Ăn sắn luộc, 1 trẻ t.ử v.ong, 2 trẻ nhập viện cấp cứu

Sáng 22/6, nguồn tin từ Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên cho biết, đang tích cực điều trị cho 1 trẻ bị ngộ độc do ăn phải củ sắn (mì). Trước đó, 1 trẻ ăn cùng với bệnh nhân đã t.ử v.ong trên đường lên bệnh viện cấp cứu.

Bé H.L.H.D đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên

Anh Y Cân Du (buôn Ja, xã Bông Krang, huyện Lắk, Đắk Lắk), bố bé H.L.H.D (4 t.uổi, bị ngộ độc do ăn củ sắn đang điều trị tại Khoa Hồi sức cấp cứu nhi và nhi sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên) kể, tối 20/6, chị bên phía vợ có luộc 1 nồi sắn để ăn nhưng đắng quá không ai ăn. Đến 11 giờ 30 phút ngày 21/6, 3 đ.ứa t.rẻ (gồm con anh và 2 đứa cháu họ) ăn vào bị ngộ độc, nôn ói.

Gia đình đưa đi Bệnh viện Đa khoa huyện Lắk cấp cứu. Đến đầu giờ chiều cùng ngày, con anh là H.L.H.D và 1 cháu tên H.H.Đ (8 t.uổi, con của em gái bên vợ anh Y Cân) trở nặng, phải chuyển lên Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên cấp cứu. Tuy nhiên mới đi được 1 lúc thì cháu H.H.Đ t.ử v.ong, còn H.L.H.D may mắn được cứu sống. Cháu còn lại đang được điều trị tại Bệnh viên Đa khoa huyện Lắk.

Bác sĩ H El Êban, phó Khoa Khoa Hồi sức cấp cứu-Nhi sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên thông tin: Sau khi tiếp nhận bệnh nhân H.L.H.D, các bác sĩ đã tiến hành điều trị. Đến nay sức khỏe của cháu dần ổn định, không còn nôn, vẫn còn đau bụng từng cơn quanh rốn. Các bác sĩ đang tiếp tục theo dõi, điều trị.

Hai b.é g.ái mắc bệnh bạch hầu

Một bé 12 t.uổi, bé 15 t.uổi, ở Đăk Nông, nhập viện Đa khoa vùng Tây Nguyên với các triệu chứng sốt cao liên tục, ăn uống kém, nôn sau ăn.

Ảnh minh họa

Ngày 12/6, bác sĩ Nguyễn Văn Mỹ, Phó trưởng Khoa Nhi tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên cho biết, kết quả xét nghiệm hai bé dương tính với bạch hầu. Bệnh viện đã cách ly và điều trị theo phác đồ bệnh bạch hầu. Người nhà bệnh nhân, y bác sĩ tham gia thăm khám, điều trị hai bé đều uống thuốc dự phòng chống lây nhiễm chéo.

Sau 6 ngày điều trị, hiện sức khỏe hai bé ổn định, tiếp tục theo dõi tại bệnh viện.

Tính từ đầu năm đến nay, đây là hai ca bạch hầu đầu tiên bệnh viện tiếp nhận.

Bạch hầu là bệnh n.hiễm t.rùng cấp tính do vi khuẩn corynebacterium diphtheriae gây ra, lây qua các chất tiết đường hô hấp chứa vi khuẩn hoặc qua các chất dịch ở sang thương ngoài da. Triệu chứng ban đầu là sốt, ho, viêm họng, viêm mũi, nuốt đau, xuất hiện màng giả màu trắng ở vùng hầu họng.

Vi khuẩn từ các mảng trắng có thể tiết ra nội độc tố. Một số bệnh nhân bị các nội độc này gây suy hô hấp và tuần hoàn, liệt khẩu cái làm thay đổi giọng nói, ăn uống sặc và khó nuốt, lú lẫn, nặng thì hôn mê sau đó t.ử v.ong. Một số trường hợp bị biến chứng viêm cơ tim hay viêm dây thần kinh ngoại biên.

Phòng bệnh hiệu quả nhất là tiêm vaccine 5 trong 1 thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng lúc bé 2, 3, 4 tháng t.uổi. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, che miệng khi ho hoặc hắt hơi, giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng. Khi có dấu hiệu bệnh hoặc nghi ngờ, phải cách ly, khám và điều trị kịp thời.

Năm 2018, b.é t.rai 14 t.uổi và b.é g.ái 5 t.uổi ở Kon Tum t.ử v.ong do bệnh bạch hầu.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *