Bạn đọc Trần V.A. (TP HCM) hỏi: “Tôi và vợ (39 và 32 t.uổi) đều đã có con từ lần kết hôn trước. Chúng tôi hiện rất khỏe mạnh nhưng khi “rổ rá cạp lại” thì chờ mãi không thấy tin vui. Có khi nào có thứ gì đó không hợp nhau? Chúng tôi nên giải quyết thế nào?”.
Ảnh minh họa
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thông , Phòng khám Sức khỏe sinh sản Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM, trả lời: Trường hợp của vợ chồng bạn hiện tại được chẩn đoán là “ vô sinh thứ phát” tức là không có khả năng thụ thai mặc dù trước kia đã từng có thai, có con bình thường. Việc tìm nguyên nhân cần được thực hiện càng sớm càng tốt khi hai vợ chồng vẫn còn trong độ t.uổi sinh sản.
Việc cả hai vợ chồng trước kia đã từng có con bình thường, không có nghĩa là một trong hai người hoặc cả hai hiện tại là bình thường về khả năng sinh sản, có thể đã phát sinh vấn đề bất thường được tích lũy trong thời gian qua (do bệnh lý hoặc do lối sống, môi trường sống) gây ra chứng vô sinh hiện tại.
Nhìn bề ngoài (qua các chỉ số cơ thể) hoặc tình trạng sức khỏe nói chung, hoạt động t.ình d.ục tốt… không thể đ.ánh giá khả năng sinh sản mà cần có xét nghiệm chuyên khoa sâu. Cũng không có chuyện “không hợp” mà tự nhiên vô sinh. Tình trạng vô sinh một số trường hợp không rõ nguyên nhân (khoảng 10%) hoặc có nguyên nhân nhưng không thể điều trị.
Vợ chồng bạn cần đến khám sớm tại các khoa vô sinh – hiếm muộn ở các bệnh viện chuyên khoa lớn (như Từ Dũ, Hùng Vương và một số bệnh viện ngoài công lập), các bác sĩ sẽ tư vấn cho vợ chồng bạn các biện pháp hỗ trợ sinh sản phù hợp.
Thu Anh ghi
Thực hư chuyện vô sinh do “không hợp”, “yêu” người khác lại có liền
Tôi và vợ rất đau khổ vì lấy nhau 2 năm chưa có con, dù sức khỏe bình thường. Có người bảo là “không hợp nhau về mặt sinh học”, nếu chia tay, quan hệ với người khác có khi có liền…
Ảnh minh họa
Cặp vợ chồng giấu tên, 30 và 35 t.uổi, TP HCM, hỏi: Chào bác sĩ, tôi và vợ đã đi khám, kiểm tra chức năng sinh sản tại bệnh viện, cả 2 đều bình thường nhưng không hiểu vì sao lấy nhau 2 năm vẫn chưa có con. Tôi có nghe nhiều trường hợp chỉ đơn giản là vợ chồng không “hợp” nhau về sinh học nên chữa kiểu gì cũng không có con, lỡ chia tay, quan hệ với người khác thì cả 2 đều có “tin vui”. Có thật vậy không? Chúng tôi rất đau khổ vì bị gia đình hối thúc, không biết phải làm sao?
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thông, Khoa Sức khỏe sinh sản, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM, trả lời:
Trước nhất về tình trạng của 2 bạn, các bạn phải đi khám ở các bệnh viện chuyên khoa (sản phụ khoa/nam khoa) để khám tổng quát, làm tất cả các xét nghiệm cần thiết để có chẩn đoán chính thức rằng mình có bị vô sinh hay không, chứ không đơn thuần là khám kiểm tra chức năng sinh sản. Nếu quả thật các bạn bị vô sinh nguyên phát, bác sĩ sẽ tư vấn phương án điều trị.
Thống kê cho thấy, tỷ lệ vô sinh – hiếm muộn có xu hướng tăng cao, nhìn chung do nhiều nguyên nhân từ cả nam lẫn nữ: 40% do nam, 40% do nữ, 5-10% do cả hai, còn lại có khoảng 10-15% không tìm được nguyên nhân rõ ràng.
Trong y khoa không có một chẩn đoán bệnh lý nào là “không hợp nhau về sinh học” như các bạn nghe đồn, có chăng là cách dân gian gọi nôm na những trường hợp (hiếm gặp) vợ có tình trạng dị ứng t.inh d.ịch của chồng với triệu chứng khá rõ và cũng dễ chẩn đoán, dễ điều trị.
Quá trình thụ thai có nhiều chi tiết tinh tế và phức tạp, do vậy cho dù cả hai vợ chồng có đời sống chăn gối bình thường, khi khám thấy cơ quan s.inh d.ục cũng bình thường nhưng có một số điều kiện nào đó không hoàn chỉnh thì cũng không thể thụ thai bình thường (ví dụ: sự thông suốt của tử cung- vòi trứng, sự rụng trứng, chất lượng của trứng, chất lượng và số lượng t.inh t.rùng…)
Vợ chồng bạn còn trong độ t.uổi sinh đẻ tốt, nên bình tĩnh cùng nhau đi khám và tìm phương án giải quyết. Tự kết luận là “không hợp nhau về sinh học” để nghĩ đến việc chia tay là điều vô căn cứ , gây tổn thương tình cảm vợ chồng.
Chúc vợ chồng bạn thành công.
Anh Thư ghi
Theo nguoilaodong