Chúng ta đều đã từng nghe qua câu chuyện đáng sợ khi băng vệ sinh bị kẹt lại, rằng bạn có thể sẽ bị hội chứng sốc những độc nếu để nó quá lâu trong “cô bé”.
Nhưng điều gì sẽ thực sự xảy ra khi bạn đến khám bác sĩ để lấy nó ra? Có cách nào để tự mình làm điều này không?
Băng vệ sinh có thể bị kẹt?
Đúng, đây là điều có thể xảy ra với bạn đấy, là điều bình thường và không có gì đáng xấu hổ cả. Thông thường thì mọi người đến thăm khám đều không chú ý đến nguyên nhân có thể chỉ là do một cái băng vệ sinh dạng ống bị bỏ quên. Phần lớn đều than phiền về mùi hôi khó ngửi của dịch â.m đ.ạo.
Rất nhiều người sử dụng cùng một lúc hai cái tampon trong ngày “dâu” ra quá nhiều và họ chỉ lấy ra một tampon mà quên bẵng đi cái còn lại.
Bác sĩ sẽ lấy băng vệ sinh ra bằng cách nào?
Đầu tiên, bạn sẽ được yêu cầu ngồi lên ghế phụ khoa và cởi áo quần phần dưới thắt lưng. Sau đó, bác sĩ hoặc y tá sẽ chèn nhẹ nhàng vào â.m đ.ạo của bạn một cái kẹp mỏ vịt. Thông thường, bạn sẽ thấy luôn được chiếc băng vệ sinh bị kẹt trong đó. Tiếp theo, bác sĩ hoặc y tá chỉ cần dùng một cái kẹp phẫu tích để lấy nó ra.
Đôi khi, băng vệ sinh cũng có thể bị kẹt ở những vị trí trung tâm phía trước cổ tử cung hay bị túi cùng tử cung trực tràng đè bẹp. Trong trường hợp này, họ sẽ lau sơ qua vị trí này bằng gạc khử trùng rồi dùng một cái kẹp phẫu tích dài chuyên dụng gắp lấy phần cuối của băng vệ sinh. Và thế là mọi chuyện sẽ được giải quyết.
Băng vệ sinh bị kẹt có mang lại cảm thấy đau không?
Nếu bạn bị kẹt một cái băng vệ sinh trong một khoảng thời gian thì nó sẽ dẫn đến sự khó chịu nhiều hơn là đau đớn.
Việc lấy băng vệ sinh ra cũng sẽ có một chút không thoải mái khi bác sĩ chèn kẹp vào tuy nhiên bạn sẽ vượt qua điều đó một cách dễ dàng thôi.
Băng vệ sinh có thể lạc chỗ trong cơ thể bạn không?
Điều này hoàn toàn không có khả năng xảy ra. Một cái băng vệ sinh không thể đi lên trên và biến mất tăm vào trong xương chậu hoặc bụng của bạn được do các thành â.m đ.ạo và cổ tử cung đều bị bịt kín.
Nếu bạn muốn tự mình lấy cái tampon ra ngoài. Bạn có thể ngồi lên trên bồn cầu hoặc đứng và gác một chân lên nó.
Đầu tiên hãy rửa sạch tay của bạn. Vạch môi dưới mình ra bằng một tay và chèn vào â.m đ.ạo hai ngón tay. Sau đó, mở rộng hai ngón sao cho khoảng cách giữa chúng xa nhất có thể. Bây giờ. bạn có thể lấy cái băng vệ sinh bị kẹt ra (hoặc kéo sợi chỉ của nó) một cách nhẹ nhàng rồi.
Bạn không cần nhất thiết lúc nào cũng đến gặp bác sĩ cả. Tuy nhiên, nếu bạn đã cố gắng lấy nó ra nhưng vẫn không được thì lúc này hãy đến bệnh viện.
Mặc dù là phần lớn các trường hợp bỏ quên băng vệ sinh đều không mang lại hậu quả nghiêm trọng như hội chứng sốc nhiễm độc, nhưng phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh mà đúng không.
7 sai lầm khi chăm sóc răng miệng khiến hàm răng của bạn bị phá hủy dần theo thời gian
Hãy cố gắng tránh mắc phải những lỗi chăm sóc răng miệng sau đây để yên tâm khoe nụ cười xinh và tự tin khi giao tiếp bạn nhé!
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thống kê, có khoảng 2,4 tỷ người mắc bệnh sâu răng trên toàn thế giới. Trong đó, chúng ta thường mắc phải những lỗi chăm sóc răng miệng rất cơ bản nhưng lại chẳng hề hay biết. Hậu quả là không chỉ mắc bệnh sâu răng mà còn gặp phải một số vấn đề về răng miệng khác.
Dưới đây là một số lỗi chăm sóc răng miệng cơ bản, bạn nên nắm rõ để tìm cách khắc phục ngay!
Bỏ qua mùi hôi từ miệng
Mùi hôi từ miệng của bạn xuất hiện thường có thể là do vệ sinh răng miệng kém hoặc mắc bệnh ở nướu răng. Đôi khi chúng ta không nhận thấy mùi khó chịu của mình nhưng những người khác lại có thể ngửi thấy nó thông qua việc giao tiếp. Trong trường hợp này, có một cách rất dễ dàng để kiểm tra tình trạng hôi miệng là:
– Liếm mặt trong cổ tay của bạn.
– Đợi 5 – 10 giây.
– Ngửi cổ tay xem có thấy mùi hay không.
Uống một thứ gì đó sau khi đ.ánh răng
Bạn cần hiểu rằng, hương vị từ bàn chải đ.ánh răng nên là hương vị cuối cùng trong ngày. Bởi dù là trà hay nước lọc thì bạn cũng không nên uống sau khi đ.ánh răng để tránh gây ảnh hưởng tiêu cực đến hàm răng.
Không đ.ánh răng đủ lâu
Chỉ đ.ánh răng trong khoảng 30 giây thường không mang đến hiệu quả chăm sóc răng miệng nào. Trái lại, bạn nên dành ít nhất 30 giây cho 1 trong 4 góc phần tư khoang miệng của mình. Về cơ bản, đ.ánh răng trong khoảng 2 phút là tốt nhất.
Đ.ánh răng quá mạnh
Khi nói đến việc làm sạch răng, bạn thường nghĩ đến việc chà chúng thật mạnh. Nhưng không may là cách làm này lại gây hại men răng và khiến răng của bạn trở nên nhạy cảm hơn. Vì vậy, bạn cần chọn một chiếc bàn chải đ.ánh răng phù hợp và chú ý đ.ánh răng từ tốn, nhẹ nhàng, tham khảo thêm ý kiến từ nha sĩ.
Đ.ánh răng ngay sau bữa ăn
Việc đ.ánh răng ngay sau bữa ăn có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến men răng của bạn, nhất là một thứ gì đó có tính axit. Do đó, bạn nên tránh đ.ánh răng sau khi ăn trong khoảng 30 phút.
Không thay đổi bàn chải đ.ánh răng định kỳ
Thông thường, nha sĩ sẽ khuyên bạn nên thay đổi bàn chải đ.ánh răng định kỳ 3 tháng/lần. Nếu không, bạn cần thay bàn chải khi phần lông bị sờn. Trong trường hợp này, việc đ.ánh răng sẽ mang đến hiệu quả và mỗi ngóc ngách trong răng cũng sẽ được làm sạch tốt hơn.
Không thay bàn chải mới khi mắc bệnh
Bàn chải đ.ánh răng thường không t.iêu d.iệt vi khuẩn trong khoang miệng nên sau khi khỏi bệnh, bạn nên thay mới bàn chải. Hãy chắc chắn rằng chiếc bàn chải mới không được đặt cạnh những chiếc bàn chải khác trong ngày bạn mắc bệnh.
Source (Nguồn): Brightside
Theo helino