Một khi có vấn đề ở phổi, bạn sẽ bị ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thể chất, thậm chí có thể đe dọa tính mạng.
Phổi là bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống hô hấp của con người. Vai trò chủ yếu của phổi là trao đổi các khí – đem oxy từ không khí vào tĩnh mạch phổi và đưa dioxit cacbon từ động mạch phổi ra ngoài. Ngoài ra, phổi cũng có một số khả năng thứ yếu khác, giúp chuyển hóa một vài chất sinh hóa, lọc một số độc tố trong m.áu. Phổi cũng là một nơi lưu trữ m.áu.
Một khi có vấn đề ở phổi, bạn sẽ bị ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thể chất, thậm chí có thể đe dọa tính mạng. Đối với những người thường xuyên hút thuốc và tiếp xúc với khí độc hại, chức năng phổi của họ cũng tương đối kém. Do đó, trong cuộc sống hàng ngày, mọi người cần chú ý đến sức khỏe phổi.
Một khi cơ thể xuất hiện 4 dấu hiệu dưới đây, chứng tỏ phổi của bạn đang “kêu cứu”.
1. Dung tích phổi bị suy giảm
Dung tích phổi là thể khí (O2) trong phổi khi hít vào hết sức, trên lâm sàng cho thấy dung tích phổi là tiêu chuẩn để đ.ánh giá sức khỏe của phổi, dung tích phổi càng lớn, chức năng phổi càng khỏe mạnh. Ngoài việc sử dụng thiết bị chuyên nghiệp để kiểm tra dung tích phổi, trong cuộc sống hàng ngày bạn cũng có thể tự kiểm tra dung tích phổi.
Sau khi chúng ta hít một thơi thật sâu và bắt đầu tính thời gian, nếu có thể giữ (nín thở) được trong 40 giây, chứng tỏ phổi khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu bạn không thể giữ được khoảng 20 giây, điều đó có nghĩa là chức năng phổi của bạn tương đối kém. Hoặc so với trước đây, thời gian nín thở càng ngắn, càng chứng tỏ chức năng phổi suy giảm.
2. Ho
Ho là một phản ứng căng thẳng của hệ hô hấp, thông qua ho có thể làm sạch các dị vật bên trong đường hô hấp. Vì vậy, khi có bệnh về đường hô hấp, triệu chứng điển hình nhất là ho.
Ho là một phản ứng căng thẳng của hệ hô hấp, thông qua ho có thể làm sạch các dị vật bên trong đường hô hấp.
Sau khi dị vật xâm nhập vào phổi, đồng thời sẽ xuất hiện triệu chứng ho, đặc biệt là giai đoạn đầu của ung thư phổi chủ yếu là “ho lâu dài”. Ho do bệnh phổi mãn tính rất khác biệt so với ho ở các bệnh thông thường, các bệnh thông thường sau khi dùng thuốc, các triệu chứng được cải thiện.
Nếu ho kéo dài, bệnh phát triển còn kèm theo xuất hiện đờm, trong đờm có m.áu hoặc ho ra m.áu, điều này chứng tỏ phổi đã bị tổn thương nghiêm trọng.
3. Thay đổi màu môi
Phổi là một kênh quan trọng để cơ thể con người hít thở oxy. Khi có vấn đề ở phổi, trước tiên nó sẽ ảnh hưởng đến chức năng hô hấp, cung cấp oxy m.áu trên toàn cơ thể không đủ và kết quả là màu m.áu sẽ thay đổi, ví dụ có màu đỏ sẫm hoặc màu đỏ nhạt… đều là những tín hiệu bất thường.
Khi cơ thể thiếu oxy trầm trọng, phần môi sẽ xuất hiện màu xanh tím, trên lâm sàng còn gọi là “tím tái”. Do đó, kiến nghị mọi người nên đến bệnh viện kiểm tra phổi khi thấy xuất hiện tình trạng trên.
Khi cơ thể thiếu oxy trầm trọng, phần môi sẽ xuất hiện màu xanh tím, trên lâm sàng còn gọi là “tím tái”.
4. Đau ngực
Trong khoang ngực chủ yếu có phổi, tim và một số cơ quan khác. Phổi sau khi bị bệnh, bệnh nhân có thể sẽ có triệu chứng như đau tức ngực. Bệnh không ngừng phát triển, cảm giác đau tức ngực cũng ngày càng dữ dội hơn.
Nếu bị viêm phổi, ngoài các triệu chứng như đau ngực, bệnh nhân cũng bị ho, sốt… Còn nếu là ung thư phổi, cơn đau ở giai đoạn đầu không rõ ràng, khi ung thư ở giai đoạn giữa và đã xâm lấn đến cơ hoành và các mô cơ xung quanh, cơn đau sẽ dần trở nên rõ ràng hơn.
4 biểu hiện bất thường ở trên có thể là do giảm chức năng phổi và các bệnh về phổi. Đối với những người thường xuyên hút t.huốc l.á hoặc có t.iền sử gia đình mắc bệnh ung thư phổi, việc kiểm tra sức khỏe phổi là cần thiết. Một khi phổi bị tổn thương cần phải được điều trị nghiêm ngặt theo khuyến nghị của các bác sĩ để tránh bệnh tình nghiêm trọng hơn.
4 thói quen cần có ở t.uổi 30 để có sức khỏe cường tráng
Khi đến t.uổi 30, những gì chúng ta cần làm là quan tâm hơn đến cả sức khỏe thể chất và tinh thần. Hình thành, duy trì một số thói quen sẽ mang lại nhiều lợi cho hiện tại và nhiều năm sau.
Nếu những năm 20 t.uổi bạn không tập nhiều các bài sức mạnh thì sau 30 t.uổi là thời điểm rất cần thiết để tập – Ảnh minh họa: Shutterstock
Ở những năm 30 t.uổi, mọi người cần phát triển những thói quen sức khỏe sau, theo Pop Sugar.
1. Ăn uống cân bằng
Ăn uống lành mạnh là điều rất cần thiết khi bước vào những năm 30 t.uổi. Nếu bạn chia đĩa thức ăn ra làm 4 phần thì 2 phần sẽ là rau củ và trái cây, phần lớn phải là loại không có tinh bột.
Hai phần còn lại thì một nửa là thịt nạc giàu protein, một nữa là các loại carb lành mạnh như gạo lứt, khoai, yến mạch, các chuyên gia khuyến cáo.
2. Tăng khối lượng cơ
Ở những năm 30 t.uổi, chúng ta có thể chưa phải đối mặt với tình trạng suy giảm khối lượng cơ như người già. Tuy nhiên, việc chăm sóc cơ bắp nên bắt đầu ngay từ lúc này, theo Pop Sugar.
Nếu không kết hợp giữa chế độ ăn phù hợp với tập luyện thể thao thường xuyên thì khối lượng cơ có thể bị giảm ngay từ những năm 30 t.uổi. Tất nhiên, tốc độ mất cơ trong giai đoạn này là chậm.
3. Tập thêm các bài sức mạnh
Nếu những năm 20 t.uổi bạn không tập nhiều các bài sức mạnh thì sau 30 t.uổi là thời điểm rất cần thiết để tập, huấn luyện viên cá nhân người Mỹ Mauro Maietta cho biết.
Với nam giới, tập các bài sức mạnh như nâng tạ, ngồi xổm sẽ giúp duy trì và phát triển cơ bắp. Với phụ nữ, tập luyện đều đặn sẽ giúp ngăn ngừa sớm bệnh loãng xương, bệnh sarcopenia gây rối loạn và giảm khối lượng cơ cùng nhiều vấn đề sức khỏe khác liên quan đến lão hóa.
4. Cân bằng chế độ tập
Không ít người khi vào phòng gym luôn tập những bài họ thích và tránh những bài họ không thích. Ví dụ, một người thích các bài tăng cơ bắp như nâng tạ ngực, vai và ghét những bài cardio như chạy bộ.
Những bài tập nâng tạ sẽ giúp tăng sức mạnh, các bài cardio chạy bộ giúp tăng sức bền. Mỗi hình thức tập đều mang lại những lợi ích sức khỏe riêng. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo nên có chế độ tập cân bằng, bao gồm cả sức mạnh và cardio, theo Pop Sugar.
Theo thanhnien