Cứ 4 người mắc thì có 1 người c.hết vì bệnh tim: Thay đổi ngay chế độ ăn để bảo vệ bản thân và gia đình!

Muốn có một trái tim khỏe mạnh, bạn cần quan tâm hơn tới chế độ ăn uống của mình. Làm thế nào để cắt giảm bớt lượng calo hấp thụ mỗi ngày hay hấp thụ bao nhiêu là tốt cho sức khỏe?

Những kết quả nghiên cứu dưới đây sẽ giúp bạn định hình lại chế độ ăn uống mỗi ngày.

Theo một nghiên cứu mới công bố trên tạp chí The Lancet Dzheim & Endocrinology, việc cắt giảm 300 calo từ chế độ ăn uống hàng ngày có thể giúp ích rất nhiều cho sức khỏe tim mạch của bạn, ngay cả khi cân nặng của bạn ở mức khỏe mạnh.

Việc hạn chế calo như vậy có thể đạt được thông qua các cách nhịn ăn gián đoạn hoặc không ăn đồ tráng miệng.

Trong vòng 2 năm, những người tham gia nghiên cứu về chế độ ăn kiêng hạn chế calo đã giảm được huyết áp và các cholesterol xấu (LDL), cũng như nhận thấy nồng độ triglyceride – một loại chất béo trong m.áu – giảm đến 24%. Tiến sĩ William Kraus – Giáo sư nổi tiếng tại Đại học Y khoa Duke (Mỹ) kiêm tác giả chính của nghiên cứu – cho biết, việc giảm 300 calo mỗi ngày liên quan đến việc cắt giảm lượng calo trung bình thu được từ những người tham gia nghiên cứu.

“Tập thể dục và ăn kiêng là hai biện pháp ảnh hưởng sâu sắc và dễ nhất mà chúng ta có thể thực hiện để làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch”, ông cho biết.

“Tập thể dục và ăn kiêng là hai biện pháp ảnh hưởng sâu sắc và dễ nhất mà chúng ta có thể thực hiện để làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch”.

Làm thế nào để hạn chế calo và có thể bảo vệ tim bạn?

Nghiên cứu này có sự tham gia của 218 người trưởng thành khỏe mạnh trong độ t.uổi 21-50, tại 3 trung tâm lâm sàng trên khắp Hoa Kỳ. Từ năm 2007 đến 2010, 143 người trong số họ được chỉ định ngẫu nhiên để bắt đầu chế độ ăn kiêng hạn chế 25% calo – nghĩa là họ đã cố gắng cắt giảm 25% những gì họ thường tiêu thụ, trong khi 75 người còn lại vẫn ăn uống tự do.

Dù những người tham gia chỉ giảm 11,9% lượng calo chứ không đạt đến 25% như dự kiến nhưng các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng họ đã giảm được 297 calo, từ 2.467 calo xuống còn 2.170 calo.

Với mỗi nhóm, các nhà nghiên cứu cũng theo dõi chặt chẽ nồng độ cholesterol, huyết áp và chất béo trung tính của từng người trưởng thành trong khoảng thời gian 2 năm. Đây là những yếu tố có thể ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Hướng dẫn chế độ ăn uống 2015-2020 của Hoa Kỳ lưu ý rằng phụ nữ trưởng thành cần khoảng 1.600-2.400 calo/ngày và đàn ông trưởng thành cần khoảng 2.000 đến 3.000, tùy thuộc vào độ t.uổi, chiều cao, cân nặng và mức độ hoạt động thể chất.

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, mỗi năm có khoảng 610.000 người c.hết vì bệnh tim, với tỷ lệ cứ 4 người mắc bệnh thì có 1 người c.hết.

Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy, mức cholesterol toàn phần và cholesterol LDL của nhóm hạn chế calo đã giảm đáng kể sau 1 năm và tiếp tục duy trì trong vòng 2 năm. Ngược lại, những thay đổi ở nhóm thực hiện chế độ ăn bình thường là rất nhỏ.

Ngoài ra, họ cũng để ý thấy dấu hiệu giảm huyết áp đã xuất hiện trong nhóm hạn chế calo từ 6 tháng đầu. Kết quả này ngày càng rõ nét hơn sau 1 năm và tiếp tục duy trì trong suốt thời gian còn lại của nghiên cứu.

Đây là nghiên cứu đầu tiên tìm hiểu về tác động tiềm tàng của việc hạn chế calo đối với sức khỏe tim mạch của thanh niên và người trung niên khỏe mạnh, không bị béo phì.

Hướng dẫn chế độ ăn uống 2015-2020 của Hoa Kỳ lưu ý rằng phụ nữ trưởng thành cần khoảng 1.600-2.400 calo/ngày và đàn ông trưởng thành cần khoảng 2.000 đến 3.000, tùy thuộc vào độ t.uổi, chiều cao, cân nặng và mức độ hoạt động thể chất.

Tiến sĩ Subbarao Myla – Giám đốc của Phòng thí nghiệm Cardiac Cath tại Bệnh viện Hoag Memorial (Mỹ) – nói: “Những gì sẽ xảy ra đối với các tình nguyện viên sau 2 năm tham gia nghiên cứu sẽ rất thú vị, dù họ có còn ăn kiêng hay không”.

Theo TS. Myla, những người tham gia đều được tư vấn tâm lý để giúp họ tuân thủ chế độ ăn kiêng trong quá trình nghiên cứu. “Chế độ ăn kiêng tập trung kiểm soát hai yếu tố – những gì bạn đặt vào đĩa và những gì bạn thực sự ăn”, ông cho biết. “Việc có người hướng dẫn, giám sát, thúc giục bạn là rất quan trọng nếu muốn thay đổi”.

Dù vậy, nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế, chẳng hạn như việc cần nhiều nghiên cứu hơn để xác định liệu kết quả này có được duy trì nếu tiến hành trong thời gian lâu hơn hay với những nhóm người lớn t.uổi hơn. Ngoài ra, nghiên cứu không bao gồm các phép đo lâm sàng về xơ vữa động mạch hoặc tích tụ mảng bám trong động mạch ở người trưởng thành.

“Tất cả những điều này sẽ chẳng có tác dụng gì nếu họ không kiểm soát được hoạt động thể chất của mình”, TS. Myla đề cập đến tầm quan trọng của việc tập thể dục.

“Lựa chọn thực phẩm được định hình môi trường thực phẩm”

Tiến sĩ Frank Hu – Giáo sư kiêm Trưởng khoa Dinh dưỡng tại Trường Y tế công cộng thuộc Harvard – đã từng viết rằng việc hạn chế calo có thể là một công cụ hữu ích giúp kiểm soát cân nặng và làm chậm quá trình lão hóa, nhưng không có khả năng ngăn ngừa béo phì.

“Bởi vì lựa chọn thực phẩm của mỗi cá nhân được định hình bởi môi trường thực phẩm, khả năng hạn chế calo lâu dài và lợi ích của nó đối với trọng lượng cơ thể có thể bị xem nhẹ”, TS. Hu viết.

“Vì thế, việc cải thiện môi trường thực phẩm bằng cách đưa ra các lựa chọn thực phẩm dễ mua với giá cả phải chăng hơn và giảm thiểu việc sử dụng các thực phẩm đã qua chế biến là điều rất cần thiết”, ông viết.

Cam, quýt có thể phòng ngừa béo phì, bệnh tim và tiểu đường

Các nhà nghiên cứu ở Đại học Western (Canada) mới đây phát hiện nobiletin – một phân tử có trong cam và quýt – có thể đẩy lùi các triệu chứng có hại liên quan đến béo phì, bệnh tim và tiểu đường.

Kết luận trên được rút ra sau khi họ kiểm tra tác động của nobiletin trên đàn chuột được nuôi bằng chế độ ăn giàu chất béo và làm cholesterol cao. Cụ thể, nhóm chuột được cho dùng thêm nobiletin đã trở nên săn thịt hơn, giảm mức độ đề kháng insulin và mỡ trong m.áu so với nhóm chuột vẫn duy trì chế độ ăn nói trên. Kết quả này chứng tỏ nobiletin có thể đảo ngược tất cả triệu chứng tiêu cực do béo phì, thậm chí có thể dùng để đẩy lùi tình trạng tích tụ mảng bám trong động mạch (còn gọi là xơ vữa động mạch).

Ảnh: Healthline

Nhóm nghiên cứu cho rằng phân tử nobiletin có thể đã tác động vào cơ chế kiểm soát sự tích tụ chất béo trong cơ thể. Họ ước lượng tiêu thụ khoảng 2,5 ly nước ép cam, quýt mỗi ngày có thể đảo ngược tình trạng béo phì và phòng ngừa bệnh tim.

Đi bộ nhiều giúp giảm nguy cơ béo phì, bệnh tim và tiểu đường

Đây là kết luận từ hai nghiên cứu vừa được các nhà khoa học Mỹ công bố.

Trong nghiên cứu tại Đại học California-San Diego, nhóm chuyên gia đã theo dõi sức khỏe của 6.000 phụ nữ có t.uổi trung bình là 79. Họ nhận thấy so với những người đi dưới 2.100 bước/ngày, những người đi từ 2.100-4.500 bước/ngày có sức khỏe tốt hơn và giảm đến 38% nguy cơ t.ử v.ong vì bệnh tim. Đáng chú ý, những người đi trên 4.500 bước/ngày giảm 48% nguy cơ t.ử v.ong vì bệnh tim.

Ở nghiên cứu thứ hai, các chuyên gia Đại học Massachusetts tiến hành phân tích dữ liệu vận động của gần 2.000 người (cả nam lẫn nữ) có t.uổi trung bình là 45. Họ phát hiện với mỗi 1.000 bước chân đã đi, người tham gia giảm được 13% nguy cơ béo phì, nhất là ở phụ nữ. Ước tính, những người đi bộ nhiều nhất mỗi ngày giảm 43% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và 31% nguy cơ cao huyết áp so với nhóm đi ít nhất.

Tác giả chính của nghiên cứu -Tiến sĩ Amanda Paluch – cho biết, kết quả này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thường xuyên vận động thể chất để tăng cường sức khỏe tim mạch. Đi bộ là hình thức vận động gần gũi và dễ đo đếm mỗi ngày, thông qua các thiết bị đeo hoặc ứng dụng di động có tính năng đếm bước chân.

AN NHIÊN

Theo Consumeraffairs.com, Daily Mail/baocantho

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *