Kết quả bất ngờ về chênh lệch số ca mắc ung thư phổi ở đàn ông và phụ nữ

Những phụ nữ trong độ t.uổi từ 30 đến 49 hiện đang có số ca chẩn đoán mắc ung thư phổi cao hơn cả đàn ông ở cùng độ t.uổi. Điều bất ngờ là thực trạng này được ghi nhận ở nhiều nước có mức thu nhập cao.

Kết quả này được chỉ ra trong một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí International Journal of Cancer. Mặc dù hút thuốc lá được xem là yếu tố nguy cơ hàng đầu đối với tất cả các loại ung thư phổi, nhưng tác giả lại kết luận rằng, sự khác nhau về thói quen hút thuốc giữa 2 giới lại không quyết định hoàn toàn đến thực trạng vừa được nêu ở trên.

Công trình khoa học này là kết quả hợp tác của các nhà nghiên cứu ung thư đến từ Canada, Pháp và Mỹ. Nhóm tác giả đã tập trung vào phân tích số ca mắc ung thư phổi được chẩn đoán trong cùng 1 năm và cùng 1 quốc gia ở nam và nữ. Số liệu được thu thập trên 40 quốc gia ở 5 châu lục và trong suốt 2 chu kỳ 5 năm từ 1993 đến 2012.

Theo kết quả được công bố bởi nhóm tác giả, số ca mắc ung thư phổi ở nam giới nhìn chung có xu hướng giảm ở tất cả các độ t.uổi và trên mọi quốc gia. Đối với phụ nữ, số ca mắc ung thư phổi có xu hướng giữ nguyên hoặc giảm đi, nhưng ở mức chậm hơn nhiều so với nam giới.

Tỉ lệ mắc ung thư phổi ở đàn ông thường cao hơn phụ nữ vì thói quen hút thuốc. Tuy nhiên, trong các chu kì 5 năm gần đây nhất mà nhóm tác giả phân tích, số ca mắc ở phụ nữ độ t.uổi 30-49 lại cao hơn giới còn lại trên 6 quốc gia: Canada, Đan mạch, Đức, New Zealand, Hà Lan và Mỹ.

“Nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng này chính là sự gia tăng các ca mắc ung thư biểu mô tuyến, một loại ung thư phổi thường thấy những người hút thuốc. Đồng thời, cũng là loại ung thư phổi phổ biến nhất ở những người không hút thuốc, đặc biệt là các phụ nữ trẻ” – TS Jemal, đại diện nhóm nghiên cứu cho biết.

Chuyên gia này phân tích rõ hơn: “Ngày càng có nhiều phụ nữ hút thuốc, kể từ khi các loại t.huốc l.á đầu lọc trở nên phổ biến. T.huốc l.á đầu lọc làm tăng nguy cơ mắc ung thư biểu mô tuyến ở phổi vì khiến khói thuốc được đưa đến các phần bên ngoài của phổi. Bên cạnh đó, phụ nữ còn có các yếu tố nguy cơ liên quan đến di truyền khiến họ dễ mắc ung thư phổi hơn so với nam giới”.

Minh Nhật

Phương pháp tầm soát ung thư phổi chỉ cần xét nghiệm m.áu đơn giản

Các nhà nghiên cứu Israel đã phát triển một phương pháp mới giúp phát hiện nguy cơ ung thư phổi bằng cách kiểm tra ADN của bệnh nhân với một xét nghiệm m.áu đơn giản.

Theo nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí khoa học của Viện Nghiên cứu ung thư quốc gia, các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu khoa học Weizmann (WIS) và các đối tác Anh đã đưa ra một phương pháp tầm soát ung thư phổi mới dựa vào kết quả xét nghiệm m.áu. Phương pháp này giúp đ.ánh giá khả năng phản ứng với những tổn thương ADN của các tế bào.

Phương pháp mới dựa vào đ.ánh giá điểm “chữa lành ADN” trong mỗi bệnh nhân- tổng điểm cho hoạt động của 3 loại enzyme chữa lành ADN, mà các tế bào sử dụng khi phản ứng trước những tổn thương ADN. Các mức điểm thấp cảnh báo nguy cơ ung thư phổi cao và có thể dẫn tới t.ử v.ong vì ung thư.

Theo các nhà khoa học Israel, ngày nay, các phương pháp tầm soát chủ yếu dựa trên việc xác định các cá nhân có nguy cơ ung thư, với các tiêu chí như t.uổi tác và thói quen hút t.huốc l.á. Tuy nhiên, việc chỉ dựa vào hai yếu tố nguy cơ kể trên là chưa đủ. Việc tầm soát ngăn ngừa ung thư trong một nhóm đối tượng như vậy có thể bỏ sót nhiều trường hợp khác. Hơn nữa, những cá nhân không thực sự trong diện tầm soát ung thư vì thế sẽ không được cảnh giác về sự nguy hiểm, dẫn tới tình trạng tìm đến các phương thức điều trị khi đã muộn.

Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học đ.ánh giá 150 cá nhân với các tế bào ung thư phổi và 143 người khỏe mạnh có kiểm soát, tính toán khả năng chữa lành ADN của những người tham gia dựa trên các cấp hoạt động m.áu của 3 enzyme kể trên – khả năng này được tính toán theo đơn vị điểm số. Kết quả cho thấy điểm số của nhóm đối tượng có tế bào ung thư thấp hơn điểm của nhóm khỏe mạnh có kiểm soát, cho thấy hoạt động của các enzyme có thể là chỉ dấu sinh học quan trọng phản ánh nguy cơ ung thư phổi và hoàn toàn độc lập với thói quen hút thuốc.

Hơn nữa, các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra mức điểm số chữa lành ADN thấp cũng phản ánh nguy cơ ung thư cao gấp 5 lần so với việc tầm soát chỉ dựa trên độ t.uổi và thói quen hút thuốc. Điểm chữa lành thấp cũng giúp giải thích tại sao có những người không hút thuốc cũng mắc ung thư phổi, do đó giúp phát triển những tiêu chuẩn thăm khám để phát hiện sớm ung thư. Những kết quả này cũng sẽ giúp cải thiện hiệu quả của tầm soát ung thư và giúp các bệnh nhân có nguy cơ cao sớm được chẩn đoán và điều trị.

Dữ liệu điểm số chữa lành ADN cũng có thể giúp ích trong việc tìm liệu trình điều trị phù hợp với cơ thể từng bệnh nhên và giúp bác sĩ sự đoán phản ứng của các bệnh nhân với phương pháp trị liệu miễn dịch.

Lê Ánh

Theo TTXVN

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *