Ngay khi bước vào phòng khám, mùi hôi thối từ người sản phụ bốc lên nồng nặc khiến bác sĩ choáng váng.
Trong chương trình “Doctor is hot”, bác sĩ Chiêm Cảnh Toàn, khoa phụ sản, bệnh viện Taipei City Hospital RenAi Branch, chia sẻ về trường hợp một sản phụ là cô Kiều đến bệnh viện khám hậu sản. Ngay khi bước vào phòng khám, mùi hôi thối từ người sản phụ bốc lên nồng nặc khiến bác sĩ choáng váng.
Bác sĩ Chiêm Cảnh Toàn miêu tả mùi hôi thối giống như mùi vết thương hoại tử. Tuy nhiên, sau khi kiểm tra vết mổ của sản phụ thì không thấy tình trạng viêm nhiễm. Cho đến khi phát hiện mùi hôi nồng nặc bốc ra từ mái tóc của sản phụ, bác sĩ kinh ngạc khi nhìn thấy mái tóc của sản phụ bết dính mồ hôi dầu, da đầu có dấu hiệu đỏ tấy, viêm nhiễm, được chẩn đoán mắc bệnh nấm da đầu. Theo lời khuyên của bác sĩ, sản phụ lập tức đến tiệm cắt tóc ngắn, gội đầu sạch sẽ và điều trị bằng kháng sinh thì tình trạng da đầu mới cải thiện.
Bác sĩ Chiêm Cảnh Toàn, khoa phụ sản, bệnh viện Taipei City Hospital RenAi Branch.
Bác sĩ Trịnh Thừa Kiệt, khoa phụ sản, bệnh viện Pojen General Hospital, cũng chia sẻ về trường hợp dở khóc dở cười của một sản phụ trong giai đoạn ở cữ. Một phụ nữ trẻ là cô Triệu chung sống với mẹ chồng sau khi kết hôn. Khi cô Triệu sinh bé đầu lòng thì mẹ chồng căn dặn con dâu không được gội đầu để tránh nhiễm bệnh hậu sản, cô Triệu răm rắp nghe lời mẹ chồng nên nhẫn nại ngứa ngáy vô cùng khổ sở.
Đến lúc sinh bé thứ hai thì vợ chồng cô Triệu dọn ra riêng, thoát khỏi sự kiểm soát của mẹ chồng, trong giai đoạn ở cữ, mỗi khi cảm thấy da đầu ngứa ngáy thì cô Triệu liền đi gội đầu. Hiện tại, khi bé thứ hai được 10 t.uổi, cô Triệu nhận thấy cơ thể khỏe mạnh, không mắc bệnh hậu sản vì gội đầu trong giai đoạn ở cữ như mẹ chồng từng hù dọa.
Bác sĩ Trịnh Thừa Kiệt bật mí, sản phụ trong giai đoạn ở cữ vẫn có thể vệ sinh cơ thể và gội đầu sạch sẽ. Thời xa xưa, những điều cấm kỵ sản phụ không được tắm gội trong giai đoạn ở cữ đều bắt nguồn từ khu vực sông Hoàng Hà, nơi có khí hậu khắc nghiệt rét buốt vào mùa đông, nhà người dân là tre tranh vách đất, và đặc biệt ngày xưa không có máy sấy tóc nên lo lắng sản phụ bị cảm lạnh. “Ngày nay, sản phụ sau khi gội đầu có thể sử dụng máy sấy tóc, do đó không có vấn đề đáng lo ngại”, bác sĩ Trịnh Thừa Kiệt cho biết.
Bác sĩ Đông y Liệu Uyển Nhung cho hay, sản phụ trong thời gian ở cữ có thể trạng cơ thể yếu ớt, cần được tẩm bổ và chăm sóc cẩn thận, tuy nhiên một số điều cấm kỵ khắc khe đối với sản phụ đã không còn phù hợp với bối cảnh hiện nay. Sản phụ nên vệ sinh cơ thể sạch sẽ để tránh gây ra một số bệnh tật trong giai đoạn ở cữ như nấm da đầu.
Nấm da dầu là gì?
Nấm da đầu còn được là bệnh ecpet mãng tròn, là một dạng bị viêm nhiễm vùng da đầu và nang tóc do vi khuẩn nấm gàu cư trú gây nên. Người mắc chứng nấm da đầu sẽ có những triệu chứng thường gặp như các vảy gàu nhỏ, gàu đã tạo thành những mảng hình tròn màu trắng đục đóng thành các vảy trên da.
Biểu hiện của bệnh nấm da đầu
Nấm da đầu thường phát triển ở những nơi ẩm ướt và ấm áp, tùy thuộc vào cơ địa và thể trạng mà nấm da đầu sẽ phát triển theo 3 giai đoạn chính:
Giai đoạn 1: Người bệnh có cảm giác ngứa, có vảy nhỏ và rụng tóc
Ở giai đoạn này, người bệnh có cảm giác ngứa ngáy và rụng tóc là do đã bước vào giai đoạn khởi phát, đó là thời kỳ xuất hiện gàu, đây là dấu hiệu ở hầu hết nhiều người mắc phải và chủ quan xem đó là bình thường.
Nhưng khi nấm bắt đầu xuất hiện, các loại vi khuẩn nấm sẽ kích thích vùng da đầu tiết ra các chất bã nhờn đột biến để kết hợp với lớp tế bào c.hết trên da đầu tạo thành gàu.
Giai đoạn 2: Người bệnh sẽ có cảm giác ngứa khủng khiếp và xuất hiện mụn da đầu
Nguyên nhân gây ra tình trạng ngứa da đầu khủng khiếp là do gàu và chất nhờn. Khi mà cơ thể và đầu óc đang ở trong trạng thái bứt rứt, khó chịu làm thúc đẩy hành động gãi liên tục, gãi thật mạnh làm vô tình khiến cho da đầu bị xướt xát, c.hảy m.áu đóng vảy trên da đầu.
Cũng có một số trường hợp trên da đầu xuất hiện những nốt sần đỏ li ti và mụn lan rộng ra khi hình thành nấm da đầu, khiến tình trạng rụng tóc kéo dài và đây được xem là dấu hiệu nặng nề nhất trong giai đoạn 2 này.
Giai đoạn 3: Tóc rụng nhiều
Đây là giai đoạn cuối cùng, nguy cơ gây rụng tóc thường xuyên tiếp diễn, số lượng rụng tóc tăng theo thời gian và có hiện tượng viêm da, l.ở l.oét gây ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh. Khi mà tình trạng tóc rụng nhiều khiến người bệnh phải tìm đến sự thăm khám của các chuyên gia da liễu để tìm ra phương pháp điều trị phù hợp.
3 điều phải nhớ khi nhuộm tóc, nhất là điều số 1 để không mắc ung thư hay bất cứ bệnh tật gì
Không muốn bị ung thư hay ảnh hưởng sức khỏe vì nhuộm tóc bạn cần phải biết những điều dưới đây.
1. Chú ý quan trọng khi nhuộm tóc
Hãy làm theo các mẹo an toàn sau đây khi nhuộm tóc:
– Không để thuốc nhuộm ủ trên đầu quá lâu.
– Sau khi sử dụng thuốc nhuộm tóc, gội sạch da đầu bằng nước.
– Đeo găng tay khi nhuộm tóc.
– Thực hiện theo các hướng dẫn trong bao bì thuốc nhuộm tóc một cách cẩn thận.
– Không bao giờ trộn các sản phẩm nhuộm tóc khác nhau.
Trước khi tiến hành nhuộm, để biết thuốc có gây dị ứng với da hay không, bạn hoặc thợ làm tóc nên kiểm tra bằng cách dùng một ít thuốc nhuộm thoa đều lên vùng da ở mặt trong cánh tay và để khoảng 1 tiếng. Sau đó, nếu da không có bất kỳ dấu hiệu dị ứng gì thì mới tiến hành nhuộm tóc.
Không bao giờ sử dụng thuốc nhuộm tóc để nhuộm lông mày hoặc lông mi.
Dấu hiệu dị ứng với thuốc nhuộm tóc là xung quanh hoặc trong mắt bị ngứa, đau. Vấn đề này làm tăng nguy cơ n.hiễm t.rùng ở mắt, gây hỏng mắt hoặc thậm chí gây mù.
Thuốc nhuộm tóc dính vào mắt có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực.
2. Chú ý cảnh báo về chì của sản phẩm nhuộm tọc
Chì acetate được sử dụng làm chất tạo màu trong các thuốc nhuộm tóc. Nếu tuân theo các quy định, những sản phẩm này có thể được sử dụng một cách an toàn. Trên bao bì thuốc nhuộm tóc có dòng chữ “Lưu ý: Sản phẩm này có chứa chì acetate. Chỉ sử dụng ngoài da. Tránh xa tầm tay t.rẻ e.m. Không sử dụng trên da đầu bị tổn thương. Nếu bị kích ứng da, ngừng sử dụng ngay, không sử dụng để nhuộm râu, lông mi, lông mày hoặc lông của các bộ phận cơ thể khác ngoài da đầu, không bôi lên mắt. Làm theo hướng dẫn cẩn thận và rửa tay kỹ sau khi sử dụng”.
3. Tránh nhuộm tóc khi mang thai
Hiện chưa có bằng chứng cụ thể nào chứng minh nhuộm tóc khi mang thai gây hại cho thai nhi. Nhưng theo các bác sĩ thai phụ nên tránh nhuộm tóc trong 3 tháng đầu thai kỳ hoặc suốt thời kỳ mang thai, bởi nguy cơ từ những hoá chất trong thuốc nhuộm tóc.