7 loại “ung thư gia đình”: Nếu trong nhà đang có người mắc thì con cái, họ hàng cần phải đi khám sớm

Ung thư không phải là căn bệnh lây nhiễm qua tiếp xúc hàng ngày, thế nhưng vì yếu tố di truyền mà nhiều thành viên trong một gia đình có thể cùng mắc một loại ung thư.

“ Ung thư gia đình” hay còn gọi là ung thư di truyền bắt nguồn từ một gen bất thường được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Chúng ta sinh ra đều là bản sao của bố mẹ vì thế nếu phụ huynh mang gen đột biến thì con cái cũng có thể mang gen tương tự, khi ấy khả năng bị ung thư sẽ tăng lên nhiều lần.

Theo Cancer.org, có 5% đến 10% các bệnh nhân bị ung thư là do di truyền, tỉ lệ này không quá lớn nhưng nếu chủ quan không đi tầm soát bệnh sớm thì chúng ta rất dễ bỏ qua “thời điểm vàng” điều trị, khiến việc điều trị trở nên khó khăn và tốn kém hơn.

7 loại “ung thư gia đình” dễ gặp nhất đó là:

1. Ung thư vú

Với phụ nữ, bệnh ung thư vú là một trong những loại ung thư phổ biến nhất. 5-10% bệnh nhân mắc ung thư vú có liên quan đến sự di truyền và đều do gen BRCA 1 và BRCA 2.

Khi hai loại gen này đột biến, chúng sẽ không thể sửa chữa được lỗi và mất kiểm soát sinh sản của các tế bào xấu, cuối cùng gây ra bệnh ung thư. Nhìn chung, khi mẹ hoặc chị gái trong gia đình bị ung thư vú thì con gái hoặc em gái sẽ có nguy cơ mắc loại ung thư này cao gấp khoảng 3 lần so với bình thường.

2. Ung thư buồng trứng

Khoảng 20% đến 25% bệnh nhân mắc ung thư buồng trứng biểu mô có liên quan đến yếu tố di truyền. Ngoài ra, nếu một người có t.iền sử gia đình mắc ung thư vú, ung thư đại trực tràng có thể làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng ở các thành viên nữ trong gia đình.

3. Ung thư đại trực tràng

Theo WHO, mỗi năm thế giới có khoảng 700.000 người t.ử v.ong vì bệnh ung thư đại trực tràng, chiếm 8,5 % tổng số bệnh nhân c.hết vì ung thư. Đồng thời, ung thư đại trực tràng đứng thứ 3 về tỷ lệ mắc (10%).

Có 3-5% trường hợp ung thư này là do yếu tố di truyền, hầu hết được phát triển từ polyp đại tràng. Nếu cha mẹ bị ung thư đại trực tràng, con cái họ có nguy cơ mắc ung thư này cao hơn 50%.

Nếu cha mẹ bị ung thư đại trực tràng, con cái họ có nguy cơ mắc ung thư này cao hơn 50%.

4. Ung thư dạ dày

Trong số tất cả các bệnh nhân ung thư dạ dày, 10% có xu hướng di truyền gia đình rõ ràng. Theo trang Zhuanlan (Trung Quốc), người thân của những bệnh nhân mắc ung thư dạ dày có nguy cơ mắc loại ung thư này cao gấp 2 đến 3 lần so với những người khác.

5. Ung thư phổi

Một khảo sát tại Nhật Bản cho thấy 35,8% bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào vảy phổi có liên quan đến t.iền sử gia đình. Ngoài ra, có 58,3% phụ nữ mắc ung thư biểu mô tế bào phế nang có t.iền sử gia đình.

6. Ung thư tuyến tụy

Ung thư tuyến tụy là một loại ung thư hình thành tại một số tế bào của tuyến tụy. Hầu hết các bệnh nhân bị ung thư tuyến tụy (khoảng 95%) bắt đầu trong tuyến tụy ngoại tiết.

Có đến 5-10% bệnh nhân mắc loại ung thư này là do yếu tố gia đình. Nhiều nghiên cứu cho thấy nếu có nhiều hơn một thành viên trong gia đình (tức là cha mẹ, họ hàng, anh chị em, con cái…) mắc bệnh thì nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy của bạn sẽ tăng đáng kể và thường xảy ra trước t.uổi 50.

7. Ung thư tuyến t.iền liệt

Ung thư t.iền liệt tuyến là căn bệnh ung thư khá nguy hiểm ở nam giới, ở mức nặng có thể di căn sang các vùng khác đặc biệt là vào xương và các bộ phận nội tạng như gan, phổi…

Ung thư tuyến t.iền liệt là loại ung thư gây di truyền cao.

Điều đáng nói là loại ung thư này có khả năng di truyền cực kỳ cao. Nếu một thành viên gia đình mắc ung thư tuyến t.iền liệt, nguy cơ mắc loại ung thư này ở những người đàn ông khác trong gia đình sẽ tăng gấp đôi. Nếu trong nhà có hai hoặc nhiều thành viên mắc ung thư tuyến t.iền liệt thì nguy cơ mắc sẽ tăng lên rất cao, đó là 5 đến 11 lần.

Phải làm gì khi thuộc đối tượng dễ mắc “ung thư gia đình”:

Nếu một người trong gia đình bạn bị ung thư, thậm chí có đến 2-3 người mắc cùng một loại ung thư thì bạn nên lập tức nghi ngờ đến xu hướng ung thư di truyền, hãy đi kiểm tra bằng xét nghiệm di truyền. Loại xét nghiệm này cho phép ước tính nguy cơ mắc phải ung thư của một người liên quan đến gene di truyền trong gia đình.

Ngoài ra, mọi yếu tố khác như giữ tinh thần lạc quan, chế độ ăn nhiều rau xanh hoa quả, tập thể dục đều đặn, tránh thức khuya… cũng là những điều thiết thực, cần phải thực hiện đều đặn giúp nâng cao sức đề kháng để t.iêu d.iệt các mầm bệnh nguy hiểm, đặc biệt là ung thư.

Lợi ích đáng ngạc nhiên của trái dứa

Bạn có biết rằng ăn trái dứa (thơm) có thể tăng cường khả năng miễn dịch, cải thiện độ chắc khỏe cho xương và hỗ trợ hệ tiêu hóa, giảm cân, theo Natural News.

Shutterstock

Dứa chứa lượng lớn vitamin C và chất xơ

Một nghiên cứu mới đây cho thấy các loại trái cây nhiệt đới, đặc biệt là dứa chứa rất nhiều khoáng chất thiết yếu như vitamin C và mangan, chất xơ và enzyme bromelain.

Không chỉ giàu mangan – có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ chống ô xy hóa, dứa còn chứa nhiều vitamin B1, giúp tăng cường khả năng trao đổi chất.

Dứa rất giàu chất chống ô xy hóa

Một nghiên cứu gần đây đã tiết lộ rằng các loại trái cây nhiệt đới chứa lượng lớn chất chống ô xy, ngăn chặn quá trình ô xy hóa trong cơ thể. Từ đó, có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường và ngay cả một số bệnh ung thư.

Ngoài ra, những chất chống ô xy hóa này có thể tồn tại thời gian dài trong cơ thể, giúp tạo ra lợi ích bền vững hơn cho sức khỏe.

Dứa có thể giúp giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng, căn bệnh gây mất thị lực ở người cao t.uổi, do hàm lượng vitamin C và các chất chống ô xy hóa cao.

Tăng cường miễn dịch, chống viêm

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng bromelain trong dứa có đặc tính chống viêm, có thể làm giảm bớt một số căn bệnh đường hô hấp. Đặc tính chống viêm của dứa còn có thể tăng cường hệ miễn dịch.

Tuy nhiên, dứa có thể gây dị ứng như nổi mề đay, khó thở. Cần lưu ý chỉ nên tiêu thụ dứa chín, vì dứa chưa chín có thể gây độc, theo Natural News.

Theo Thanh niên

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *