2 ngày nín thở lấy mảnh gương vỡ khỏi bụng b.é t.rai 10 tháng t.uổi

Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố (TP HCM) vừa cứu sống một b.é t.rai 10 tháng t.uổi nuốt mảnh gương vỡ khá to dẫn đến ói ra m.áu liên tục.

Ngày 20-6, bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố đã chia sẻ về ca bệnh đáng chú ý vừa mới được xuất viện. Đó là một b.é t.rai tên Đ.P.Q.Kh (10 tháng t.uổi, ngụ quận 8 – TP HCM), nhập viện trong tình trạng nôn ói liên tục, quấy khóc, khó chịu. Các bác sĩ khai thác bệnh sử, người mẹ nói rằng bé đã lượm và nuốt một cái gì đó trên sàn nhà trong lúc chị đi pha sữa cho cháu. Thấy con khóc, ói và m.áu c.hảy ở miệng, chị vội đưa con đến Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố.

Cháu bé đã khỏe mạnh – ẢNH DO BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG THÀNH PHỐ CUNG CẤP

Qua trò chuyện, người mẹ tiết lộ lúc sáng chị có làm vỡ một tấm gương soi, sau đó đã dọn dẹp. Nghi ngờ bé nuốt phải mảnh gương vỡ, các bác sĩ đã tức tốc cho chụp X-quang bụng – ngực và chuẩn bị phẫu thuật nội soi để gắp dị vật.

Qua kết quả chẩn đoán hình ảnh cho thấy, mảnh gương vỡ khá to so với thân hình và đường ruột cháu bé đang đi nhanh qua thực quản, dạ dày, môn vị, xuống tá tràng… Việc nội soi gắp dị vật sẽ rất nguy hiểm, có thể dẫn đến xuất huyết tiêu hóa, thủng ruột, dạ dày, thực quản… vì bản thân mảnh vỡ đã rất bén.

Phim X-quang cho thấy mảnh gương vỡ khá lớn so với thân hình cháu bé – ẢNH DO BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG THÀNH PHỐ CUNG CẤP

Sau đó, cháu bé bớt ói và quấy khóc nên các bác sĩ đã có quyết định táo bạo: để đó theo dõi, chụp X-quang mỗi 4-6 giờ, sử dụng thuốc băng dạ dày, thuốc làm mềm phân… để bé có thể tự đẩy dị vật khỏi cơ thể khi đi tiêu. Một ê-kíp phẫu thuật vẫn luôn trực chiến để can thiệp ngay nếu bé đau bụng hay phát hiện mảnh gương vỡ bị mắc kẹt, cứa vào các vị trí trong đường tiêu hóa gây tổn thương…

Rất may sau 2 ngày, bé đã đi tiêu ra mảnh vỡ kích thước 0,3×1 cm.

Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến khuyến cáo: “Qua trường hợp này chúng tôi lưu ý đến quý phụ huynh chú ý luôn có người giữ trẻ nhỏ liên tục, dọn dẹp kỹ nhà cửa, không cho trẻ chơi đồ chơi có kích thước nhỏ vì trẻ có thể ngậm, nuốt gây dị vật đường tiêu hóa hoặc đường thở, gây tắc nghẽn, suy hô hấp, cũng như các tổn thương khác có thể nguy hiểm tính mạng trẻ. Trẻ nhỏ dưới 5 t.uổi không để trẻ ngậm muỗng, nĩa, đũa, bút… dễ gây tổn thương khi trẻ té hoặc bị va chạm với trẻ khác”.

Thấy các triệu chứng này, cần đưa trẻ đi khám nang ống mật chủ ngay

Nang ống mật chủ là bệnh lý bẩm sinh nhưng triệu chứng rõ ràng có thể không xuất hiện ngay mà phải vài năm sau mới có. Để sớm phát hiện bệnh, phụ huynh cần lưu ý các triệu chứng liên quan để đưa trẻ đi khám sớm.

Nang ống mật chủ to bằng nắm tay ở bệnh nhi chưa đầy 2 tháng t.uổi qua nội soi – ẢNH: BVCC

Nội soi nang ống mật chủ to bằng nắm tay cho trẻ chưa đầy 2 tháng t.uổi

Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) vừa qua liên tiếp tiếp nhận hai bệnh nhi chưa đầy 2 tháng t.uổi, nhập viện vì vàng da kéo dài sau sinh và người nhà sờ thấy có khối u ở vùng bụng của bé.

Qua thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị u nang ống mật chủ với kích thước nang rất lớn (5×3 cm và 6×5 cm, bằng khoảng nắm tay của bé).

Cả hai bệnh nhi đều được chỉ định phẫu thuật nội soi. Các bác sĩ đã đưa đèn và dao mổ vào bụng em bé bằng 3 lỗ tí hon, cắt nang ống mật chủ và nối mật ruột thành công.

Khi nội soi vào ổ bụng, bác sĩ quan sát được ở cả hai trường hợp nang ống mật chủ rất to, trong nang có nhiều cặn bùn làm bít tắc đường mật, gây ra tình trạng vàng da của bé.

Hiện tại, sau phẫu thuật, một em bé đã xuất viện, không còn vàng da; một bé đang nằm theo dõi hậu phẫu, sức khỏe ổn định, đã tự bú sữa lại.

Theo thạc sĩ – bác sĩ Tạ Huy Cần, Trưởng Khoa Ngoại Tổng hợp (Bệnh viện Nhi đồng Thành phố), đây là hai trường hợp có độ t.uổi nhỏ nhất được phẫu thuật nội soi nang ống mật chủ kích thước lớn thành công tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố.

“Phẫu thuật nội soi điều trị nang ống mật chủ kích thước lớn ở trẻ nhỏ thường gặp khó khăn do kích thước ổ bụng của các bé rất nhỏ, không gian thao tác hẹp, việc phẫu thuật đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận cũng như kinh nghiệm của phẫu thuật viên”, bác sĩ Cần nhận định.

Nhận biết nang ống mật chủ ở trẻ

Bác sĩ Cần cho biết, nang ống mật chủ ở trẻ là bệnh lý bẩm sinh. Mặc dù trẻ sinh ra có nang ống mật chủ bẩm sinh nhưng các triệu chứng có thể không xuất hiện ngay mà phải tới vài năm sau đó mới có.

Một số trường hợp, tình trạng này được phát hiện khi trẻ đang nằm trong bụng mẹ hoặc phải đến khi trẻ đi siêu âm bụng vì một lý do khác (như đau bụng) thì mới phát hiện.

Hầu hết các nang ống mật chủ đều được phát hiện trong thời thơ ấu.

Bác sĩ Cần khuyên phụ huynh nên chú ý một số dấu hiệu nhận biết nang ống mật chủ, nếu trẻ có biểu hiện thì cần đi khám để sớm phát hiện bệnh.

Các triệu chứng bao gồm:

– Vàng da, có khối u (cục sưng) ở bụng, viêm tụy hoặc viêm đường mật.

– Do bị tắc nghẽn ống dẫn mật nên dẫn tới biểu hiện: trẻ bị vàng da kéo dài (hơn hai tuần) ở trẻ sơ sinh hoặc vàng da không liên tục ở trẻ lớn hơn. Thông thường, vàng da thường đi cùng với phân nhạt màu và nước tiểu sẫm màu.

– Đau bụng không liên tục.

– Viêm đường mật gây sốt, vàng da và đôi khi trẻ bị run rẩy.

– Viêm phúc mạc nếu u nang vỡ hoặc rò rỉ.

Bệnh viện Nhi đồng Thành phố là đơn vị đầu tiên ở phía Nam thực hiện phẫu thuật nội soi bệnh lý nang ống mật chủ ở trẻ nhỏ dưới hai tháng t.uổi. Trẻ được chẩn đoán, can thiệp sớm, sẽ giúp trẻ tránh được nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *