiệu sinh tồn ổn định.
Sức khỏe của bà cụ 103 t.uổi đang dần ổn định. Ảnh: T.P.
Theo bác sĩ Trần Huỳnh Đào, Trưởng khoa Gây mê hồi sức BVĐKTWCT, việc phẫu thuật thay khớp giúp người bệnh mau phục hồi, vận động đi lại nhằm tránh các biến chứng do phải nằm tại chỗ, bất động.
Trước đây, thay khớp háng ở người lớn t.uổi là thách thức đối với các phẫu thuật viên và bác sĩ gây mê vì người lớn t.uổi sức yếu, có nhiều bệnh lý đi kèm nhất là bệnh tim mạch. Thực tế và kinh nghiệm lâm sàng cho thấy phẫu thuật thay khớp háng ở người cao t.uổi có tỷ lệ rủi ro và t.ử v.ong nhất định. Đó là do cơ thể người bệnh đã bị lão suy các cơ quan như tim, phổi, thận, mạch m.áu…
Để cuộc mổ an toàn, bác sĩ cần có chuyên môn tốt, đ.ánh giá đúng về thể trang bệnh nhân và chuẩn bị đầy đủ trước cuộc mổ, phối hợp đồng bộ nhiều chuyên khoa.