Những triệu chứng của ung thư phổi không rõ ràng, vì thế nhiều người vô tình chủ quan bỏ qua, dẫn tới việc chữa trị bị chậm trễ.
Ung thư phổi không phải là căn bệnh do lây nhiễm hay bộc phát tức thì, nó là căn bệnh hình thành sau một thời gian dài các tế bào ung thư sinh sôi và phát triển. Với những tiến bộ y học hiện nay, ung thư phổi không còn là căn bệnh mãn tính không thuốc chữa. Tuy nhiên, tỷ lệ chữa khỏi phụ thuộc rất lớn vào thời điểm phát hiện ung thư.
Do đó, việc phát hiện sớm sẽ làm tăng khả năng chữa khỏi bệnh cao. Vì vậy, nếu thấy những dấu hiệu sau trong khi ngủ, có thể phổi của bạn đã bị tổn thương và có khả năng là ung thư.
Ho dai dẳng
Ảnh: Shutterstock
Ho là triệu chứng phổ biến nhất của cảm lạnh, nhưng khi ho dai dẳng không ngừng thì có thể là do viêm đường hô hấp. Điều đáng nói là nếu tần suất cơn ho xảy ra nhiều trong khi ngủ, bạn cần phải đặc biệt lưu ý. Những tế bào ung thư có thể đã hình thành trong phổi. Do đó, bạn cần đến bệnh viện để kiểm tra chính xác mình có bị ung thư phổi hay không.
Đau ngực
Ảnh: Medicalnewstoday
Đau tức ngực có thể xảy ra khi phụ nữ có k.inh n.guyệt, nhưng nếu triệu chứng này vẫn xuất hiện khi kỳ kinh kết thúc thì cơ thể đang có vấn đề bất ổn. Dù là phụ nữ hay đàn ông, nếu thấy cơn đau ngực kéo dài, không thuyên giảm thì khả năng phổi bị tổn thương rất cao. Vì thế, cách tốt nhất vẫn là đến bệnh viện kiểm tra, tránh trường hợp bỏ lỡ thời gian “vàng”để điều trị ung thư phổi.
Sốt
Ảnh: Healthline
Khi bị sốt thường xuyên vào ban đêm và không có cách nào để thuyên giảm mặc dù đã dùng thuốc hạ sốt, trong trường hợp này một tổn thương nào đó đã xuất hiện trong cơ thể. Sốt đi kèm với những triệu chứng khác như ho, đau tức ngực thì khả năng các tế bào ung thư phổi đang xâm chiếm. Do đó, triệu chứng sốt không được đ.ánh giá thấp, hãy đến bệnh viện càng sớm càng tốt để kiểm tra cơ thể, kịp thời điều trị.
Khó thở
Ảnh: Qz
Phổi là cơ quan quan trọng của đường hô hấp. Vì vậy, khi có triệu chứng khó thở xảy ra, khả năng phổi đã bị tổn thương rất cao. Nếu thường xuyên có cảm giác khó thở xảy ra trong khi ngủ thì cần đặc biệt lưu ý hơn. Chúng ta cần phải cảnh giác với dấu hiệu này để kịp thời ngăn chặn ung thư phổi tiến triển.
Đau vai
Ảnh: Melbournearmclinic
Sau một ngày làm việc mệt mỏi, mọi người thường ít nhiều sẽ cảm thấy vai khó chịu, nhức mỏi không ngừng. Nếu cơn đau vai do mệt mỏi được loại trừ thì bạn cần phải cảnh giác. Một khi ung thư đã hình thành, hàng loạt các cơn đau vai không rõ nguyên nhân ở vai sẽ xảy ra.
5 triệu chứng trên có thể xuất hiện ở giai đoạn đầu của ung thư phổi. Vì vậy, chúng ta cần phải chú ý đến sức khỏe thường xuyên. Nếu nghi ngờ bị ung thư phổi, cách tốt nhất vẫn là đến bệnh viện kiểm tra, tuyệt đối không được trì hoãn trong việc tự ý mua thuốc về nhà uống.
Phan Hằng
Thời điểm không nên tập thể dục gây hại cho sức khỏe
Nhiều người vẫn duy trì việc tập thể dục mặc dù khi đang ốm, mệt mỏi. Tuy nhiên, điều này có thể gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe.
Khi ốm, mệt mỏi, bạn không nên cố gắng tập thể dục sẽ gây hại sức khỏe
Không nên tập thể dục khi đang ốm
Sốt cao: Sốt có thể gây ra các triệu chứng khó chịu như suy nhược, mất nước, đau cơ và chán ăn. Việc bạn tập thể dục khi đang sốt làm tăng nguy cơ mất nước và có thể sốt nặng hơn. Ngoài ra, sốt làm giảm sức mạnh cơ bắp và sức chịu đựng của bạn, làm tăng nguy cơ chấn thương khi tập luyện.
Ho kéo dài: Ho dai dẳng có thể khiến bạn khó thở sâu, đặc biệt là khi nhịp tim của bạn tăng lên trong khi tập thể dục, điều này khiến bạn dễ bị khó thở và mệt mỏi. Vì vậy, không nên tâp luyện khi bị ho dai dẳng. Hơn nữa, khi đến phòng tập, bạn ho có thể phát tán tác nhân gây bệnh ra xung quanh.
Cúm: Cúm là bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng đến hệ hô hấp gây ra các bệnh cảnh từ nhẹ đến nặng như: sốt, ớn lạnh, đau họng, đau nhức cơ thể, mệt mỏi, đau đầu, ho, nghẹt mũi. Cúm có thể gây ra tình trạng sốt khiến người mắc bệnh có nguy cơ mất nước cơ thể, gây nguy hiểm cho cơ thể khi bạn tập thể dục. Bạn tập luyện khi đang bị cúm có thể kéo dài tình trạng bệnh và trì hoãn sự phục hồi của bạn.
Đau dạ dày: Khi bệnh loét dạ dày – tá tràng đang tiến triển, xuất huyết dạ dày, đau nhiều thì không nên tập luyện. Khi bệnh ở giai đoạn ổn định không có triệu chứng đau và rối loạn tiêu hóa, hoặc vết loét đã điều trị liền sẹo thì rất nên tập, để duy trì và nâng cao sức khỏe. Lưu ý tuyệt đối không tập ngay sau khi ăn.
Khi nào vẫn nên duy trì tập thể dục?
Cảm lạnh nhẹ: Đây là tình trạng bạn nhiễm virus vùng mũi và họng. Mặc dù các triệu chứng khác nhau tùy theo từng người, nhưng hầu hết đều gặp các triệu chứng như nghẹt mũi, nhức đầu, hắt hơi và ho nhẹ. Bạn vẫn có thể tập thể dục nếu bạn cảm thấy cơ thể đủ sức hoặc bạn có thể cân nhắc giảm cường độ tập luyện hoặc rút ngắn thời gian tập tùy vào sức khỏe của mình. Nếu tập thể dục khi đang bị cảm lạnh nhẹ, bạn nên che miệng khi hắt hơi hoặc ho để bảo vệ sức khỏe của mình và những người xung quanh.
Viêm mũi: Nghẹt mũi có thể gây cho bạn cảm giác khó chịu. Trên thực tế, tập thể dục có thể giúp mở thông mũi, giúp bạn thở tốt hơn. Hãy cân nhắc xem tình trạng sức khỏe của mình trước khi tập hoặc giảm cường độ và thời gian tập luyện.
Đau họng: Nếu bạn đang bị đau họng nhẹ do cảm lạnh thông thường hoặc dị ứng, bạn có thể tập thể dục an toàn. Nếu có đau họng liên quan đến sốt, ho khan hoặc khó nuốt, bạn nên ngưng tập thể dục. Nếu bạn đang gặp các triệu chứng khác thường liên quan đến cảm lạnh như mệt mỏi và nghẹt mũi, bạn hãy cân nhắc giảm cường độ tập thể dục. Bên cạnh đó, bạn hãy bù nước cho cơ thể bằng nước mát là một cách để làm dịu cơn đau họng trong khi tập thể dục.
Tập thể dục khi bị ốm: Lưu ý quy tắc “trên cổ” và “dưới cổ”
Tập thể dục có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng nếu bạn đang bị ốm, cơ thể sẽ cần được nghỉ ngơi hợp lý đề hồi phục nhanh. Hãy lắng nghe cơ thể, xem xét các triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của bệnh để quyết định có nên tập luyện hay không. Nếu bạn cảm thấy cần một ngày nghỉ ngơi, bỏ qua một hoặc hai buổi tập thể dục cũng sẽ không gây hại gì. Các bệnh thông thường, như cảm lạnh hay cúm, có thể dẫn đến mệt mỏi hoặc mất nước – hai vấn đề cần chú ý khi cân nhắc có nên tập thể dục khi ốm không. Vì tập luyện thể chất có thể làm cho các triệu chứng này tồi tệ hơn.
Tuy nhiên, nếu các triệu chứng của bạn chỉ dừng lại ở “trên cổ”, như sổ mũi hay đau họng, bạn vẫn tiếp tục tập luyện bình thường được. Nhưng hãy điều chỉnh cường độ và phương pháp tập luyện. Nếu bạn có các triệu chứng “dưới cổ”, như tắc nghẽn ngực, ho hoặc đau dạ dày, bạn nên bỏ ý định tập luyện. Bạn cũng nên nghỉ ngơi nhiều hơn khi gặp các triệu chứng khác, như sốt hoặc đau cơ.
Các nhà nghiên cứu ở Australia đã tìm ra bằng chứng cho thấy một số vận động viên vẫn tiếp tục tập thể dục khi bị cúm phát triển thành một dạng hội chứng mệt mỏi mạn tính. Ngay cả sau khi việc nhiễm bệnh đã qua, vận động viên vẫn cảm thấy yếu và mệt mỏi, và một số đã không thể thực hiện việc vận động ở mức độ như trước đây trong nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm. Vì vậy, nếu bạn bị cúm hoặc sốt hoặc đau cơ hoặc yếu, đó là thời điểm không thích hợp để tập thể dục. Ngoài ra, khi cơn sốt giảm, hãy đợi một tuần trước khi quay trở lại tập thể dục. Bắt đầu với đi bộ dài và tăng thời gian tập luyện dần. Nếu cảm thấy tốt hơn, bạn có thể trở lại tập luyện như thường lệ.