Những người ‘mang bệnh thầm lặng’ lây lan virus corona thế nào?

Những người mắc Covid-19 nhưng không xuất hiện triệu chứng có thể truyền virus cho những người khỏe mạnh và khiến nỗ lực kiểm soát dịch trở nên khó khăn hơn.

Hồi tháng 2, truyền thông Trung Quốc xôn xao trước trường hợp một nữ bệnh nhân mắc Covid-19 nhưng không xuất hiện bất cứ triệu chứng nào trong suốt hơn 1 tháng. Do không biết mình mang virus, cô gái này lây bệnh cho 5 người thân.

Theo SCMP, đây có thể chỉ 1 trong hơn 43.000 trường hợp “mang bệnh thầm lặng” ở Trung Quốc tính tới cuối tháng 2.

Những người này không xuất hiện triệu chứng bệnh tức thì. Tình trạng này được gọi là “nhiễm bệnh không có triệu chứng”. Họ được cách ly và theo dõi nhưng không được thống kê vào danh sách 80.000 ca mắc Covid-19 ở tại Trung Quốc vào thời điểm đó.

Thống kê của chính phủ Trung Quốc cho thấy số ca mắc Covid-19 nhưng không có triệu chứng có thể chiếm tới 1/3 ca bệnh. (Ảnh: Reuters)

Các nhà khoa học hiện vẫn chưa thể ước đoán về nguy cơ lây lan virus của các bệnh nhân “mang bệnh thầm lặng” trên. Một bệnh nhân mắc Covid-19 thường xuất hiện triệu chứng bệnh trong 5 ngày, có dù thời gian ủ bệnh có thể kéo dài đến 3 tuần.

Các trường hợp “giấu triệu chứng” này đang làm phức tạp thêm các kế hoạch đối phó với Covid-19 ở nhiều quốc gia.

Một trở ngại khác là các nước đếm số ca nhiễm bệnh khác nhau. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phân loại tất cả những người có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2 đều được xác nhận là mắc Covid-19 bất kể họ có xuất hiện triệu chứng hay không. Hàn Quốc cũng đi theo khái niệm tương tự.

Nhưng Trung Quốc thay đổi cách đếm số bệnh nhân vào ngày 7/2. Họ chỉ tính những người có triệu chứng là các trường hợp nhiễm bệnh dù sau đó đã đổi lại cách tính tới 2 lần.

Mỹ, Anh, Italy không kiểm tra những người có triệu chứng, ngoài các nhân viên bị phơi nhiễm thời gian dài với virus.

Hàn Quốc vẫn chưa thể khống chế được dịch Covid-19.

Việc Hàn Quốc và Trung Quốc quyết định xét nghiệm bất cứ ai tiếp xúc gần với bệnh nhân, bất kể người đó có triệu chứng hay không có thể là một trong những lý do khiến họ phần nào kiểm soát được sự lây lan của dịch bệnh. Hong Kong cũng đang tính xét nghiệm cho các du khách tới thành phố này ngay cả khi họ không có triệu chứng.

Ở thái cực ngược lại, tại Âu-Mỹ, các quốc gia không mạnh tay và quyết liệt trong việc xét nghiệm đều đang chứng kiến mức tăng chóng mặt của các ca nhiễm.

“Không phải người Mỹ nào cũng cần xét nghiệm. Khi bạn tới bệnh viện xét nghiệm, bạn sẽ phải dùng thiết bị bảo hộ, khẩu trang, găng tay, vốn được ưu tiên cho nhân viên y tế đang chăm sóc những người nhiễm virus”, Anthony Fauci, Giám đốc Viện Các bệnh Truyền nhiễm và Dị ứng Quốc gia Mỹ nói trong cuộc họp báo hôm 11/3.

Giới chức y tế bang New York, California mới đây công bố các hướng dẫn mới. Theo đó, sẽ không có chuyện xét nghiệm trên diện rộng mà ưu tiên cho các nhân viên y tế và các trường hợp bệnh nghiêm trọng để tiết kiệm các bộ dụng cụ xét nghiệm và thiết bị bảo hộ. Nhiều địa phương khác cũng có quyết định tương tự.

“Vào thời điểm khẩu trang và thiết bị bảo hộ đang trở nên khan hiếm, mỗi khi làm xét nghiệm không cần thiết cho một người, chúng ta đang tước đi công cụ sinh tồn của các nhân viên làm việc tại phòng chăm sóc đặc biệt”, Demetre Daskalakis, một quan chức y tế New York cho hay.

Tuy nhiên, nhiều quốc gia khác đang dần thay đổi quan điểm hạn chế xét nghiệm khi số ca nhiễm nhảy vọt từng ngày.

Video: Vì sao bệnh nhân mắc Covid-19 thứ 100 vẫn đi lễ 60 lần sau khi từ Malaysia về?

Chạm tay vào t.iền, thẻ tín dụng có nguy cơ lây nhiễm Covid-19?

Nhiều người lo lắng về việc chạm tay vào t.iền, thẻ tín dụng có thể khiến lây nhiễm Covid-19. Vậy thực hư của thông tin này như thế nào?

Ảnh minh họa: Internet

Nguồn: Tổ chức Y tế thế giới – Bộ Y tế

HÒA THUẬN

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *