Người bị bệnh cao huyết áp cần hạn chế ăn các loại thức ăn gì? 7 thực phẩm nên tránh

Người bị bệnh cao huyết áp cần hạn chế ăn các loại thức ăn dưới đây để tránh tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng, ảnh hưởng tới việc điều trị bệnh.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm trên thế giới có 17,5 triệu người c.hết vì các bệnh tim mạch mà tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu. Số người c.hết này cao gấp 4 lần so với số người c.hết do 3 bệnh nguy hiểm khác cộng lại: HIV, sốt rét, lao phổi. Tại Việt Nam, tỷ lệ người bị tăng huyết áp cũng tăng cao hàng năm.

Chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng tới huyết áp, theo Healthline, người bị bệnh cao huyết áp cần hạn chế ăn các loại thức ăn dưới đây:

1. Muối

Muối là một trong những thành phần gây khó khăn nhất cho những người bị huyết áp cao. Vì vậy những người bị cao huyết áp nên chú ý không ăn quá nhiều muối. Người bệnh cao huyết áp lượng hấp thu muối ăn hằng ngày nên

Một số thực phẩm chứa nhiều muối nhất bao gồm:

– Thịt nguội

– Bánh pizza đông lạnh

– Nước ép rau

– Súp đóng hộp

– Sốt cà chua

2. Đồ hộp

Nhiều loại thực phẩm đóng hộp thường có chứa khá nhiều muối để bảo quản được lâu và giữ hương vị. Tốt nhất nên tránh xa các thực phẩm đóng hộp và lựa chọn ăn thực phẩm tươi.

3. Đường

Nhiều người chỉ biết rằng hấp thụ quá nhiều đường có liên quan đến các vấn đề tăng cân và béo phì nhưng lại ít biết được lượng đường cao cũng liên quan đến huyết áp cao.

Đường, đặc biệt là đồ uống có đường, đã góp phần làm tăng tình trạng béo phì ở mọi lứa t.uổi. Huyết áp cao cũng xảy ra phổ biến hơn ở những người thừa cân hoặc béo phì.

Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo rằng phụ nữ nên ăn lượng đường trong khoảng 24 gram mỗi ngày, nam giới nên ăn trong khoảng 36 gram mỗi ngày.

4. Thức ăn giàu chất béo

Mặc dù thực phẩm giàu chất béo có thể không trực tiếp làm tăng huyết áp, nhưng chúng có thể gây ra các vấn đề khác, như tăng nguy cơ mắc bệnh cholesterol cao và tiểu đường loại 2. Cùng lúc bị tăng huyết áp, tiểu đường và cholesterol cao có thể làm tăng đáng kể nguy cơ mắc các vấn đề về tim.

Những người bị huyết áp cao nên giảm chất béo bão hòa và tránh chất béo chuyển hóa. Các mặt hàng nhiều chất béo bão hòa bao gồm:

– Da gà

– Sữa đầy đủ chất béo

– Thịt đỏ

– Bơ

Chất béo chuyển hóa được tìm thấy tự nhiên trong một lượng nhỏ thịt mỡ và các sản phẩm từ sữa. Tuy nhiên, chất béo chuyển hóa có nhiều nhất trong các thực phẩm chế biến sẵn.

Để giảm những rủi ro này, đừng tăng lượng đường của bạn. Cũng thay thế chất béo động vật, bão hòa và chất béo chuyển hóa bằng chất béo thực vật.

5. Rượu

Một lượng nhỏ rượu có thể làm giảm huyết áp, nhưng uống quá nhiều rượu có thể làm tăng huyết áp. Uống quá nhiều cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh ung thư.

Rượu cũng có thể làm giảm hiệu quả của các loại thuốc huyết áp mà bạn đang sử dụng. Ngoài ra, rượu chứa đầy calo, phải được chuyển hóa ở gan và có thể dẫn đến tăng cân. Nếu bạn thừa cân hoặc béo phì, bạn có nhiều khả năng bị huyết áp cao.

6. Caffeine

Cà phê, trà và nước tăng lực thường đi kèm với caffeine, có thể khiến huyết áp của bạn tăng cao. Đối với những người có huyết áp khỏe mạnh. Caffeine thực sự không phải là một vấn đề, nhưng nếu bạn bị tăng huyết áp, bạn nên hạn chế tiêu thụ caffeine.

7. Thực phẩm ngâm, muối

Các loại rau dưa muối, rau ngâm cũng mang theo nhiều muối. Nó ngăn không cho rau củ bị t.hối r.ữa và giữ được lâu hơn. Bởi vì điều này, thực phẩm ngâm, muối thường có nhiều muối. Nếu bạn lo lắng về huyết áp của mình, hãy tránh ăn dưa chua hoặc các loại thực phẩm ngâm khác như kim chi và dưa cải muối, hoặc ít nhất rửa sạch chúng trước khi ăn để loại bỏ một ít muối.

Thực phẩm gây hại cho thận, thèm đến mấy cũng nên hạn chế ‘nạp vào người’

Thận được ví như một chiếc “túi lọc” trong cơ thể, chịu trách nhiệm loại bỏ các chất thải, chất độc và chất lỏng dư thừa trong m.áu. Để giữ thận khỏe, bạn cần lưu ý một số thực phẩm có thể gây hại cho thận nếu ăn quá nhiều sau đây.

Ảnh minh họa: Internet

Quả bơ

Mặc dù bơ là loại thực phẩm rất phổ biến và thường được ca ngợi vì chứa hàm lượng cao các chất dinh dưỡng khác nhau, thế nhưng ăn quá nhiều bơ lại có thể gây hại cho thận của bạn, đặc biệt đối với những người đã và đang bị bệnh thận. Vì chứa hàm lượng kali rất cao, nên ăn nhiều bơ sẽ gây dư thừa lượng chất khoáng này trong m.áu, dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng như chuột rút cơ bắp và nhịp tim bất thường.

Thịt

Ăn quá nhiều thịt cũng có thể gây ra các vấn đề về thận vì lượng protein động vật có trong thịt rất khó chuyển hóa, khiến việc loại bỏ các chất thải trở thành “gánh nặng” cho thận. Một chế độ ăn dư thừa protein động vật cũng có thể dẫn đến các nguy cơ về sỏi thận.

Thay vì ăn quá nhiều thịt để bổ sung protein, bạn có thể ăn nhiều rau và các loại hạt, vừa đảm bảo sức khỏe, vừa nhận được protein mà cơ thể cần.

Ảnh minh họa: Internet

Muối

Một chế độ ăn uống lành mạnh chỉ nên chứa tối đa 2300mg natri (khoảng một muỗng cà phê muối) mỗi ngày. Nếu bạn ăn quá nhiều muối, thận của bạn phải làm việc nhiều hơn để loại bỏ lượng natri dư thừa, từ đó xuất hiện hiện tượng giữ nước của thận, dẫn đến bệnh cao huyết áp.

Để giữ cho thận khỏe mạnh, bạn nên giảm tiêu thụ các loại thực phẩm chế biến và đóng gói sẵn, như súp hoặc rau đóng hộp, pizza đông lạnh … vì chúng thường chứa rất nhiều muối.

Nước ngọt có gas

Nếu bạn đang dần hình thành thói quen tiêu thụ ít nhất hai lon nước giải khát mỗi ngày, bạn sẽ có nguy cơ mắc chứng proteinuria (hàm lượng protein trong nước tiểu quá nhiều). Trong trường hợp này, sự bài tiết protein trong nước tiểu gia tăng, nghĩa là thận đã bị tổn thương.

Ảnh minh họa: Internet

Màu thực phẩm

Bạn có thói quen thêm phẩm màu vào các món ăn để làm cho chúng trông hấp dẫn hơn? Nếu có, hãy ngừng thói quen sử dụng phẩm màu từ bây giờ. Các loại màu thực phẩm phổ biến hiện nay dễ gây hại và làm chậm quá trình phát triển của thận.

Thuốc giảm đau

Nếu bạn có thói quen uống thuốc giảm đau mỗi khi bị đau nhẹ, sốt hoặc cảm lạnh, khi đó bạn đang làm hại cơ thể hơn là giúp đỡ nó. Sử dụng thuốc giảm đau lâu dài hoặc với liều lượng cao có thể gây tổn hại cho các mô thận, giảm lưu lượng m.áu đến cơ quan này, từ đó dẫn đến tổn thương hoặc suy thận.

Đồ ăn vặt

Bạn nên tránh xa đồ ăn vặt vì thận phải lọc các độc tố có hại từ m.áu, ăn nhiều đồ ăn vặt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng thận.

Ảnh minh họa: Internet

Đường

Cũng có người quen ăn ngọt, nhưng lâu dần thức ăn gì cũng được nêm bằng đường, không chỉ các món ngọt đến các món mặn chiên, kho, canh, xào cũng được nêm rất nhiều đường. Theo các nghiên cứu, trong đường chứa rất nhiều fructose, đây thuộc nhóm những chất khó hấp thu, việc cùng đưa vào cơ thể quá nhiều đường sẽ thúc đẩy sự hình thành axit uric làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch. Các bệnh này ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng thận, cũng như sức khỏe hệ tim mạch.

Thức uống chứa nhiều cồn

Thường xuyên uống nhiều rượu bia làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận lên gấp đôi. Tiệc tùng liên miên, rượu bia nhiều khiến cơ thể tiêu thụ quá nhiều chất cồn, dễ dẫn đến tình trạng lắng đọng axit uric ở ống thận. Từ đó gây tắc nghẽn ống thận, làm tăng nguy cơ suy thận, các bệnh liên quan đến thận.

Nước xốt

Nước xốt tưởng chừng không liên quan gì đến bệnh thận nhưng nó cũng là một trong những nguyên nhân gây suy thận. Những món mì spaghetti, mì ống hay pizza, phở, gà rán,… dĩ nhiên không thể thiếu nước xốt. Tuy nhiên, trong những chai nước xốt này lại chứa đầy natri, hàm lượng muối natri trong cơ thể bình thường là 9, nếu muối tích tụ nhiều dễ gây cao huyết áp, nguy cơ dẫn đến suy thận. Bạn có thể thay thế nước xốt bằng rau củ, nêm nếm gia vị tự nhiên vừa hợp khẩu vị vừa bổ sung nhiều chất có lợi cho sức khỏe.

Ảnh minh họa: Internet

Viên uống bổ sung vitamin C

Khi làm việc quá sức, cơ thể mệt mỏi, người ta thường uống viên sủi để tăng cường sức đề kháng, giảm mệt mỏi ngay lúc đó. Có người còn uống chúng hằng ngày như là cách tiện lợi thay thế các loại nước ép trái cây chứa vitamin C. Nghiên cứu của Viện Karolinska ở Stockholm, Thụy Điển cho thấy việc tiêu thụ viên uống bổ sung vitamin C hàng ngày làm tăng gấp đôi nguy cơ bị sỏi thận, nhất là ở nam giới. Nguyên nhân ở đây là do một phần vitamin C cơ thể hấp thụ sẽ được bài tiết ra đường tiểu dưới dạng oxalate, một trong những thành phần chính tích tụ nên sỏi thận.

Hạt có vỏ cứng

Nếu bạn dễ bị sỏi thận, các loại hạt vỏ cứng không phải là một món ăn vặt tốt. Chúng chứa một loại khoáng chất gọi là oxalat, được tìm thấy trong loại sỏi thận phổ biến nhất. Nếu bạn đã từng bị sỏi thận, hãy bỏ qua tất cả các loại hạt có vỏ cứng.

Đối với những người khỏe mạnh, cần chú ý đến việc ăn các thực phẩm có chứa oxalate, chẳng hạn như rau bina, củ cải đường, khoai tây chiên, và bột cám.

Một số trong những mặt hàng này, bao gồm hạt vỏ cứng, có thể là những thực phẩm bổ sung rất lành mạnh cho chế độ ăn. Nhưng như với tất cả mọi thứ, sự cân bằng là chính chìa khóa. Hãy chọn nhiều loại rau xanh thay vì chỉ rau bina, và chỉ ăn các loại hạtvỏ cứng ở mức vừa phải.

Ảnh minh họa: Internet

Caffein

Đây là một điều khó khăn nếu một tách cà phê hoặc trà buổi sáng là thứ không thể thiếu trong cuộc sống của bạn. Soda và nước tăng lực cũng nguy hiểm tương tự nếu bạn đã có vấn đề với thận. Các nghiên cứu cho thấy tiêu thụ caffein lâu dài có thể làm nặng thêm bệnh thận mãn tính và có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận.

Bánh mì làm từ lúa mì

Bánh mì làm từ lúa mì nguyên chất rất bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe, nhưng nếu ăn quá nhiều thì sẽ không tốt cho thận của bạn chút nào, đặc biệt đối với những người có vấn đề về thận. Nguyên nhân là do lượng phốt pho và kali cao có trong loại bánh mì này.

Bơ, sữa

Mặc dù các sản phẩm bơ, sữa rất giàu vitamin và chất dinh dưỡng, thế nhưng việc ăn quá nhiều các loại thực phẩm này sẽ không tốt cho thận của bạn. Vì hàm lượng phốt pho có trong bơ, sữa rất cao, nên nếu thận không hoạt động đủ tốt, sẽ rất khó có thể loại bỏ các chất này ra khỏi m.áu, điều này có thể khiến xương bị bào mòn và yếu dần đi theo thời gian và tăng nguy cơ gãy xương.

QUẢNG AN (TỔNG HỢP)

Theo T.iền phong

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *