Các phòng xét nghiệm phải tuân thủ quy trình, phương pháp xét nghiệm theo hướng dẫn của nhà sản xuất sinh phẩm chẩn đoán, khuyến cáo của WHO/USCDC; đảm bảo chất lượng xét nghiệm và an toàn sinh học.
Tiến hành xét nghiệm xác định virus SARS-CoV-2 bằng máy sinh học phân tử Realtime PCR tự động tại thành phố Hải Phòng. (Ảnh: TTXVN phát)
Ngày 22/3, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 1282/QĐ-BYT Về việc ban hành “Hướng dẫn tạm thời việc xét nghiệm COVID-19.”
Đây là tài liệu hướng dẫn được áp dụng tại các cơ sở có phòng xét nghiệm trên toàn quốc, nhằm thực hiện chẩn đoán nhiễm virus SARS-CoV-2; giám sát dịch tễ học bệnh COVID-19.
Theo Bộ Y tế, COVID-19 là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm A do virus SARS-CoV-2 gây ra. Bệnh lây truyền từ người sang người. Thời gian ủ bệnh trong khoảng 14 ngày.
Người mắc bệnh có triệu chứng viêm đường hô hấp cấp tính sốt, ho, khó thở, có thể dẫn đến viêm phổi nặng, suy hô hấp cấp và t.ử v.ong, đặc biệt ở những người có bệnh lý nền, mạn tính.
Một số người nhiễm virus SARS-CoV-2 có thể có biểu hiện lâm sàng nhẹ không rõ triệu chứng nên gây khó khăn cho việc phát hiện. Đến nay, bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắcxin phòng bệnh.
Yêu cầu đối với các phòng xét nghiệm
Theo hướng dẫn, các phòng xét nghiệm phải tuân thủ quy trình, phương pháp xét nghiệm theo hướng dẫn của nhà sản xuất sinh phẩm chẩn đoán, khuyến cáo của WHO/USCDC; đảm bảo chất lượng xét nghiệm và an toàn sinh học.
Các kỹ thuật xét nghiệm bao gồm xét nghiệm sinh học phân tử (Realtime RT-PCR) để phát hiện ARN của virus SAR-CoV-2 trong bệnh phẩm đường hô hấp; xét nghiệm nhanh đối với bệnh phẩm đường hô hấp, m.áu; xét nghiệm miễn dịch học (ELISA…) đối với bệnh phẩm đường hô hấp, m.áu.
Tiến hành xét nghiệm xác định virus SARS-CoV-2 bằng máy sinh học phân tử Realtime PCR tự động tại thành phố Hải Phòng. (Ảnh: TTXVN phát)
Đối với phòng xét nghiệm khẳng định cần có cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phù hợp để thực hiện xét nghiệm Realtime RT-PCR. Cán bộ xét nghiệm được tập huấn về kỹ thuật xét nghiệm và an toàn sinh học.
Phòng xét nghiệm đảm bảo an toàn sinh học cấp 2 hoặc có phòng tách mẫu áp lực âm. Được Viện Vệ sinh dịch tễ hoặc Viện Pasteur theo phân vùng phụ trách đ.ánh giá xác nhận đủ năng lực xét nghiệm khẳng định.
Đối với phòng xét nghiệm sàng lọc cần có đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, phù hợp với các kỹ thuật xét nghiệm sử dụng.
Cán bộ xét nghiệm được tập huấn về kỹ thuật xét nghiệm và an toàn sinh học.
Có đủ các dụng cụ phòng hộ cho người làm xét nghiệm, đảm bảo an toàn cho người xét nghiệm.
Các phòng xét nghiệm có thể được bố trí cố định tại cơ sở xét nghiệm hoặc lưu động để phù hợp với yêu cầu triển khai công tác xét nghiệm. Các phòng xét nghiệm lưu động bố trí trang thiết bị tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng xét nghiệm.
Danh sách các phòng xét nghiệm được Bộ Y tế cho phép xét nghiệm khẳng định mắc COVID-19:
1. Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương;
2. Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh;
3. Viện Pasteur Nha Trang;
4. Viện Vệ sinh dịch Tễ Tây Nguyên;
5. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội;
6. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng;
7. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Cần Thơ;
8. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Yên Bái;
9. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Lào Cai;
10. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh;
11. Bệnh Viện Bệnh nhiệt đới Trung ương;
12. Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh;
13. Bệnh viện Chợ Rẫy;
14. Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên;
15. Bệnh viện Trung ương Huế;
16. Bệnh viện Nhi Trung ương;
17. Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ;
18. Bệnh viện Bạch Mai;
19. Bệnh viện Nhi đồng 1;
20. Viện Y học dự phòng quân đội;
21. Trung tâm nhiệt đới Việt Nga;
22. Bệnh viện Trung ương quân đội 108./.
Chẩn đoán mắc COVID-19: Những ai cần làm xét nghiệm?
Việc xét nghiệm chẩn đoán người mắc COVID-19 được thực hiện cho những đối tượng cụ thể nào?
Xét nghiệm là một trong những hoạt động quan trọng nhằm phát hiện sớm và xác định các tác nhân gây bệnh. Trước việc dịch bệnh COVID-19 đang lây lan trong cộng đồng, nhiều người khi có những triệu chứng sốt, ho, nghi ngờ mắc bệnh thường có tâm lý muốn xét nghiệm để yên tâm.
Trước thắc mắc của nhiều người dân việc xét nghiệm COVID-19 được thực hiện cho những đối tượng cụ thể nào, BS Nguyễn Thanh Trường, BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM, đã có những giải đáp cho những thắc mắc xung quanh về vấn đề này.
Chẩn đoán mắc COVID-19 bằng cách nào?
Hiện nay dịch bệnh COVID-19 do chủng Corona virus mới gọi là SARS-CoV-2 gây ra, để xét nghiệm khẳng định bệnh, người bệnh sẽ được lấy mẫu tiến hành xét nghiệm Realtime RT-PCR. Đây là xét nghiệm giải trình tự gen. Nếu kết quả dương tính thì có thể khẳng định bệnh nhân có nhiễm SARS- CoV-2.
Xét nghiệm COVID-19 hiện tại không cần thực hiện đại trà. Ảnh: Internet
Ai cần được thực hiện xét nghiệm mắc COVID-19?
Hiện nay, với giai đoạn bệnh đang xuất hiện trong cộng đồng nhưng chưa lây lan rộng thì mục tiêu thực hiện xét nghiệm là phát hiện sớm các trường hợp bệnh mới trong cộng đồng. Do đó, việc chỉ định xét nghiệm cũng sẽ thay đổi theo từng thời điểm.
Đến nay, các trường hợp được chỉ định xét nghiệm bao gồm:
– Trường hợp nghi ngờ theo đúng tiêu chuẩn chẩn đoán của Bộ Y tế gồm các trường hợp có triệu chứng nghi ngờ và có yếu tố dịch tễ nguy cơ nhiễm bệnh.
– Trường hợp viêm phổi nặng mà không lý giải được với các nguyên nhân khác.
– Trường hợp xuất hiện chùm ca bệnh trong cộng đồng thì Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP sẽ xác định những ca bệnh này có cần xét nghiệm để thực hiện giám sát sớm trong cộng đồng hay không.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, do bệnh COVID-19 bắt đầu xuất hiện trong cộng đồng nên có thể xét nghiệm tất cả đối tượng tiếp xúc gần với trường hợp nhiễm bệnh COVID-19 mà không đợi đến khi có xuất hiện triệu chứng.
Đối với thắc mắc xét nghiệm chỉ thực hiện cho các đối tượng này mà không thực hiện đại trà, trong khi Việt Nam có khả năng sản xuất được 10.000 bộ Kit xét nghiệm mỗi ngày, BS Trường cho hay hiện nay, chưa có phác đồ điều trị đặc hiệu COVID-19 nên thực hiện xét nghiệm đại trà khẳng định dương tính để giúp điều trị vẫn chưa cần thiết lắm.
Mục tiêu chính của xét nghiệm là phát hiện sớm người bệnh, giám sát chặt chẽ nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan trong cộng đồng và nhanh chóng dập dịch. Những chỉ định xét nghiệm được thực hiện và cung cấp cho cơ quan y tế những bằng chứng nhằm ngăn chặn và giám sát dịch lây lan trong cộng đồng.
“Xét nghiệm đại trà, làm theo yêu cầu là không cần thiết vì những trường hợp chỉ định xét nghiệm đã bao phủ các chỉ định để có thể phát hiện rất sớm ca bệnh xuất hiện. Mặc dù Việt Nam đã có đủ sức, khả năng thực hiện nhiều xét nghiệm nhưng việc thực hiện xét nghiệm đại trà không có ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay do chúng ta đang ưu tiên tập trung cho công tác phòng, chống dịch” – BS Trường cho biết.
Cũng theo BS Trường, hiện tại COVID 19 là bệnh dịch mới nổi, nên kinh phí thực hiện xét nghiệm theo đúng chỉ định thì sẽ do kinh phí chống dịch chi trả.
Trường hợp người đang còn trong thời gian cách ly, nếu kết quả xét nghiệm âm tính thì vẫn tiếp tục cách ly cho đủ thời gian 14 ngày. Trong quá trình 14 ngày, nếu xuất hiện triệu chứng nghi ngờ sẽ được làm xét nghiệm để kiểm tra khẳng định có dương tính hay không. Tuy nhiên, nếu kết quả xét nghiệm là âm tính nhưng vẫn còn trong thời gian 14 ngày thì những trường hợp này vẫn bắt buộc phải cách ly đúng thời gian quy định.
HOÀNG LAN