Dù không thể sắp xếp đến tập luyện thể lực ở các phòng tập hay các lớp yoga, bạn cũng cần dành thời gian để dịch chuyển và vận động khi ở nhà.
Đặc biệt, nếu có các dấu hiệu bất ổn về sức khỏe sau, chứng tỏ bạn cần tăng cường vận động, có kế hoạch rèn luyện cơ thể càng sớm càng tốt.
1. Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi
Lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi dù đã ngủ nghỉ đầy đủ, bạn cần dịch chuyển nhiều hơn. Nghiên cứu đăng trên tạp chí Mệt mỏi: Sinh học, Sức khỏe và Hành vi cho thấy, sự vận động với cường độ thấp hoặc vừa phải trong thời gian 20 phút giúp thúc đẩy năng lượng và giảm cảm giác uể oải.
Các chuyên gia cũng khẳng định, vận động và thể dục là một trong những giải pháp đ.ánh bại mệt mỏi một cách tự nhiên, hiệu quả nhất.
Chạy bộ là phương thức vận động mang lại nhiều lợi ích sức khỏe – Ảnh minh họa
2. Đột ngột bị đau
Sau khi thức dậy vào buổi sáng, nếu bất ngờ bị đau ở vùng lưng dưới, đầu gối hay vai – điều này cho thấy cơ thể bạn cần vận động. Chỉ cần dịch chuyển các cơ, làm linh hoạt các khớp, giúp m.áu được bơm tới vùng bị đau sẽ giúp giảm cảm giác đau.
Ngoài ra, người bị đau lưng, viêm khớp mãn tính cũng có thể cải thiện tình trạng đau bằng cách vận động và thể dục hàng ngày.
3. Thường xuyên bị stress
Theo thống kê thường niên năm 2019 của Gallup, trong một khảo sát hơn 150.000 người ở nhiều nơi trên toàn thế giới, người Mỹ được tường thuật có mức stress, tức giận và lo lắng cao nhất. Cụ thể, họ lo lắng về các vấn đề tài chính, chính trị và thường xuyên bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi thông tin và truyền thông. Tình trạng stress này gây ra bệnh tật.
Tuy nhiên, chỉ cần đi bộ, chạy bộ hay rèn luyện thể lực từ 20-30 phút 3-4 lần mỗi tuần có tác dụng làm giảm lo lắng đáng kể.
“Khi đối diện với một quyết định khó khăn nào đó, một trong những điều tốt nhất bạn có thể làm là hòa vào môi trường tự nhiên (công viên, không gian ngoài trời) và vận động một chút”, các chuyên gia khuyên.
4. Khả năng sản xuất hormone của cơ thể kém
Thể dục là cách tuyệt vời giúp điều chỉnh mức hormone của cơ thể, cải thiện khả năng tư duy, vẻ bề ngoài và cảm xúc của chúng ta.
Hoạt động thể chất giúp thúc đẩy mức hormone testosterone, duy trì sức khỏe của cơ. Nghiên cứu trên Tạp chí Hoa Kỳ của Hiệp hội các Giám đốc Y khoa gợi ý, đi bộ thường xuyên tác động tích cực đến sức mạnh của cơ thể.
Ngoài ra, thúc đẩy mức testosteron cũng giúp tăng cường trao đổi chất, duy trì làn da tươi trẻ, giữ cho não hoạt động tốt.
5. Gặp nhiều bất ổn trong tiêu hóa
30 phút chạy bộ hoặc đi bộ nhanh giúp tăng tăng khẩu vị ăn uống cho bữa tối, giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Các bài tập aerobic cũng giúp tăng nhịp tim, cải thiện các cơ trong thành ruột. Vận động nói chung giúp thức ăn được tiêu hóa di chuyển qua ruột và ra khỏi cơ thể nhanh hơn, giảm nguy cơ táo bón – theo tạp chí Tiêu hóa, đường ruột Scandinavian.
Dịch chuyển dưới hình thức đi bộ, chạy bộ, bơi lội, khiêu vũ hay tập yoga đều giúp tiêu hóa tốt hơn.
6. Ngủ không ngon giấc
Nếu khó ngủ và ngủ ít vào ban đêm, có thể bạn cần vận động nhiều hơn vào ban ngày. Nghiên cứu phát hành năm 2017 trên tạp chí Tiến bộ trong Y học Dự phòng khẳng định, thể dục có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ lẫn thời gian ngủ.
Kết quả đăng trên các tạp chí Tâm lý học Lâm sàng và Giấc ngủ đều khẳng định, thể dục giúp cải thiện giấc ngủ ở người bị chứng mất ngủ; đặc biệt giúp cải thiện trạng thái tinh thần. Nếu bạn ngủ không ngon giấc, hãy bắt đầu lên kế hoạch dịch chuyển, vận động ngay.
3 lời khuyên sai lầm về tập thể dục ở t.uổi 50
Một người dù đã ở những năm 50 t.uổi nhưng vẫn có thể tập luyện thể thao để giảm cân và có được vóc dáng gọn gàng.
Chạy bộ mang lại nhiều lợi ích cho cả sức khỏe tim mạch và tinh thần – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Dưới đây là những lời khuyên sai lầm thường gặp về việc tập luyện cho người trên 50 t.uổi mà chúng ta không nên nghe, theo The Healthy.
1. Không nên chạy vì sợ gây hại xương khớp
Một người ít vận động tất nhiên không được đột ngột chạy quãng đường dài hàng chục km. Cường độ vận động tăng cao bất thường có thể gây hại cho cơ thể. Tuy nhiên, một người chạy bộ thông thường hoàn toàn có thể tiếp tục thói quen chạy ngay cả khi họ đã trên 50 t.uổi, theo The Healthy.
Chạy bộ mang lại nhiều lợi ích cho cả sức khỏe tim mạch và tinh thần. “Nhiều người hay nói rằng chạy bộ có thể gây tác động mạnh lên khớp và nên tránh, đặc biệt khi đã có t.uổi. Tuy nhiên, có những người vẫn chạy rất tốt ngay cả khi đã già và tiếp tục đạt được nhiều lợi ích sức sức khỏe mà không gặp vấn đề gì”, bác sĩ vật lý trị liệu người Mỹ Chad McCann giải thích.
Khi đến những năm 50 t.uổi, việc có tiếp tục chạy hay không tùy thuộc vào lựa chọn của từng người. Tuy nhiên, có rất ít dấu hiệu cho thấy chạy có thể dẫn đến các bệnh viêm khớp hay tổn thương khớp. Một người cao t.uổi vẫn tiếp tục chạy bộ dù khoảng cách và cường độ chạy có thể thay đổi cho phù hợp với t.uổi tác, bác sĩ McCann nói thêm, theo The Healthy.
2. Chỉ cần đi bộ là đủ
Đi bộ là rất tốt cho sức khỏe nhưng cơ thể lại cần nhiều hơn thế. Lợi ích lâu dài của việc tập luyện là thường xuyên tạo ra các kích thích lên cơ bắp và xương. Các kích thích này sẽ giúp cơ phát triển, tăng mật độ xương, tăng cường sức mạnh và điều hòa hoạt động tim mạch.
Các nghiên cứu đã phát hiện nhiều bằng chứng cho thấy đi bộ có những tác động tích cực đến tim mạch. Tuy nhiên, đi bộ vẫn chưa tạo đủ kích thích để cải thiện rõ rệt sức khỏe tim mạch, bác sĩ McCann giải thích.
Do đó, bên cạnh đi bộ, những người trên 50 t.uổi nên thử đi bộ nhanh hoặc chạy bộ ở một số quãng đường nhất định. Thậm chí, họ có thể thực hiện một số bài tập rèn luyện sức mạnh như nâng tạ.
3. Cơ bắp không thể mạnh hơn
Ở những năm 50 t.uổi, cơ thể không chỉ duy trì được sức mạnh cơ bắp mà còn làm cơ mạnh hơn. Cơ bắp vẫn sẽ phản ứng với các kích thích cơ khi tập nâng tạ. Dù mất nhiều thời gian hơn so với khi còn trẻ nhưng cơ vẫn có thể phát triển và mạnh hơn, theo The Healthy.