Thiếu niên 18 t.uổi suýt m.ất m.ạng vì đột quỵ, nguyên nhân là do hành động mà nhiều người trẻ vẫn hay làm hàng đêm

Một thiếu niên 18 t.uổi ở Thâm Quyến (Trung Quốc) được đưa đến bệnh viện với tình trạng chóng mặt, đau đầu và nôn mửa, được xác nhận là bị đột quỵ. Bác sĩ phụ trách chẩn đoán cho biết, nếu không được điều trị kịp thời, nó có thể gây sưng não và thậm chí c.hết não.

Theo truyền thông ở Đại lục (Trung Quốc), một thiếu niên 18 t.uổi họ Chen có t.iền sử bệnh thận, vì thường xuyên thức khuya và uống rượu đã dẫn đến huyết khối tĩnh mạch. Bác sĩ đã loại bỏ huyết khối của bệnh nhân, tình trạng của bệnh nhân được cải thiện ngay sau khi phẫu thuật. Nguyên nhân gây ra cơn đột quỵ của bệnh nhân là do mắc bệnh về hệ miễn dịch và thói quen sinh hoạt không lành mạnh.

Thiếu niên 18 t.uổi họ Chen bị đột quỵ vì thường xuyên thức khuya.

Đột quỵ còn được gọi là tai biến mạch m.áu não, là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cấp m.áu não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể khiến não bộ bị thiếu oxy, không đủ dinh dưỡng để nuôi các tế bào. Trong vòng vài phút nếu không được cung cấp đủ m.áu các tế bào não sẽ bắt đầu c.hết.

Bác sĩ He Xiongjun, Phó Khoa Thần kinh tại Bệnh viện Đại học Y khoa phía Nam Thâm Quyến, người phụ trách chẩn đoán cho bệnh nhân, cho biết người này bị đau đầu dữ dội và hơi choáng váng khi nhập viện.

Nếu huyết khối không được loại bỏ kịp thời, có 5-6% sẽ bị đe dọa tính mạng, sưng não và thậm chí là một vùng não lớn bị c.hết và có nguy cơ thoát vị não (biến chứng của áp lực nội sọ).

Bác sĩ He Xiongjun, Phó Khoa Thần kinh tại Bệnh viện Đại học Y khoa phía Nam Thâm Quyến.

Ông Xiongjun cũng chỉ ra rằng đột quỵ có xu hướng ngày càng trẻ hóa, thậm chí có những bệnh nhân bị đột quỵ khi mới chỉ khoảng 10 t.uổi. Nhiều người trẻ có áp lực công việc cao, nhưng không chú ý đến tình trạng thể chất của họ lại thường xuyên thức khuya, dẫn đến các vấn đề như huyết áp cao, đột quỵ.

Các bác sĩ cắt bỏ huyết khối cho bệnh nhân.

Nguyên nhân gây đột quỵ

Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bị đột quỵ, bao gồm các yếu tố không thể thay đổi và các yếu tố bệnh lý.

Các yếu tố không thể thay đổi

– T.uổi tác: Bất cứ ai cũng có nguy cơ bị đột quỵ. Tuy nhiên, người già có nguy cơ đột quỵ cao hơn người trẻ. Kể từ sau t.uổi 55, cứ mỗi 10 năm, nguy cơ bị đột quỵ lại tăng lên gấp đôi.

– Giới tính: Nam giới có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn nữ giới.

– T.iền sử gia đình: Người có người thân trong gia đình từng bị đột quỵ có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn người bình thường.

Các yếu tố bệnh lý

– T.iền sử đột quỵ: Người có t.iền sử bị đột quỵ có nguy cơ cao bị đột quỵ lần tiếp theo, nhất là trong vòng vài tháng đầu. Nguy cơ này kéo dài khoảng 5 năm và giảm dần theo thời gian.

– Đái tháo đường, cao huyết áp, bệnh tim mạch, mỡ m.áu.

– Thừa cân, béo phì: Người bị thừa cân béo phì có thể dẫn đến nhiều bệnh như cao huyết áp, mỡ m.áu, tim mạch. Tăng nguy cơ bị đột quỵ.

– Hút thuốc: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người hút thuốc có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 2 lần. Khói thuốc làm tổn thương thành mạch m.áu, gia tăng quá trình xơ cứng động mạch. T.huốc l.á cũng gây hại cho phổi, khiến tim làm việc nhiều hơn, gây tăng huyết áp.

– Lối sống không lành mạnh: Thức khuya, ăn uống không điều độ, không cần bằng đầy đủ các loại dưỡng chất; lười vận động là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ.

Ngoài ra, đột quỵ cũng được cho là có liên quan đến việc sử dụng các chất kích thích, uống quá nhiều rượu.

Dấu hiệu nhận biết người bị đột quỵ

Tiến sĩ Sheng Bin, thành viên của Hiệp hội Khoa học Não bộ Hồng Kông, cho biết cứ 4-5 lần đột quỵ thì có 1 cơn đột quỵ nhỏ, hay còn được gọi là “cơn thiếu m.áu não thoáng qua” trong y học. Các triệu chứng chính bao gồm:

– Cơ thể mệt mỏi, đột nhiên cảm thấy không còn sức lực, tê cứng mặt hoặc một nửa mặt, nụ cười bị méo mó.

– Cử động khó hoặc không thể cử động chân tay, tê liệt một bên cơ thể. Dấu hiệu đột quỵ chính xác nhất là không thể nâng hai cánh tay qua đầu cùng một lúc.

– Khó phát âm, nói không rõ chữ, bị dính chữ, nói ngọng bất thường. Bạn có thể thực hiện phép thử bằng cách nói những câu đơn giản và yêu cầu người bệnh nhắc lại, nếu không thể nhắc lại được thì người bệnh đó đang có những dấu hiệu đột quỵ.

– Hoa mắt, chóng mặt, người mất thăng bằng đột ngột, không phối hợp được các hoạt động.

– Thị lực giảm, mắt mờ, không nhìn rõ.

– Đau đầu dữ dội, cơn đau đầu đến rất nhanh, có thể gây buồn nôn hoặc nôn

Các triệu chứng đột quỵ nhỏ của bệnh nhân sẽ kéo dài trong vòng 24 giờ và sớm biến mất trong vòng 1 giờ sau khi xuất hiện triệu chứng. Vì các triệu chứng kéo dài trong một thời gian ngắn, bệnh nhân có thể sẽ không để ý đến.

Trên lâm sàng, sau cơn đột quỵ nhẹ, bệnh nhân sẽ trải qua cơn đột quỵ nặng trong vòng một tháng sau đó, tuy nhiên có 5% bệnh nhân sẽ gặp tình trạng đột quỵ nặng trong vòng 48 giờ sau.

Phát hiện mới về tác hại của Covid-19

Theo các kết quả nghiên cứu mới, bệnh nhân mắc Covid-19 có thể bị tổn thương tim và não.

SARS-CoV-2 là một loại virus thuộc họ corona, được biết đến với phương thức tấn công vào hệ hô hấp, gây ra các triệu chứng giống cúm thông thường như ho khan và sốt. Các công trình nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng bệnh nhân mắc Covid-19 sẽ bị tổn thương phổi lâu dài. Tuy nhiên, hậu quả của bệnh chưa dừng lại ở đó.

Không ít trường hợp bệnh nhân bị ngưng tim và t.ử v.ong khi mắc Covid-19. Ảnh: SPH.

Theo Gizmodo, nhiều bác sĩ và nhà khoa học cho biết xuất hiện hàng loạt trường hợp bệnh nhân bị tổn thương tim trong khi nhiễm SARS-CoV-2, có thể dẫn đến tình trạng tim ngừng đ.ập và t.ử v.ong.

Trong bài báo đăng trên Tạp chí Hiệp hội y khoa Mỹ, Matt Arentz, nghiên cứu sinh tại Đại học Washington (Mỹ) cùng các đồng sự thống kê có đến 1/3 bệnh nhân Covid-19 ở phòng chăm sóc đặc biệt (ICU) gặp vấn đề với tim.

Ngoài ra, một số ít ca bệnh có triệu chứng bị tấn công hệ thần kinh, chẳng hạn như sưng não, co giật, đột quỵ, mất vị giác và khứu giác. Thậm chí, tỷ lệ khá lớn bệnh nhân Covid-19 bị rối loạn tiêu hóa, bằng chứng cho thấy virus ảnh hưởng đến hệ thống cơ quan này.

Gizmodo nhận xét việc xuất hiện hàng loạt tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau cho thấy phản ứng của hệ miễn dịch đối với virus đôi lúc mang lại tác dụng tiêu cực.

Bệnh nhân Covid-19 có thể gặp Hội chứng giải phóng Cytokine, hiện tượng hệ miễn dịch sản sinh quá nhiều tế bào miễn dịch trong hầu khắp cơ thể, tấn công cả tế bào khỏe mạnh và làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh lý sẵn có.

Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng không loại trừ khả năng chính virus SARS-CoV-2 trực tiếp tấn công vào tim và não bệnh nhân.

Trước tình hình bùng phát mạnh mẽ của Covid-19 trên phạm vi toàn cầu, giới khoa học đang chạy đua để tìm ra thuốc đặc trị và vaccine phòng ngừa. Một số loại thuốc có hiệu quả với các virus trước đây như hydroxychloroquine (trị sốt rét), avigan (trị cúm), ritonavir (phòng ngừa nhiễm HIV)… cũng được nghiên cứu và thử nghiệm điều trị SARS-CoV-2.

Nguyễn Hiếu

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *