Trẻ dễ bị viêm phổi khi thời tiết thay đổi

Thời tiết thất thường, lúc nắng, lúc mưa khiến độ ẩm không khí thay đổi đột ngột, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, làm bùng phát nhiều bệnh ở trẻ nhỏ. Trong đó, viêm phổi là căn bệnh khá phổ biến, thường gặp ở trẻ.

Bác sĩ Vương Quang Thắng, Trưởng khoa Nhi ( Bệnh viện Bà Rịa) thăm khám cho bệnh nhi Nguyễn Bảo An.

Mấy ngày nay, con trai Nguyễn Bảo An (15 tháng t.uổi) của chị Huỳnh Thị Lệ, ở G25, tổ 15, ấp Phước Tân, xã Phước Tĩnh (huyện Long Điền) phải nằm điều trị tại khoa Nhi (Bệnh viện Bà Rịa) vì bệnh viêm phổi. Trước khi nhập viện, bé sốt cao hơn 38 độ, ho, sổ mũi, hay bị ói. Ban đầu, chị Lệ tự mua thuốc về cho con uống nhưng bệnh không giảm. Sau 3 ngày, thấy cơ thể con mệt mỏi, suy nhược, khó thở, chị mới đưa đến Bệnh viện Bà Rịa khám và được chẩn đoán bị viêm phổi, phải nhập viện. “Con tôi điều trị ở bệnh viện đã 5 ngày. Cháu được bác sĩ tiêm và cho uống thuốc nên đã đỡ hơn nhiều. Cháu đã hạ sốt và không còn ho nữa, mừng quá”, chị Lệ cho hay.

Hay như trường hợp con của chị Nguyễn Thị Kim Trang, ở tổ 17, ấp Phú Thiện, xã Hòa Hiệp (huyện Xuyên Mộc) cũng tương tự. Chị Trang cho biết, trước khi nhập viện tại Bệnh viện Bà Rịa để điều trị bệnh viêm phổi, con trai (24 tháng) của chị có các biểu hiện như sốt cao, thở khò khè, thở nhanh, chảy nước mũi nhiều… nên bé chán ăn, hay quấy khóc khiến vợ chồng chị lo lắng. Nhờ đưa con đến bệnh viện khám và điều trị kịp thời nên cháu bình phục nhanh. Chị Trang vui mừng nói: “Sau khi được bác sĩ cho uống thuốc và xông mũi, nhịp thở của cháu đã trở về bình thường, không còn khò khè và đã hết sốt. Cháu ngoan hơn và bắt đầu chịu chơi, nên tôi như trút được nỗi lo”.

Kiểu thời tiết “đỏng đảnh” nắng mưa thất thường trong ngày như hiện nay sẽ khiến nhiều trẻ bị viêm phổi như 2 trường hợp nêu trên. Theo các bác sĩ nhi khoa, viêm phổi là tình trạng n.hiễm t.rùng bên trong phổi, xuất hiện khi vi khuẩn hay virus mắc kẹt trong cơ quan này. Chúng sinh sôi nảy nở và tạo ra những ổ n.hiễm t.rùng. Vi khuẩn thường gặp nhất là phế cầu khuẩn và một số loại virus khác cũng gây nên bệnh.

Bệnh có thể xuất hiện khi trẻ đang bị một đợt ho hoặc cảm cúm. Lúc này dịch nhầy tiết ra trong phổi trở thành nguồn dinh dưỡng cho vi trùng. Sau vài ngày, vi khuẩn và virus có thể phát triển nhanh chóng, tạo nên những túi phế nang chứa mủ và chất nhầy bị nhiễm khuẩn. Bệnh viêm phổi thường gặp ở t.rẻ e.m dưới 5 t.uổi, nhất là trẻ dưới 2 t.uổi. Vì ở độ t.uổi này, sức đề kháng của trẻ còn yếu.

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm phổi: do vi khuẩn, virus, nấm, hóa chất… Trẻ dưới 5 t.uổi thường bị viêm phổi do vi khuẩn: phế cầu, tụ cầu vàng, liên cầu pyogenes, HiB. Trẻ dưới 2 tháng t.uổi thì ngoài các vi khuẩn như của trẻ dưới 5 t.uổi còn có thể gặp một số vi khuẩn đường ruột như: E.Coli, Proteus… do mẹ truyền qua. Bệnh cũng hay gặp ở trẻ dưới 1 t.uổi, đẻ non, suy dinh dưỡng, trẻ thường xuyên hít phải khói t.huốc l.á ở người lớn; t.uổi đi học mẫu giáo hay nhà trẻ, nơi đông người…

Bệnh viêm phổi thường có một số triệu chứng như: ho, thở nhanh liên tục (thở trên 60 lần/phút với trẻ dưới 2 tháng t.uổi, trên 50 lần/phút đối với trẻ từ 2 tháng – 1 t.uổi hoặc trên 40 lần/phút với trẻ trên 1 t.uổi); thở co rút hõm ức, rút lõm lồng ngực, thở nhanh và thở gắng sức; sốt cao; đau ngực trong lúc ho; nôn, tím tái quanh môi và mặt… Các bác sĩ cũng khuyến cáo, khi gặp những triệu chứng như vừa nêu, phụ huynh nên đưa con đến khám tại các cơ sở y tế uy tín, tuyệt đối không được tự ý điều trị kháng sinh tại nhà. Vì nếu sử dụng sai thuốc hoặc để trẻ bị bệnh lâu ngày mà không chữa trị kịp thời thì dễ xảy ra các biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây t.ử v.ong.

Bác sĩ Vương Quang Thắng, Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Bà Rịa) cho biết, để phòng ngừa bệnh viêm phổi cần chăm sóc sức khỏe cho trẻ từ khi còn thai nhi đến 5 t.uổi. Trong quá trình mang thai, người phụ nữ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho thai nhi để hạn chế tình trạng sinh non và suy dinh dưỡng. Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những người bị nhiễm cảm cúm. Cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, nhất là các thức ăn giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa. Đặc biệt, phụ huynh cần đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch các loại vắc xin như: bạch hầu, ho gà, uốn ván, HIB, cúm phế cầu… vì đây là những loại vắc xin phòng ngừa bệnh viêm phổi ở trẻ.

Chuyên gia, bác sỹ chỉ cách phân biệt người bị cúm thường với người mắc cúm do lây nhiễm virus corona

Giữa thời điểm dịch hoành hành, trang Lá chắn virus Corona của Lotus đã đưa ra cách phân biệt giữa cúm thường với cúm do lây nhiễm virus corona theo tư vấn của bác sĩ.

Tại Livestream Thông tin về Virus Corona, các bệnh hô hấp – Cách phòng ngừa và điều trị được phát trực tiếp trên báo điện tử VTV News, mạng xã hội Lotus và các fanpage khác, theo ThS. BS Bùi Ngọc An Pha (Giám đốc Y khoa, Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng VNVC) cho biết, cả bệnh lý cúm và bệnh lý nhiễm virus corona đều là những bệnh lý về hô hấp, có những triệu chứng gần như giống nhau.

Chẳng hạn, triệu chứng viêm phổi là giống nhau nhưng nguyên nhân gây ra viêm phổi lại khác nhau. Như vậy, với triệu chứng sốt, ho, khó thở thì những triệu chứng này là do virus corona hay do các virus, vi khuẩn viêm đường hô hấp khác thì chúng ta khó có thể biết được.

Đồng tình với quan điểm này, PGS. TS. Trần Đắc Phu (Nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Cố vấn cao cấp Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng VNVC) cho rằng: “Các bệnh liên quan đến đường hô hấp bao giờ cũng có những biểu hiện giống nhau, như ho, sốt là triệu chứng khởi điểm, khó thở…”.

“Việc chẩn đoán và xác định hiện nay vẫn dựa vào việc xét nghiệm virus học. Ta có thể khẳng định rằng chỉ có tiếp xúc với nguồn bệnh thì mới mắc bệnh, vì vậy, muốn khẳng định có bị lây bệnh hay không thì phải có lịch sử di chuyển của người đó, chẳng hạn như có đi từ vùng dịch, có tiếp xúc với người đi từ vùng dịch về, có tiếp xúc với những người bị bệnh hay không?”, PGS. TS. Phu cho biết thêm.

Để phân biệt trường hợp nào là bị cúm thường và trường hợp nào là bị lây nhiễm virus corona thì chúng ta cần xem xét về mặt dịch tễ học.

– Thứ nhất, chúng ta cần tìm hiểu người bệnh có đi đến vùng dịch hay không, cụ thể trong trường hợp này là họ có trở về từ Trung Quốc hay không?

– Thứ hai, người bệnh có tiếp cận với người đã được chẩn đoán hoặc xác định là bị lây nhiễm virus corona hay không?

– Thứ ba, người bệnh có tiếp cận gần với người đã đi từ vùng dịch hay không?

Nếu chỉ có triệu chứng sốt, ho, khó thở thì chưa thể khẳng định được người bệnh đó có nguy cơ lây nhiễm virus corona. Do đó, muốn phân biệt trường hợp nào bị cúm thường và trường hợp nào bị lây nhiễm virus corona thì chúng ta phải dựa vào yếu tố dịch tễ học, không phải dựa vào triệu chứng.

Source (Nguồn): Lá chắn virus Corona, VTV, VNVC

Theo Trí Thức Trẻ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *